Lý giải sự khác nhau giữa 2 doanh nghiệp ngành thời trang nhanh Zara và

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỀ TÀI CHUỖI CUNG ỨNG NHANH NHẠY VÀ LINH HOẠT CỦA CÁC HÃNG THỜI TRANG QUỐC TẾ (Trang 28 - 29)

Zara và H&M:

Do chiến lược kinh doanh của Zara và H&M khác nhau: Đối với Zara thì điểm ưu việt chính là tốc độ cho ra đời sản phẩm mới đáng nể phục theo kiểu “lấy thịt đè người”, Zara liên tục cho ra đời các sản phẩm mới với tốc độ chóng mặt. Zara tuyên bố họ chỉ cần một tuần để phát triển sản phẩm mới và sẵn sàng bày bán tại cửa hàng, trong khi những hãng khác mất trung bình khoảng 6 tháng. Đều đặn hàng năm, hãng thời trang Tây Ban Nha cho ra đời 12000 thiết kế. Nếu như một loại trang phục khơng bán chạy sau 1 tuần, nó sẽ bị rút khỏi cửa hàng và hủy ngay, và đội thiết kế sẽ bắt tay vào thực hiện các thiết kế mới, khơng một mẫu hàng nào có mặt ở cửa hàng Zara quá 4 tuần. Rút ngắn vòng đời sản phẩm cũng giúp hãng dễ dàng nắm bắt sở thích của người tiêu dùng. Chính tính cập nhật liên tục này khiến khách hàng quen bị thôi thúc trở lại cửa hàng thường xun, trung bình 17 lần trong vịng 1 năm. Cịn các thiết kế của H&M lại hướng vào mục tiêu giá rẻ, phương châm của hãng là “bán những món đồ thời trang với giá mà một người dân với mức thu nhập trung bình ở thành thị có thể dễ dàng mua được, sử dụng thoải mái và hài lòng về phương diện mốt và cảm thấy tương đối ổn về chất lượng”, H&M không đạt được mức “khủng” về việc cho ra đời các mẫu mới ồ ạt như Zara. Nhưng nhà mốt Thụy Điển có chiến lược tiếp cận thị trường rất đặc biệt, đó là liên tục hợp tác với các nhà thiết kế tên tuổi như Alexander Wang, Balmain hay những ngôi sao nổi tiếng như David Beckham. Nhờ kết hợp giữa thời trang bình dân cùng những cái tên cao cấp, danh tiếng của H&M đã tăng nhanh chóng. Song song với đó, hãng vẫn duy trì dịng sản phẩm giá rẻ, bình dân với chất lượng tương xứng giá tiền, tiếp cận đông đảo người tiêu dùng

Zara chủ động về thiết kế, sản xuất và vận chuyển giúp tiết kiệm chi phí. Nguyên liệu là một trong những yếu tố được Zara cực kỳ chú trọng. Hãng mua nguyên vật liệu vải từ Châu Á với số lượng cực lớn, cùng các phụ kiện may mặc để dự trữ đảm bảo nhu

28

cầu. Việc nhuộm vài và tạo vải thành phần được hệ thống robot tự động hóa đảm nhiệm, đẩy nhanh tiến độ sản xuất, ít xảy ra lỗi và tiết kiệm chi phí. Trong khi đó, H&M khơng sở hữu các dây chuyền nhà máy, xí nghiệp mà thay vào đó hãng là đối tác với 900 nhà cung cấp với nguồn nhân công giá rẻ tại các nước như Việt Nam, Campuchia, Bangladesh, Ấn Độ, Trung Quốc. Nguyên liệu chính cho sản phẩm của H&M là chất liệu bông (cotton), được cung cấp bởi những công ty trung gian với khối lượng cực lớn. Do tính chất sản phẩm của 2 thương hiệu khác biệt. với Zara thì kiểu dáng quen

thuộc của zara không quá đa dạng, những sản phẩm thường thấy nhất có thể kể đến: áo cardigan len mỏng, áo lệch vai, khốc vest, váy sng, quần skinny. Nhưng chi tiết của họ thì biến hóa khơng ngừng và ln hợp thời, học hỏi rất nhanh các thiết kế mới nhất từ sàn catwalk. Vì tính chất sản phẩm Zara không thường xuyên kết hợp những tên tuổi đình đám, mà dựa vào hồn tồn vào đội ngũ gồm khoảng 350 nhà thiết kế riêng được chia thành ba nhóm riêng biệt với các chức năng khác nhau nhưng có sự liên kết chặt chẽ. Còn H&M lại liên tục hợp tác với nhà thiết kế tên tuổi như Alexander Wang, Balmain hay những ngôi sao nổi tiếng như David Beckham để làm tăng danh tiếng nhanh chóng.

Sự khác biệt về giá cả: Một điều đặc biệt giúp Zara hạ giá thành sản phẩm là bởi

họ không quan tâm đến quảng cáo. So với mức chi phí trung bình 3,5% doanh thu dành cho quảng cáo của các hãng bán lẻ thời trang khác, thì cả Inditex, cơng ty mẹ của Zara chỉ dành có 0,3%. Hãng khơng có bộ phận báo chí ngồi Tây Ban Nha, khơng quảng cáo trên tivi, cũng khơng cho tạp chí thời trang mượn đồ để chụp hình. Cịn H&M lại rất tích cực tìm kiếm cơng cụ quảng bá qua các phương tiện mạng, tốn ít chi phí với độ tương tác cao như Facebook, Instagram, Twitter, Pinterest đến Google+…

Một phần của tài liệu BÀI THẢO LUẬN QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG ĐỀ TÀI CHUỖI CUNG ỨNG NHANH NHẠY VÀ LINH HOẠT CỦA CÁC HÃNG THỜI TRANG QUỐC TẾ (Trang 28 - 29)