Các hoạt động kinh doanh chủ yếu
PvcomBank Thị Nghè có nguồn nhân lực chất lượng cao và bề dày kinh nghiệm trong việc cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp ngành Dầu khí, năng lượng, hạ tầng. Chính vì thế, PVcomBank đã cung cấp các sản phẩm dịch vụ đa dạng đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng.
Về hoạt động huy động vốn, PvcomBank có các sản phẩm như: tiền gửi thanh tốn,
tiền gửi tiết kiệm Đại Chúng, tiền gửi tiết kiệm định kỳ trả lãi trước, tiền gửi tiết kiệm bậc thang, tiền gửi tiết kiệm tích lũy.
Về hoạt động tín dụng, PvcomBank có các sản phẩm nổi bật như: cho vay mua, xây,
sửa nhà; cho vay mua ô tô linh hoạt; cho vay mua ô tô dành cho doanh nghiệp siêu nhỏ; cho vay thấu chi có tài sản đảm bảo; cho vay cầm cố sổ tiết kiệm; cho vay chứng minh năng lực tài chính; cho vay tài trợ vốn sản xuất kinh doanh; cho vay tiêu dùng có tài sản đảm bảo; cho vay mua bất động sản dự án.
Về hoạt động cung cấp dịch vụ, PvcomBank có các dịch vụ: dịch vụ chuyển tiền
(chuyển tiền kiều hối Western Union (WU), chuyển tiền trong nước, chuyển tiền quốc tế, nhận tiền quốc tế); dịch vụ điện tử (PV – Mobile Banking, PV - Online Banking, PV - SMS Banking); sản phẩm thẻ (Pvcombank Plentii, thẻ thanh toán nội địa phát hành nhanh – Pvcard, thẻ ghi nợ nội địa); dịch vụ khác (tài khoản thanh toán, PV – Acount, bão lãnh, xác nhận mang ngoại tệ ra nước ngoài).
Ban giám đốc Phòng KHCN Phòng giao dịch
Các kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn từ 2013 đến 2015
Các kết quả hoạt động kinh doanh tại PvcomBank Thị Nghè giai đoạn 2013 - 2015 có sự chênh lệch khá lớn giữa các năm. Nguyên nhân là do trong 2 năm 2013 và 2014, PvcomBank phải chuẩn bị cho việc sáp nhập giữa Westernbank và PVFC, đồng thời chỉ tập trung huy động vốn nên chỉ tiêu tín dụng khá thấp. Đến giữa năm 2014, PvcomBank mới ổn định về mặt nhân sự và các sản phẩm tín dụng. Năm 2014 và 2015 theo chủ trương, PVcomBank tập trung phát triển mảng tín dụng và duy trì huy động vốn. Một lần nữa đã tạo nên sự biến động lớn về số liệu.
Hoạt động huy động vốn
Với mục tiêu đa dạng hố các hình thức huy động, thu hút ngày càng nhiều hơn nguồn vốn nhàn rỗi từ cư dân, tăng cường nguồn vốn hoạt động cho Ngân hàng, trong thời gian qua, PVcombank Thị Nghè đã áp dụng nhiều hình thức huy động với những kỳ hạn và lãi suất linh hoạt kết hợp với mở rộng mạng lưới để tăng doanh số huy động.
Bảng 3.1: Tình hình huy động vốn tại PVcombank-PGD Thị Nghè phân theo loại tiền gửi giai đoạn 2013-2015
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu/ Thời gian 2013 2014 2015
1.TGTT 24.089 37.908 56.411
2.Tiền gửi tiết kiệm 36.501 51.850 89.099
3. Phát hành GTCG 182 180 291
4.Tiền gửi khác 15.808 19.952 29.199
Tổng huy động 76.580 109.890 175.000
Tốc độ tăng trưởng - 43,5% 59,25%
Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân – PvcomBank – PGD Thị Nghè
Nhìn chung thì cơ cấu vốn PVcombank Thị Nghè tương đối hợp lý, trong đó tiền gửi tiết kiệm chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu huy động vốn, hầu như đều chiếm một
tỷ trọng cũng khá cao. Thấp nhấp là hoạt động phát hành GTCG.
