nhân công
Đối với pháp nhân công việc xác lập điều lệ được gắn liền với thủ tục thành lập pháp nhân. Xuất phát từ nguồn gốc của pháp nhân công là bằng quyết định hành chính thành lập pháp nhân, mục thực hiện nhiệm vụ công cộng. Do vậy, nội dung điều lệ đáp ứng được các nội dung luật định và được phê chuẩn, phê duyệt về nội dung bằng quyết định mang tính hành chính của cơ quan chủ quản. Điều lệ có hiệu lực thi hành kể từ khi được cơ quan chủ quản phê duyệt, chuẩn y.
Khác với pháp nhân tư, pháp nhân công được phép thực hiện những nhiệm vụ do Nhà nước giao hoặc ủy quyền. Do vậy, điều lệ xác định pháp nhân và phân cấp giữa những cá nhân được nhà nước ủy quyền. Giới hạn quyền của người đại diện Nhà nước được xác định bởi Nhà nước.
Ví dụ: Điều lệ bệnh viện công lập xác định tên bệnh viện, trụ sở, mục đích hoạt động, sự phân cấp điều hành, quản lý của những người được Nhà nước bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý, nguyên tắc sử dụng tài sản của nhà nước, cách thức hạch tốn tài chính, đại diện là người được nhà nước bổ nhiệm bằng quyết định…
Thông qua, sửa đổi Điều lệ pháp nhân cơng được thực hiện theo trình tự luật định. Cụ thể, cơ quan ban hành điều lệ có quyền sửa đổi nội dung của Điều lệ. Sau đó, điều lệ được sự xem xét của cơ quan chủ quản. Nếu cho phép sửa đổi, cơ quan nhà nước chủ quản ban hành văn bản phê duyệt, phê chuẩn điều lệ. Hiệu lực điều lệ sửa đổi có hiệu lực kể từ thời điểm được phê duyệt, phê chuẩn.
2.2.2. Xác lập, thông qua, sửa đổi và chấm dứt điều lệ đối với pháp
nhân tư
Bản chất pháp nhân tư là quan hệ hợp đồng. Điều lệ là cách thức biểu đạt những thỏa thuận của các thành viên pháp nhân. Thành viên, cổ đông, chủ sở hữu căn cứ vào mục tiêu, phương hướng hoạt động của pháp nhân và pháp luật điều chỉnh để xác lập nên nội dung Điều lệ pháp nhân. Nội dung cơ bản của Điều lệ được quy định tại Điều 22 Luật Doanh nghiệp 2005 và Điều 12 Luật Hợp tác xã. Ngoài ra, sáng lập viên có thể thỏa thuận các Điều khoản và nội dung khác đảm bảo phù hợp với đặc thù và thuận lợi trong việc quản lý và điều hành pháp nhân. Các quyền cụ thể của thành viên pháp nhân và các mơ hình quản trị pháp nhân cũng được các văn bản này quy định.
Pháp nhân tư được xuất phát từ mối quan hệ hợp đồng và đề cao mục tiêu lợi nhuận của các nhà đầu tư. Chính vì thế, Điều lệ pháp nhân ngồi tính quy định nó cịn mang tính đối kháng với cả thế giới. Vậy nên, Điều lệ là sự thể hiện thống nhất ý chí từ kết quả của tự do thỏa thuận, tự do cam kết của các thành viên sáng lập.
Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Hợp tác xã, Luật tổ chức và hoạt động các tổ chức tín dụng đều đề cập đến trình tự ban hành, thơng qua và sửa đổi Điều lệ pháp nhân
Điều lệ pháp nhân đầu tiên khi thành lập được các thành viên sáng lập pháp nhân soạn thảo. Luật Doanh nghiệp 2005, khơng có điều luật nào quy định về quy trình tự ban hành, thơng qua Điều lệ pháp nhân, các văn bản nào ghi nhận tỷ lệ phần trăm thành viên, cổ đông biểu quyết đồng ý.
Trong thực tiễn, các cơ quan cấp phép yêu cầu về hồ sơ thành lập pháp nhân là doanh nghiệp là ký vào điều lệ để xác định thành viên, cổ đơng đó nhất trí thơng qua và tn thủ điều lệ.
Điều lệ của pháp nhân tư được sửa đổi bất cứ khi nào khi có được tỷ lệ phần trăm đại diện vốn góp biểu quyết tán thành. Các thành viên pháp nhân căn cứ vào pháp luật, thực tế hoạt động của mình để thay đổi nội dung điều lệ.
Quy định pháp luật cho phép Điều lệ pháp nhân tư được sửa đổi linh hoạt khi có nhu cầu. Đây là điều kiện thuận lợi nhằm tơn trọng sự tự do ý chí, tự do thỏa thuận của thành viên. Cụ thể, pháp luật quy định thẩm quyền sửa đổi điều lệ là: chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần; Đại hội xã viên đối với loại hình hợp tác xã.
Ngồi ra, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã cũng quy định cách
thức sửa đổi điều lệ, tỷ lệ biểu quyết cần thiết khi pháp nhân tư sửa đổi điều lệ. Điều lệ sửa đổi phải được đăng ký tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép thành lập pháp nhân.
Như vậy, điều lệ là văn bản truyền tải thỏa thuận của các cá nhân, cùng hướng tới mục đích lợi ích lợi nhuận. Pháp luật quy định về cách thức xác lập, sửa đổi, thơng qua điều lệ nhằm đảm bảo tính hợp pháp của điều lệ, bảo vệ quyền và lợi ích của bên thứ ba không bị xâm phạm.
2.2.3. Xác lập, thông qua, sửa đổi và chấm dứt điều lệ đối với pháp
nhân hội
Điều lệ hội bản chất là một khế ước lập hội. Pháp luật của phần lớn các quốc gia theo hệ thống pháp luật Common, Đức, La Mã đều coi pháp nhân hội được xác lập bởi khế ước lập hội.
Pháp luật nước ta chưa xây dựng đạo luật về hội. Quy định pháp luật điều chỉnh về thành lập, hoạt động và quản lý hội rất ít, cơ quan quản lý hội cũng chồng chéo và có nhiều bất cập.
Theo quy định, pháp nhân hội thành lập và hoạt động phải có điều lệ hội. Điều lệ hội được các sáng lập viên xác lập và nộp kèm hồ sơ thành lập hội gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân) đề nghị cho phép thành lập. Sau khi xem xét tính hợp pháp của điều lệ và hội dự định thành lập, cơ quan nhà nước cấp phép thành ra quyết định phê
duyệt điều lệ hội và cho phép thành lập hội. Cơ quan cấp phép phê duyệt hội đảm bảo yêu cầu sau: hội thành lập là phù hợp với giai cấp cầm quyền và cộng đồng xã hội; Điều lệ được phê duyệt đảm bảo nội dung tuân thủ pháp luật của các thành viên sáng lập.
Tại Nghị định số 45/2010/NĐ-CP về tổ chức, hoạt động và quản lý hội quy định về trình tự ban hành, thông qua, sửa đổi điều lệ hội. Trong hồ sơ thành lập hội, Biên bản thông qua điều lệ là một điều kiện nhưng không đề cập đến tỷ lệ thông qua và các thức thông qua Điều lệ như thế nào.