Sửa đổi Điều lệ pháp nhân

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Điều lệ pháp nhân theo pháp luật Việt Nam (Trang 32 - 34)

Pháp nhân hoạt động, phát triển kéo theo nhu cầu thay đổi các nội dung điều lệ. Một mặt, pháp luật quy định pháp nhân được sửa đổi điều lệ. Mặt khác, nội dung điều lệ cũng quy định về cách thức sửa đổi điều lệ khi có u cầu được thơng qua. Tuy nhiên, sửa đổi điều lệ áp dụng cho từng loại pháp nhân lại có điểm khác biệt. Cụ thể:

- Sửa đổi điều lệ đối với pháp nhân công

Điều lệ pháp nhân cơng được sửa đổi khi có u cầu của pháp nhân, cơ quan đại diện pháp nhân đối với cơ quan chủ quản. Điều lệ sửa đổi được trình cơ quan nhà nước chủ quản. Xét thấy nội dung sửa đổi là phù hợp pháp luật và nhu cầu của pháp nhân, cơ quan chủ quản sẽ ra quyết định phê duyệt, chuẩn y điều lệ sửa đổi.

Điều lệ sửa đổi có hiệu lực kể từ khi có quyết định phê duyệt, chuẩn y của cơ quan chủ quản pháp nhân.

- Sửa đổi điều lệ đối với pháp nhân tư

Trong quá trình hoạt động, pháp nhân ln có một nhu cầu bổ sung, sửa đổi các thỏa thuận quy định tại điều lệ pháp nhân. Các thành viên, cổ đơng có thể bàn bạc và thống nhất các nội dung sửa đổi được thực hiện theo điều lệ và pháp luật liên quan. Sửa đổi Điều lệ pháp nhân được thực hiện theo trình tự quy định tại Điều lệ pháp nhân và pháp luật.

Trình tự sửa đổi điều lệ có những điểm khác nhau như: phải được thực hiện tại cuộc họp thành viên, số thành viên tham gia dự họp đạt tỷ lệ và tỷ lệ biểu quyết thông qua do điều lệ quy định. Các nội dung được sửa đổi tại điều lệ phải đáp ứng được điều kiện: Không được trái pháp luật; Không được xâm phạm đến lợi ích của bên thứ ba; Trình tự thực hiện phải tuân thủ theo điều lệ đã quy định; Đảm bảo sự tự nguyện và thỏa thuận theo tỷ lệ điều lệ quy định.

Điều lệ sửa đổi có hiệu lực khi đạt được tỷ lệ biểu quyết thông qua và được đăng ký hoặc thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về việc thay đổi đó.

- Sửa đổi điều lệ đối với pháp nhân tư

Pháp nhân hội thực hiện sửa đổi điều lệ phải được thực hiện tại cuộc họp đại hội thường kỳ hoặc bất thường của hội. Điều lệ sửa đổi được thông qua tại đại hội dưới hình thức điều lệ quy định (biểu quyết giơ tay hoặc bỏ phiếu kín).

Điều lệ sửa đổi có hiệu lực khi được thơng qua với tỷ lệ biểu quyết và phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản phê duyệt.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Điều lệ pháp nhân theo pháp luật Việt Nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)