Dựa trên mối quan hệ giữa bên mua và một bên là doanh nghiệp mục tiêu, hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi được phân loại thành: (i) sáp nhập ngang; (ii) sáp nhập dọc; (iii) sáp nhập tổ hợp.
1.3.1. Sáp nhập theo chiều ngang (horizontal mergers)
Đây là hình thức sáp nhập hoặc hợp nhất giữa hai doanh nghiệp kinh doanh và cạnh tranh trên cùng một dòng sản phẩm, trên cùng một thị trường. Ví dụ, giữa
hai cơng ty cùng sản xuất ô tô như vụ General Motors (GM) mua lại Deawoo Việt Nam và đổi tên thành GM Việt Nam, chính thức xóa tên Deawoo tại Việt Nam. Những vụ sáp nhập theo dạng này thường mang lại cho bên sáp nhập cơ hội để mở rộng thị trường, kết hợp thương hiệu, giảm chi phí, tăng cường hiệu quả của hệ thống phân phối cũng như nhân sự. Có thể thấy, khi hai đối thủ cạnh tranh trên thị trường kết hợp với nhau dù là dưới hình thức sáp nhập hay hợp nhất thì doanh nghiệp đó đã giảm bớt cho mình một đối thủ và tạo nên sức mạnh lớn hơn để cạnh tranh với những doanh nghiệp đối thủ còn lại. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp công ty bị sáp nhập đã trở thành gánh nặng cho công ty mua lại, như trường hợp vụ mua bán doanh nghiệp giữa hai hãng xe nổi tiếng Daimler của Đức và Chrysler của Hoa Kỳ, vụ mua bán doanh nghiệp này được xem là một trong những thương vụ sáp nhập thảm hỏa nhất mặc dù về lý thuyết, sự kết hợp Daimler- Chrysler đáng lẽ phải mang lại hai nguồn tiềm năng về lợi thế cạnh tranh.
1.3.2. Sáp nhập theo chiều dọc (Vertical mergers)
Là sự sáp nhập hoặc hợp nhất giữa hai doanh nghiệp nằm trên cùng một chuỗi giá trị, dẫn tới sự mở rộng về phía trước hoặc phía sau của doanh nghiệp sáp nhập trên chuỗi giá trị đó. Sáp nhập theo chiều dọc được chia làm hai phân nhóm: (a) sáp nhập tiến (forward) khi một doanh nghiệp mua lại khách hàng của mình, ví dụ như cơng ty may mặc mua lại chuỗi cửa hàng bán lẻ quần áo; (b) sáp nhập lùi (backward) khi một doanh nghiệp mua lại nhà cung cấp của mình, ví dụ như cơng ty sản xuất sữa mua lại doanh nghiệp chăn nuôi bò sữa, doanh nghiệp bao bì đóng chai… Sáp nhập theo chiều dọc đem lại cho công ty tiến hành sáp nhập lợi thế về đảm bảo và kiểm soát chất lượng nguồn hàng hoặc đầu ra của sản phẩm, giảm bớt chi phí trung gian, khống chế nguồn hàng hoặc đầu ra của đối thủ cạnh tranh trên thị trường.
1.3.3. Sáp nhập tổ hợp (conglomerate mergers)
Sáp nhập tổ hợp bao gồm tất cả các loại sáp nhập khác (thường hiếm khi có hình thức hợp nhất). Sáp nhập tổ hợp được phân thành 3 nhóm:
Thứ nhất, sáp nhập tổ hợp thuần túy là hai bên khơng hề có mối quan hệ nào
với nhau, ví dụ một doanh nghiệp kinh doanh chuỗi nhà hàng mua doanh nghiệp kinh doanh thời trang.
Thứ hai, sáp nhập bành trướng về địa lý là khi hai doanh nghiệp cũng sản xuất một loại sản phẩm nhưng tiêu thụ tại hai thị trường hồn tồn khác biệt về địa lý, ví dụ như một nhà hàng tại Hà Nội mua lại một nhà hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh.
Thứ ba, sáp nhập đa dạng hóa sản phẩm là hai doanh nghiệp sản xuất hai loại
sản phẩm khác nhau nhưng cùng ứng dụng một công nghệ sản xuất hoặc tiếp thị gần giống nhau, ví dụ một doanh nghiệp sản xuất bột giặt mua một doanh nghiệp sản xuất thuốc tẩy vệ sinh. Sáp nhập tổ hợp khơng phổ biến như hai loại hình sáp nhập theo chiều dọc và sáp nhập theo chiều ngang [30, tr.31-32].