Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm giai đoạn 2013 – 2015

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh hưng đạo (Trang 44 - 53)

Kỳ hạn của nguồn vốn huy động là một trong những yếu tố quan trọng nhất giúp thu hút TGTK từ khách hàng, nó khơng những tác động đến quyết định gửi tiền của khách hàng mà còn ảnh hƣởng đến chiến lƣợc kinh doanh, đầu tƣ của các ngân hàng. Nguồn vốn huy động từ TGTK theo kỳ hạn tại Sacombank – Chi nhánh Hƣng Đạo đƣợc chia thành ba loại: ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Trong giai đoạn 2013 – 2014, cơ cấu vốn liên tục biến động đƣợc thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.9. Tiền gửi tiết kiệm phân theo kỳ hạn giai đoạn 2013 – 2015

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Tỷ trọng Năm 2014 Tỷ trọng Năm 2015 Tỷ trọng So sánh So sánh 2014/2013 2015/2014 (+/-) (%) (+/-) (%) Ngắn hạn 2.164,8 73,62% 2.149,6 64,82% 2.272,8 66,53% -15,2 -0,7 123,2 5,73 Trung hạn 459,2 15,62% 796,8 24,03% 877,7 25,69% 337,6 73,52 80,9 10,15 Dài hạn 316,5 10,76% 370,1 11,16% 265,6 7,77% 53,6 16,94 104,5 -28,24 Tổng 2.940,5 100% 3.316,5 100% 3.416,1 100%

(Nguồn: Phịng kế tốn & quỹ Sacombank – Chi nhánh Hưng Đạo)

TGTK ngắn hạn

Ngày nay, các loại tiền gửi có kỳ hạn ngắn ln đƣợc khách hàng ƣa chuộng, một mặt vì gửi kỳ hạn ngắn, khi cần khách hàng có thể rút ra dễ dàng, lãi mất ít hơn. Bên cạnh đó, do tâm lý e ngại biến động của lãi suất theo chiều hƣớng tăng trong tƣơng lai sẽ làm mất đi nhiều lợi ích của đồng vốn đem lại. Trong giai đoạn 2013 – 2015, TGTK ngắn

hạn tại chi nhánh ít biến động. Năm 2013, huy động đƣợc 2.164,8 tỷ đồng và bƣớc sang năm 2014 con số này giảm đi nhƣng không đáng kể đạt đƣợc 2.149,6 tỷ đồng giảm 15,2 tỷ đồng tƣơng ứng 0,7%. Năm 2015, TGTK ngắn hạn tăng thêm 123,2 tỷ đồng so với năm 2014 tƣơng đƣơng 5,73% nâng nguồn vốn ngắn hạn lên 2.272,8 tỷ đồng. Điều này cho thấy ngân hàng đã cung cấp các sản phẩm tiết kiệm ngắn hạn phù hợp với nhiều kỳ hạn và đa dạng trong phƣơng thức trả lãi tạo điều kiện thuận lợi và linh hoạt cho khách hàng.

TGTK trung hạn

Ngân hàng đã rất cố gắng trong việc nâng cao hình thức huy động nguồn vốn trung hạn bằng việc ƣu đãi lãi suất hay các chƣơng trình gửi tiền tặng tiền. Vì vậy, TGTK trung hạn đã đƣợc cải thiện đáng kể qua từng năm. Năm 2013, TGTK trung hạn huy động đƣợc là 459,2 tỷ đồng và đến năm 2014 con số này tăng lên đáng kể đạt đƣợc 796,8 tỷ đồng tăng 337,6 tỷ đồng tƣơng ứng tăng 73,52% so với năm trƣớc . Năm 2015, TGTK trung hạn tiếp tục tăng nhƣng với tốc độ chững lại, chỉ tăng thêm 80,9 tỷ đồng so với năm 2014 tƣơng đƣơng 10,15% nâng nguồn vốn huy động trung hạn lên 877,7 tỷ đồng.

TGTK dài hạn

Mặc dù có lãi suất hấp dẫn nhƣng do tính chất của tiền gửi này là huy động trong kỳ hạn dài nên lƣợng khách hàng lựa chọn gửi khơng nhiều do khơng rút vốn đƣợc khi có nhu cầu sử dụng. Năm 2013, TGTK dài hạn huy động đƣợc là 316,5 tỷ đồng đến năm 2014 huy động đạt đƣợc 370,1 tỷ đồng tăng 53,6 tỷ đồng tƣơng ứng tăng 16,94% so với năm 2013. Năm 2015, TGTK dài hạn giảm mạnh với tốc độ 28,24% so với năm 2014 tức giảm đi 104,5 tỷ đồng và lƣợng TGTK dài hạn chỉ ở mức 265,6 tỷ đồng.

