nước ngoài
Pháp luật mỗi quốc gia lại có cách quy định khác nhau về mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi. Một số quốc gia khơng phân biệt giữa mua bán doanh nghiệp trong nước với mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi, thể hiện sự bình đẳng giữa trong hoạt động kinh doanh thương mại. Tuy nhiên do đặc thù riêng về chính trị, quản lý kinh tế, một số quốc gia quy định rất cụ thể về trường hợp mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài bên cạnh những quy định về mua bán doanh nghiệp nói chung.
Hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi, cụ thể là hoạt động hợp nhất, sáp nhập và mua lại doanh nghiệp tại Nhật Bản được điều chỉnh bởi các Bộ luật và luật gồm: Bộ luật Thương Mại, Luật chứng khoán và thị trường chứng khoán, Luật Chống độc quyền tư nhân và duy trì cạnh tranh lành mạnh, Luật về ngoại hối và ngoại thương.
Hoạt động mua bán doanh nghiệp ở Cộng hòa Liên Bang Đức được điều chỉnh bởi các văn bản pháp luật như Bộ luật Thương mại, Luật Công ty cổ phần,
nhập và mua bán cổ phần chi phối trên thị trường chứng khoán, Luật chống hạn chế cạnh tranh. Đồng thời là một quốc gia thành viên của Liên minh Châu Âu, pháp luật Đức phải đảm bảo sự hài hòa với các quy định của Liên Minh Châu Âu về mua bán doanh nghiệp [2, tr.61].
Tại Hoa Kỳ, pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán doanh nghiệp có đặc thù riêng. Hoạt động mua bán doanh nghiệp chịu sự điều tiết ảnh hưởng đến tất cả các thương vụ mua bán doanh nghiệp cả trong nước và có yếu tố nước ngồi, bên cạnh đó cũng có điều tiết trong từng ngành, chỉ ảnh hưởng đến một vài loại giao dịch trong những ngành nhất định. Những vấn đề như chống độc quyền, mơi trường, chứng khốn, các vấn đề phúc lợi nhân viên sẽ chịu sự điều tiết chung còn những vấn đề điều tiết của từng ngành sẽ do những người quản lý liên bang có thể chấp thuận với những giao dịch có thể ảnh hưởng tới cạnh tranh ngành hoặc giao dịch liên quan đến việc thay đổi chủ sở hữu. Những giao dịch trong các ngành như truyền thơng, bảo hiểm, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ vận tải, viễn thơng, dịch vụ tài chính, dịch vụ cơng, quốc phịng nên được cố vấn phân tích kỹ càng để quyết định có cần sự chấp thuận của Chính phủ ở mức độ nào để có thể tiến hành giao dịch. Các cơng ty có quy mơ nhỏ sẽ chịu sự điều chỉnh của luật pháp tại từng bang.
Tại Hoa Kỳ, tổ chức doanh nghiệp chủ yếu dựa vào chức năng chuẩn mực của thị trường, nên mục tiêu chính là đảm bảo những chức năng chuẩn đó. Từ đó tạo nên một hệ thống pháp luật đề cao sự tự do của thị trường và hạn chế sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động tự do của thị trường. Vì vậy, vai trị của Chính phủ chỉ liên quan đến “mơi trường, sức khỏe và an toàn, bảo vệ người tiêu dùng” hoặc là những vấn đề mà thị trường không thể tự giải quyết được. Quan điểm này dẫn đến một đặc điểm quan trọng của luật pháp Hoa Kỳ, đó là luật pháp phụ thuộc vào thị trường, với “niềm tin cháy bỏng về khả năng của thị trường tự do có thể kiểm sốt được chính nó” [37]. Như vậy, những thương vụ mua bán doanh nghiệp ở Hoa Kỳ thường được xem là khơng ảnh hưởng đến tính cạnh tranh và đề cao tính tự do vận động của nền kinh tế, thể hiện ở việc những doanh nghiệp yếu kém sẽ bị thâu tóm và được thay thể bằng thực thể mới hoạt động tốt hơn. Một thương vụ mua
bán doanh nghiệp sẽ bị hủy bỏ khi có bằng chứng chứng minh thương vụ mua bán đó sẽ tạo ra doanh nghiệp độc quyền, tạo hiệu ứng không hiệu quả đến thị trường.