Năm 2014, số dư tiền gửi thanh toán đạt 37.908 triệu đồng, tăng 57,37% so với năm 2013. Đến hết năm 2015, tốc độ đã tăng 48,81% so với năm 2014 và đạt mức 56.411 triệu đồng. Về mặt tăng trưởng, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác tăng ổn định qua các năm tương tự như tiền gửi thanh tốn. Riêng tiền từ phát hành GTCG có mức giảm nhẹ trong giai đoạn 2013-2014 vì đây là thời kì sáp nhập. Đến giai đoạn 2014- 2015 đã có sự tăng trưởng trở lại. Đến hết năm 2015, số tiền huy động đạt 291 triệu đồng, tăng 61,67% so với năm 2014. Biểu đồ 3.1 bên dưới sẽ làm rõ hơn về tốc độ tăng trưởng tỷ trọng vốn huy động phân theo loại tiền gửi giai đoạn 2013 – 2015.
Biểu đồ 3.1: Tốc độ tăng trưởng tỷ trọng vốn huy động phân theo loại tiền gửi tại Pvcombank - PGD Thị Nghè giai đoạn 2013-2015 (%)
Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn tại Pvcombank - PGD Thị Nghè phân theo loại tiền tệ giai đoạn 2013-2015
ĐVT: triệu đồng 24089 37908 56411 36501 51850 89099 15808 19952 29199 1 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000 100000
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Chỉ tiêu/ Thời gian 2013 2014 2015
Huy động nội tệ (1) 72.080 88.300 149.500
Tốc độ tăng trưởng của (1) - 22,5% 69,31%
Huy động ngoại tệ (2) 4.500 21.590 25.500
Tốc độ tăng trưởng của (2) - 380% 18%
Tỷ trọng nội tệ 94,12% 80,35% 85,43%
Tổng huy động (3) 76.580 109.890 175.000
Tốc độ tăng trưởng của (3) - 43,5% 59,25%
Nguồn: Phòng Khách hàng cá nhân – PvcomBank – PGD Thị Nghè
Qua bảng số liệu, ta rút ra nhận xét rằng huy động nội tệ là hoạt động huy động vốn chủ yếu tại PvcomBank. Từ 2013 – 2015, huy động nội tệ luôn cao hơn huy động ngoại tệ. Điều này là hiển nhiên khi PvcomBank Thị Nghè tập trung phục vụ chủ yếu vào đối tượng người Việt Nam. Ta sẽ thấy rõ cơ cấu ngoại tệ so với ngoại tệ qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 3.2: Tình hình tăng trưởng tỷ trọng huy động ngoại tệ so với nội tệ trong cơ cấu huy động vốn tại PvcomBank Thị Nghè giai đoạn 2013 – 2015 (%)
94.12 80.36 85.43 0 0% 20% 40% 60% 80% 100%
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Về huy động nội tệ, từ năm 2013 – 2014 có sự gia tăng rất lớn (22,5%). Đây là giai đoạn đầu của việc sáp nhập nên cịn nhiều hoạt động cần phải hồn thiện và ổn định. Tuy nhiên, PGD vẫn đạt mức gia tăng đáng kể về mức huy động. Điều đó cho thấy sự nổ lực không ngừng và bước đi đúng đắn từ phía lãnh đạo. Đến hết năm 2015, tốc độ tăng trưởng càng vượt bậc và đã tăng đến 69,31% so với năm 2014. Sự tăng trưởng này là do tình hình thực tế tại PGD. Ban lãnh đạo và nhân viên luôn phấn đấu đạt được những mục tiêu đề ra và cải tiến hơn trong mọi hoạt động. Thời gian này, thương hiệu PvcomBank đã được nhiều người biết đến và tin cậy sau thời gian dài tạo dựng. Hơn nữa, cuối năm cũng là thời điểm dòng vốn đổ mạnh vào ngân hàng bởi các chương trình khuyến mãi dịp Xuân rất hấp dẫn như: “Quà Tết trao tay – đủ đầy xuân