Mối quan hệ giữa ba nhánh quyền lực

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập Hiến pháp Việt Nam (Trang 76 - 79)

2.3.1. Mối quan hệ giữa quyền hành pháp và quyền lập pháp trong Hiến pháp năm 2013 Hiến pháp năm 2013

Chính phủ là cơ quan do nhân dân gián tiếp bầu ra thông qua Quốc hội, là cơ quan thực hiện quyền hành pháp và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất [32, Điều 94]. Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Thủ tướng Chính phủ, phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm cách chức Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng và các thành viên khác của Chính phủ. Quốc hội có quyền bãi bỏ các văn bản pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội và thực hiện quyền giám sát đối với hoạt động của Chính phủ, xem xét báo cáo của Chính phủ. “Quốc hội

có quyền lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn” [32, Điều 70]. Về nguyên tắc Chính phủ do Quốc hội thành lập, nhưng quyền lực thực tế là “hành pháp” tương đối độc lập trong mối quan hệ với lập pháp.

Trong mối quan hệ với Quốc hội, thẩm quyền của Chính phủ được thể hiện ở các phương diện là “cơ quan hành chính nhà nước cao nhất” và “cơ quan chấp hành của Quốc hội” với tư cách là cơ quan chấp hành do Quốc hội thành lập, Chính phủ có 8 nhiệm vụ quyền hạn và những nhiệm vụ quyền hạn này đều phản ánh thơng qua việc trình các dự án, báo cáo đến Quốc hội xem xét phê chuẩn và tổ chức thi hành hiến pháp, luật Nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước. Đề xuất xây dựng chính sách trình Quốc hội, đệ trình kế hoạch

72

phát triển kinh tế xã hội, các dự án luật, pháp lệnh đến Quốc hội, ủy ban thường vụ Quốc hội là hoạt động có ý nghĩa hết sức quan trọng.

Quốc hội là cơ quan phê chuẩn chính sách thì Chính phủ là cơ quan hoạch định chính sách, đệ trình chính sách. Sau khi chính sách, luật, pháp lệnh được Quốc hội phê chuẩn, Chính phủ triển khai các hoạt động điều hành để đưa luật, pháp lệnh vào cuộc sống. Chính phủ đúng nghĩa là cơ quan thực hiện quyền hành pháp. Quyền lập pháp và hành pháp vẫn không có sự phân chia tuyệt đối với nhau vì cho dù hành pháp có can thiệp sang lập pháp đi chăng nữa thì cuối cùng phần quyết định chức năng quyết định dự án luật trở thành luật vẫn là quyết định của lập pháp nhưng lập pháp lại là nhu cầu của hành pháp. Kiểm soát quyền lực nhà nước chủ yếu là kiểm soát của lập pháp đối với hành pháp.

2.3.2. Mối quan hệ giữa quyền hành pháp và quyền tư pháp

Chính phủ giữ vị trí hết sức quan trọng, chi phối đan xen các hoạt động tư pháp, hoạt động tư pháp gắn liền với hành pháp và có ảnh hưởng, tương tác lẫn nhau, tạo cơ sở tiền đề cho sự phát triển của hai nhánh quyền lực này. Cơ quan tư pháp bao gồm Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, tuy nhiên hoạt động tư pháp còn bao gồm cả cơ quan điều tra (Bộ công an) và cơ quan thi hành án (Bộ công an và Bộ tư pháp). Là cơ quan thực hiện quyền hành pháp, Chính phủ nắm toàn bộ các hoạt động quản lý nhà nước đối với các hoạt động của hai Bộ này. Vì thế hành pháp và tư pháp có sự đan xen lẫn nhau, các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan thực hiện quyền hành pháp còn là cơ sở pháp lý cho Tòa án xem xét kết luận các hành vi vi phạm pháp luật và tranh chấp pháp lý ở các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội.

2.3.3. Mối quan hệ giữa quyền lập pháp và quyền tư pháp

Mối quan hệ giữa quyền lập pháp và quyền tư pháp có mối quan hệ tương tác lẫn nhau, Hiến pháp năm năm 2013 quy định thẩm quyền của Quốc

73

hội là “làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật”, thẩm quyền của Quốc hội thực hiện công tác xét báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Quốc hội thực hiện quyền bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao… phê chuẩn đề nghị bổ nhiệm, miễn nhiệm Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao. Sau khi được bầu Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải tuyên thệ trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp (điều 70 Hiến pháp năm 2013). Như vậy, về nguyên tắc Quốc hội thành lập cơ quan tư pháp và có mối quan hệ với nhau giữa cơ quan lập pháp và cơ quan tư pháp được thể hiện ở Hiến pháp 2013 quy định: “Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội” [32, Điều 105];

Điều 108 Hiến pháp 2013 quy định:

Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội, trong thời gian Quốc hội không họp, chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Ủy ban thường vụ Quốc hội [32, Điều 108]. Tịa án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức cá nhân [32, Điều 102, Khoản 3].

Mối quan hệ giữa lập pháp và tư pháp có mối quan hệ với nhau trong điều kiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa “Thẩm phán, Hội thẩm xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật; nghiêm cấm cơ quan tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm”. Thể hiện pháp luật là tối thượng trong nhà nước pháp quyền. Quốc hội là cơ quan phê chuẩn chính sách cịn tư pháp là độc lập trong quá trình xét xử, chịu trách nhiệm báo cáo trước Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội.

74

Chương 3

ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN YẾU TỐ PHÂN QUYỀN TRONG TỔ CHỨC QUYỀN LỰC

NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM

3.1. Phương hướng và các giải pháp hoàn thiện yếu tố phân quyền trong tổ chức quyền lực nhà nước ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Yếu tố phân quyền trong lịch sử lập Hiến pháp Việt Nam (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)