Khác với quan điểm của những nhà lập pháp ở Hoa Kỳ, những nhà làm chính sách ở Đức vừa quan tâm đến thị trường vừa thể hiện sự quan tâm tới nhu cầu của việc hỗ trợ tổ chức phi thị trường. Dựa trên quan điểm này, nền kinh tế chính trị ở Đức tạo cơ hội cho Chính Phủ hơn so với Hoa Kỳ. Đức coi trọng việc bảo vệ lợi ích cộng đồng thể hiện trong chính sách kiểm sốt mua bán doanh nghiệp và Chính phủ can thiệp vào hoạt động mua bán doanh nghiệp nhiều hơn so với Hoa Kỳ.
Trung Quốc là thị trường có hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi phát triển nhanh chóng trong những năm gần đây. Do vậy để quản lý chặt chẽ hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài, Bộ Thương mại Trung Quốc (MOFCOM) đã thay mặt 5 cơ quan Chính phủ khác, ban hành riêng một Thông tư liên bộ về Đầu tư nước ngồi thơng qua sáp nhập và mua lại vào tháng 8 năm 2006 (gọi tắt là Pháp luật sáp nhập và mua lại 2006) thay thế cho một Thông tư tương tự năm 2003.
Tại Việt Nam, mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi không được nhắc đến riêng mà được quy định chung về mua bán doanh nghiệp, thể hiện trong Bộ luật Dân sự (2005), Luật Doanh nghiệp (2014), Luật Đầu tư (2014), Luật Chứng khoán (2006), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán (2010), Luật Cạnh tranh (2004) và phù hợp với các cam kết quốc tế liên quan đến mua bán doanh nghiệp mà Việt Nam là thành viên. Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam đề cập đến nhiều nội dung liên quan khác nhau như: đăng ký thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp; đăng ký về thủ tục mua bán doanh nghiệp; các nghĩa vụ về thuế; các quy định về chuyển quyền sở hữu trí tuệ, xác định giá trị doanh nghiệp mục tiêu; ký kết các hợp đồng mua bán doanh nghiệp, hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, phần vốn góp.
Cụ thể, cấu trúc pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam được thể hiện như sau:
(ii) Luật Doanh nghiệp (2014) quy định khái niệm, thủ tục tiến hành, các trường hợp phải báo cáo tới cơ quan cạnh tranh, hồ sơ, trình tự đăng ký khi sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp; cách thức quản trị doanh nghiệp, thủ tục đăng ký thay đổi chủ sở hữu doanh nghiệp;
(iii) Luật Đầu tư (2014) quy định về hình thức, điều kiện và thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp vào tổ chức kinh tế;
(iv) Luật Cạnh tranh (2004) quy định khái niệm sáp nhập doanh nghiệp, hợp nhất doanh nghiệp, mua lại doanh nghiệp và quy định kiểm soát hoạt động mua bán doanh nghiệp nói chung khi các doanh nghiệp hình thành sau khi mua bán có tỷ lệ thị phần đạt tới “ngưỡng” theo quy định của Luật Cạnh tranh. Luật Cạnh tranh điều chỉnh hoạt động mua bán doanh nghiệp ở khía cạnh kiểm sốt hành vi có thể dẫn đến thủ tiêu cạnh tranh.
(v) Luật Chứng khoán (2006) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán (2010) điều chỉnh mua bán doanh nghiệp thông qua hoạt động mua bán cổ phiếu ra công chúng.
Việt Nam đề cao vai trị của Chính phủ trong quản lý kinh tế, Chính phủ can thiệp mạnh mẽ vào thị trường. Bên cạnh đó nền kinh tế ở Việt Nam vẫn có tính chất gia đình như các nền kinh tế trong khu vực Châu Á. “Sự kết hợp này tạo ra một nền kinh tế chính trị với vị thế vững chắc của Chính phủ trên thị trường, do vậy cách thức kiểm soát về mua bán doanh nghiệp sẽ khác với pháp luật của một số quốc gia khác” [37].
Pháp luật mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi có thể được khái qt như sau: Pháp luật về mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi là tổng hợp những quy phạm pháp luật và các nguyên tắc pháp luật thuộc các lĩnh vực khác nhau, điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình các bên tiến hành hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài.
Giải quyết xung đột pháp luật từ quan hệ mua bán doanh nghiệp có yếu tổ nước ngồi
Xung đột pháp luật là hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật cùng tham gia điều chỉnh một quan hệ Tư pháp quốc tế cụ thể và giữa các hệ thống pháp luật này có sự khác biệt về các quy định khi giải quyết vấn đề này. Do vậy, vấn đề đặt ra là, cần phải áp dụng hệ thống pháp luật nước nào để điều chỉnh quan hệ pháp luật đó[16, tr.93].