mới”, “Tưng bừng đón Tết cùng PvcomBank”, “Quay số trúng ngay – Vận may hợp nhất”, “Đón mùa xuân sang – Ngập tràn tài lộc”… áp dụng cho tất cả khách hàng là cá nhân tham gia gửi tiết kiệm VND trong thời gian khuyến mại tại bất kỳ điểm giao dịch nào của PVcomBank trên toàn quốc. Điểm đặc biệt khi tham gia chương trình này là lãi suất tiền gửi tương đương với gửi tiết kiệm thơng thường. Theo đó, mỗi khách hàng tới gửi tiết kiệm tại PVcomBank đủ điều kiện nhận quà sẽ được tặng ngay những phần quà giá trị, rất phù hợp cho mỗi gia đình trong dịp Tết. Những chương trình như vậy đã thu hút rất nhiều khách hàng cá nhân.
Về huy động ngoại tệ, năm 2013, con số huy động được ở mức rất thấp là 4.500 triệu, chỉ bằng một phần rất nhỏ so với việc huy động nội tệ (bằng 6% so với nội tệ). Tuy nhiên, đến năm 2014 đã có sự gia tăng vượt trội lên đến 21.590 triệu, tương đương với mức tăng 380%. Đến năm 2015, con số này bắt đầu có sự tụt giảm. Vì giai đoạn này, PvcomBank chủ trương tập trung phát triển tín dụng. Hoạt động huy động vốn khơng thúc đẩy nhưng vẫn được duy trì.
Từ kết quả hoạt động huy động vốn tại PGD trong giai đoạn 2013 – 2014, ta có thể rút ra những mặt thuận lợi và khó khăn như sau:
Về thuận lợi, Pvcombank Thị Nghè nằm trên địa bàn sầm uất, dân cư đông đúc là một thuận lớn cho việc kinh doanh. PGD cũng nhận được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ kịp thời của NHNN và các sở, ban, ngành có liên quan. Bên cạnh đó là sự chỉ đạo sát sao của PVcombank Việt Nam và luôn tạo điều kiện để PGD có thể cung ứng các sản phẩm tốt nhất. Một yếu tố quan trọng phải kể tới là cơ chế chính sách của Ngân hàng được hồn thiện theo hướng đồng bộ. PVcombank Thị Nghè đã áp dụng các biện pháp tuyên truyền rộng rãi, đặc biệt là phong cách giao dịch chu đáo, lịch sự, bảo đảm các yêu cầu của khách hàng để phục vụ nhanh chóng và thuận tiện nhất. Do đó đã tạo được uy tín lâu dài và sâu sắc đối với khách hàng trong và ngoài địa bàn. Ngoài ra, tại ngân hàng cịn có sự phân cơng cán bộ có năng lực chun mơn và tác phong tốt để trực tiếp giao dịch với khách hàng gửi tiền góp phần thu hút khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng. Bên cạnh những kết quả nêu trên, hoạt động huy động vốn của PVcombank Thị Nghè còn nhiều hạn chế. PGD nằm ở địa bàn thuận lợi, dân cư đông đúc nên cũng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của nhiều Ngân hàng khác như: Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank, Sacombank, ACB,… Do đó, PGD cần phải có những động thái khẳng định thương hiệu và vị thế của mình để đạt được lịng tin của khách hàng. Tuy nhiên thì hiện nay, cơng tác truyền thơng tại PGD vẫn chưa sâu rộng, hoạt động Marketing cịn yếu vì chưa có phịng Marketing hoạt động độc lập. Vì vậy mà việc nghiên cứu, phân tích thị
trường, phân đoạn khách hàng được thực hiện chưa tốt. Cơ sở PVcombank Thị Nghè còn chật hẹp, rất hạn chế trong việc tổ chức phục vụ và chăm sóc khách hàng.