Về mặt lý luận cũng như thực tiễn, Tư pháp quốc tế có hai phương pháp giải quyết xung đột pháp luật chủ yếu là áp dụng các quy phạm pháp luật thực chất (phương pháp thực chất) và áp dụng các quy phạm pháp luật xung đột (phương pháp xung đột). Mỗi phương pháp có những ưu thế và hạn chế nhất định, tác động, hỗ trợ, bổ sung cho nhau.
Phương pháp thực chất (áp dụng các quy phạm pháp luật thực chất) được xây dựng trên cơ sở hệ thống các quy phạm thực chất trực tiếp giải quyết các quan hệ dân sự quốc tế. Quy phạm thực chất là quy phạm pháp luật trực tiếp quy định quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể tham gia quan hệ Tư pháp quốc tế. Quy phạm thực chất bao gồm quy phạm thực chất thống nhất và quy phạm thực chất thông thường. Quy phạm thực chất thống nhất là quy phạm được các bên thống nhất quy định trong điều ước quốc tế. Khi đã có điều ước quốc tế mà trong đó bao gồm các quy phạm thực chất thống nhất, cơ quan có thẩm quyền giải quyết cũng như các bên tham gia quan hệ Tư pháp quốc tế sẽ theo đó để xem xét và giải quyết thực chất vấn đề trên cơ sở áp dụng ngay các quy phạm đó. Nó cũng loại trừ việc phải chọn luật và áp dụng pháp luật nước ngoài khác. Quy phạm thực chất thống nhất còn được ghi nhận trong các tập quán quốc tế. Quy phạm thực chất thông thường là quy phạm được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật quốc gia.
Phương pháp xung đột (áp dụng các quy phạm pháp luật xung đột) được xây dựng trên nền tảng hệ thống quy phạm xung đột của các quốc gia, bao gồm cả quy phạm xung đột trong các điều ước quốc tế mà quốc gia đó là thành viên, nhằm xác định hệ thống pháp luật nào sẽ được áp dụng trong việc điều chỉnh quan hệ Tư pháp quốc tế cụ thể đang xem xét [16, tr.96-98].
Bản chất của quan hệ mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi là một quan hệ hợp đồng kinh doanh thương mại có yếu tố nước ngồi. Do vậy, ngun tắc giải quyết xung đột pháp luật trong quan hệ mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi là giải quyết xung đột pháp luật hợp đồng.
Với tính chất đặc thù của hợp đồng có yếu tố nước ngồi là loại hợp đồng có liên quan tới hai hay nhiều hệ thống pháp luật khác nhau, hiện tượng xung đột pháp luật sẽ tất yếu phát sinh với hiện tượng có hai hay nhiều hệ thống pháp luật có khả năng được áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng. Do đó, việc giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng với mục đích nhằm lựa chọn ra pháp luật được áp dụng để điều chỉnh quan hệ hợp đồng là một việc tối cần thiết và quan trọng [16, tr.239].
Xung đột pháp luật về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng và nội dung của các điều kiện đó trong hợp đồng có yếu tố nước ngồi thường biểu hiện trên các khía cạnh chủ yếu sau đây: (i) Xung đột pháp luật về năng lực chủ thể của các bên giao kết hợp đồng; (ii) Xung đột pháp luật về nội dung của hợp đồng; (iii) Xung đột pháp luật về hình thức của hợp đồng.
Tiểu kết chương 1
Khái niệm về hoạt động mua bán doanh nghiệp được quy định bằng những cách thức khác nhau trong luật pháp của Hoa Kỳ, Investment Dictionary, Small Business Dictionary, US History Encyclopedia, US Law Encyclopedia. Pháp luật Việt Nam đã quy định về khái niệm mua bán doanh nghiệp thông qua việc xây dựng khái niệm về từng loại hình mua bán doanh nghiệp. Những khái niệm về mua bán doanh nghiệp nằm rải rác trong Luật Doanh nghiệp 2014, Luật Cạnh tranh 2004, Luật Đầu tư 2014… Hoạt động mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi có những đặc điểm riêng về đối tượng của quan hệ mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài là doanh nghiệp, chủ thể trong quan hệ mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài là chủ sở hữu doanh nghiệp trong nước, chủ sở hữu doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, mua bán doanh nghiệp phải dẫn đến hệ quả là bên mua doanh nghiệp kiểm soát được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bị mua lại, mua bán doanh nghiệp phải được thực hiện thơng qua hình thức pháp lý bằng hợp
đồng và hoạt động mua bán doanh nghiệp được cơ quan nhà nước kiểm sốt thơng qua những thủ tục pháp lý nhất định.
Từ khái quát chung pháp luật một số quốc gia, có thể thấy những nền kinh tế chính trị khác nhau sẽ có những mục tiêu khác nhau trong quản lý và điều tiết các hoạt động kinh tế. Từ mục tiêu của từng quốc gia sẽ tạo ra hệ thống pháp luật đa dạng, khác nhau. Vai trị của Chính phủ và vai trò của thị trường sẽ ảnh hưởng đến quy định pháp luật về mua bán doanh nghiệp nói chung và mua bán doanh nghiệp có yếu tố nước ngồi nói riêng.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Andrew J.Sherman, Milledge A.Hart (2009), Mua lại và sáp nhập từ A đến Z, Nxb Tri Thức, Hà Nội.
2. Ths.Trần Quỳnh Anh (2012), Khái quát pháp luật Cộng hòa Liên bang Đức về hoạt động sáp nhập và mua lại doanh nghiệp – bài học kinh nghiệm cho Việt Nam, Tạp chí Luật học, (số 9), Đại học Luật Hà Nội
3. Trần Thị Bảo Ánh (2008), Some notes on M&A law, Tạp chí VietNam Law
& Laegal Forum.
4. Trần Thị Bảo Ánh (2013), Quan hệ mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam – nhận diện dưới góc độ pháp lý, Tạp chí Luật học.
5. Trần Thị Bảo Ánh (2014), Pháp luật về mua bán doanh nghiệp ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
6. Đinh Văn Ân (2003), Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa ở Việt Nam, NXB Thống kê, Hà Nội.
7. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), Kỷ yếu hội nghị 25 năm đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam, Hà Nội.
8. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), M&A: Toàn cảnh thị trường Mua bán – Sáp
nhập doanh nghiệp Việt Nam 2012, Đặc san của báo Đầu tư, Hà Nội.
9. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013), M&A: Mua bán – Sáp nhập doanh nghiệp Việt Nam 2013, Đặc san của báo Đầu tư, Hà Nội.
10. Mạng mua bán và sáp nhập (2009), Cẩm nang mua bán và sáp nhập tại Việt
Nam, tr.8.
11. Cục Đầu tư nước ngoài (2016), Tổng giá trị M&A tại Việt Nam đạt trên 3 tỷ USD trong nửa đầu năm 2016, Trang thông tin điện tử đầu tư nước ngoài, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Hà Nội.
12. Cục Quản lý Cạnh tranh (2011), Báo cáo tập trung kinh tế Việt Nam năm 2011, Bộ Công thương, Hà Nội.
13. Cục Quản lý Cạnh tranh (2015), Báo cáo tập trung kinh tế Việt Nam năm 2014, Bộ Công thương, Hà Nội.
14. Cục Quản lý Cạnh tranh (2015), Báo cáo thường niên 2015, Bộ Công thương, Hà Nội.
15. Cục Quản lý Cạnh tranh (2007), Các vấn đề pháp lý và thực tiễn về tập trung
kinh té, Hội thảo chuyên đề, Hà Nội.
16. Nguyễn Bá Diến (2014), Giáo trình Cơng pháp quốc tế, NXB ĐHQGHN, Hà
Nội.
17. TS. Nguyễn Thị Dung (2009), Pháp luật về hợp đồng trong thương mại và đầu tư – Những vấn đề pháp lý cơ bản, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Lê Duy (2011), Phân tích xu hướng sáp nhập, hợp nhất và mua lại doanh nghiệp tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015, Cục quản lý cạnh tranh, Bộ Công
thương.
19. Nhàn Đàm (2016), Thấy gì từ làn sóng M&A trong nền kinh tế 7 tháng đầu
năm?, Báo điện tử motthegioi.vn.
http://motthegioi.vn/kinh-te-c-67/thay-gi-tu-lan-song-ma-trong-nen-kinh-te-
7-thang-dau-nam-38905.html
20. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011, 2020, Việt Nam.
21. Nguyễn Quốc Huân (2011), Giám sát M&A có yếu tố nước ngồi, báo điện