Hoạt động tín dụng
PVcombank – PGD Thị Nghè thực hiện cho vay dựa trên cơ sở chính sách cho vay của Pvcombank Việt Nam. Các quy chế cho vay, giao dịch đảm bảo, điều hành lãi suất, … cũng từng bước được hồn thiện theo hướng thơng thống, phù hợp với thơng lệ quốc tế và tình hình thực tế của đất nước đã tạo điều kiện tốt cho Ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay phát triển nông nghiệp, nơng thơn.
Mặc dù kết quả triển khai cịn khiêm tốn nhưng hoạt động dịch vụ khách hàng các nhân, năng lực công nghệ và thương hiệu PvcomBank đã bước đầu tạo dựng được lòng tin đối với khách hàng. Năm 2012, PvcomBank cũng đã triển khai thành công các sáng kiến chiến lược liên quan đến việc phát triển Internet Banking và đã được đưa vào áp dụng thực tế.
Bảng 3.3: Tình hình cho vay tại Pvcombank - PGD Thị Nghè phân theo loại tiền tệ giai đoạn 2013-2015
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu/ Thời gian 2013 2014 2015
Cho vay mua, xây, sửa nhà 3.720,2 10.800 65.314
Cho vay mua ô tô 400 346 3.933
Cho vay tiêu dùng 1.200 2.500 6.502
Cho vay tín chấp bằng lương 210 177 1.051
Cho vay khác 155 82 502
Tổng dư nợ cho vay (1) 5.685,2 13.905 77.302
Tốc độ tăng trưởng của (1) - 144,58% 455,93%
Như đã giới thiệu về cơ cấu tại Pvcombank Thị Nghè ngay từ phần đầu, tại PGD chỉ có phịng KHCN. Vì vậy mà tổng dư nợ cho vay tại PGD cũng chính là tổng dư nợ cho vay KHCN. So với năm 2013 thì tổng dư nợ cho vay tại PGD năm 2014 tăng 8,2198 tỷ đồng, tương đương mức tăng 144,58%. Đây là một con số gia tăng khá lớn. Do đời sống ngày càng được nâng cao nên nhu cầu sử dụng vốn gia tăng. Điều này dẫn đến nhu cầu vay của người dân cũng tăng cao trong giai đoạn 2013 – 2014.
Với đà tăng trưởng cao, đến hết năm 2015, tổng dư nợ cho vay đã đạt 77,302 tỷ đồng, tăng 455,93% so với năm 2014. Thực tế cho thấy, trong năm 2015, PvcomBank Thị Nghè đã triển khai rất nhiều chương trình cho vay ưu đãi như: Gói tín dụng ưu đãi vượt trội với lãi suất 5,99%/năm; Cho vay mua nhà với lãi suất chỉ từ 6%/năm; chương trình cho vay ưu đãi “Nhà Đại Phát, Ơ tơ Đại Lộc và Tiêu dùng Đại Chúng”; … Hơn nữa, tháng 10/2014, PvcomBank chính thức trở thành thành viên của tổ chức thẻ quốc tế Mastercard, đây là tiền đề để Ngân hàng phát triển sản phẩm thẻ tín dụng và đã ra mắt vào tháng 10/2015 khi Corebanking và core thẻ cũng chính thức đi vào vận hành. Sự tiến bộ về công nghệ và sự nâng cao về chất lượng dịch vụ với những lợi ích ngày một gia tăng đã tạo cho khách hàng niềm tin vào thương hiệu của Ngân hàng.
Hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại PvcomBank Thị Nghè bao gồm: cho vay mua, xây, sửa nhà; cho vay mua ô tô; cho vay tiêu dùng; cho vay tín chấp bằng lương và cho vay khác. Hai biểu đồ sau sẽ thể hiện rõ tỷ trọng của từng sản phẩm trong tổng cơ cấu cho vay cũng như tốc độ tăng trưởng qua từng giai đoạn.
Biểu đồ 3.3: Tỷ trọng các sản phẩm cho vay KHCN tại Pvcombank Thị Nghè trong giai đoạn 2013 - 2015 (%)
Cho vay mua, xây, sửa nhà là hoạt động phát triển mạnh nhất và tăng trưởng ổn định nhất tại PvcomBank Thị Nghè. Chính vì vậy, tỷ trọng của hoạt động này trong cơ cấu cho vay KHCN tại PGD chiếm cao nhất. Nhu cầu mua, xây, sửa nhà ở luôn là nhu cầu thường trực của khách hàng, nên khách hàng thường đến ngân hàng vay để đáp ứng kịp thời cho nhu cầu của mình. Dư nợ về cho vay mua nhà ở năm 2013 đạt 3720,2 tỷ đồng. Đây là một con số tuy chưa phải là cao nhưng đã đánh giá được uy thế của nó so với các sản phẩm cho vay khác trong cơ cấu cho vay KHCN. Đến năm 2014, dư nợ cho vay
0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
CV mua, xây, sửa nhà CV mua ô tô CV tiêu dùng
mua nhà ở đạt 10.800 tỷ đồng, tăng 190,31% so với năm 2013. Đến hết năm 2015, con số dư nợ cho vay mua, xây, sửa nhà đã lên đến 65.314 tỷ đồng, tương đương với mức tăng hơn 6 lần so với năm 2014.
Năm 2013, nhu cầu vay để mua ơ tơ có dư nợ là 400 tỷ đồng, chiếm 7,03% so với tổng dư nợ cho vay của năm 2014. Đến năm 2014 giảm đáng kể và chỉ còn 346 tỷ đồng. Năm 2015, con số này có sự gia tăng vượt bậc, đạt mức xấp xỉ 4000 tỷ đồng, tương đương với mức tăng hơn 10 lần so với năm 2014. Phần này sẽ được phân tích rõ hơn trong những chương sau.
Cho vay tiêu dùng cũng đạt hiệu quả khá cao, chỉ đứng sau hoạt động cho vay mua, xây, sửa nhà và cũng có sự gia tăng ổn định. Năm 2014, dư nợ cho vay đạt mức 2500 tỷ đồng, tăng 108.33% so với năm 2013. Đến hết năm 2015, dư nợ đạt 6502 tỷ đồng, tăng 2,6 lần so với năm 2014. Trong thời gian gần đây, do tình hình kinh tế có nhiều biến đổi, điều kiện kinh doanh gặp nhiều thuận lợi, khiến nhu cầu vay vốn để kinh doanh hoặc mở rộng kinh doanh cũng tăng.
Trong các sản phẩm cho vay thì cho vay tín chấp bằng lương chiếm tỷ trọng khá nhỏ và có sự biến động mạnh qua các năm. Năm 2013, dư nợ cho vay đạt 210 tỷ đồng. Đến năm 2014, con số này đã có sự sụt giảm, chỉ cịn 177 tỷ đồng, tương đương với mức giảm 15,71%. Vì giai đoạn này, WesternBank và PVFC đang trong thời kỳ sáp nhập và ổn định sau sáp nhập. Ngân hàng chưa có sự tập trung vào hoạt động cho vay tín chấp bằng lương nên dư nợ cho vay chưa cao và bị sụt giảm. Đến năm 2015, cơ cấu và hoạt động của Ngân hàng dần ổn định và dư nợ cho vay đối với hoạt động này bắt đầu tăng lên. Đến hết năm 2015, con số này đã đạt mức 1051 tỷ đồng, tương đương với mức tăng gần 6 lần so với năm 2014.