Biểu đồ 2.3. Cơ cấu TGTK theo kỳ hạn giai đoạn 2013 – 2015

(Đơn vị: %)

Nguồn: Phịng kế tốn & quỹ Sacombank – Chi nhánh Hưng Đạo

Qua biểu đồ trên, nhìn chung tỷ trọng TGTK ngắn hạn có xu hƣớng giảm dần nhƣng vẫn ở mức cao, điều này cũng khá thuận lợi cho ngân hàng vì nếu TGTK ngắn hạn tăng quá nhiều ngân hàng cũng có lúc gặp khó khăn khi hàng loạt khoản tiền gửi của khách hàng cùng đáo hạn vào một thời điểm. Chiếm tỷ lệ thấp nhất là TGTK dài hạn và cũng đang có xu hƣớng giảm. Trong khi đó, TGTK trung hạn lại có xu hƣớng tăng, đây là một dấu hiệu rất tốt vì nguồn vốn này là nguồn mà ngân hàng cần có để có thể chủ động hơn trong kế hoạch sử dụng vốn, nó an tồn hơn so với TGTK ngắn hạn để hoạch định các chiến lƣợc đầu tƣ hay cho vay lâu dài, ổn định hoạt động kinh doanh của chi nhánh

2.2.2.2. Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm theo đối tƣợng khách hàng

Bảng 2.10. Tiền gửi tiết kiệm phân theo đối tƣợng khách hàng giai đoạn 2013 – 2015 Đơn vị: tỷđồng Chỉ tiêu Năm 2013 Tỷ trọng Năm 2014 Tỷ trọng Năm 2015 Tỷ trọng So sánh So sánh 2014/2013 2015/2014 (+/-) (%) (+/-) (%) Doanh nghiệp 809,8 27,54% 750,2 22,62% 766,1 22,43% 399 14,8 85,9 2,78 Cá nhân 2.130,7 72,46% 2.566,3 77,38% 2.650 77,57% -23 -9,4 13,7 6,17 Tổng 2.940,5 100% 3.316,5 100% 3.416,1 100%

(Nguồn: Phịng kế tốn & quỹ Sacombank – Chi nhánh Hưng Đạo)

Biểu đồ 2.4. Cơ cấu TGTK theo đối tƣợng khách hàng giai đoạn 2013 – 2015 Đơn vị: %

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy cơ cấu TGTK theo đối tƣợng khách hàng không đồng đều, chiếm tỷ trọng cao là nguồn tiền gửi từ các khách hàng cá nhân và luôn chiếm trên 70%, phần còn lại là tiền gửi của các doanh nghiệp.

TGTK khách hàng cá nhân

Khách hàng cá nhân luôn là thành phần chiếm số lƣợng đông đảo trong nền kinh tế, do vậy việc huy động vốn từ đối tƣợng này khơng gặp q nhiều khó khăn thậm chí họ cịn sẵn sàng tìm đến ngân hàng để gửi tiết kiệm lấy lãi ngay khi có số vốn chƣa cần dùng đến.

TGTK huy động đƣợc từ khách hàng cá nhân có xu hƣớng tăng dần về số lƣợng trong giai đoạn 2013 – 2015. Cụ thể, năm 2013 đạt 2.130,7 tỷ đồng và đến năm 2014 tăng nhanh với tốc độ 20,44% đạt 2.566,3 tỷ đồng, tăng 435,6 tỷ đồng so với năm 2013. Trong năm 2015, TGTK cá nhân tiếp tục tăng nhƣng khá chậm đạt 2.650 tỷ đồng với tốc độ tăng là 3,26%.

Tỷ trọng TGTK khách hàng cá nhân cũng có xu hƣớng tăng qua các năm, năm 2013 chiếm 72,46%, năm 2014 chiếm 77,38%, năm 2015 chiếm 77,57%.

TGTK khách hàng doanh nghiệp

Đối tƣợng khách hàng doanh nghiệp luôn thƣờng xuyên cần vốn để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh, do vậy nhu cầu tiết kiệm cũng sẽ giảm hơn khách hàng cá nhân hoặc nếu có nhu cầu gửi tiết kiệm đa số cũng chỉ gửi trong ngắn hạn khi có số vốn dƣ thừa tạm thời. Mặc dù chi nhánh dành nhiều gói lãi suất ƣu đãi riêng khuyến khích các doanh nghiệp gửi tiết kiệm với số vốn lớn trong kỳ hạn dài nhƣng lƣợng huy động đƣợc vẫn chƣa cao.

TGTK từ khách hàng doanh nghiệp biến động qua các năm không nhiều, năm 2013 chi nhánh huy động đƣợc 809,8 tỷ đồng và đến năm 2014 giảm còn 750,2 tỷ đồng tƣơng ứng giảm đi 7,36%. Qua năm 2015, tăng nhẹ 2,12% so với năm 2014 đạt 766,1 tỷ đồng. Đây là đối tƣợng có khả năng cung cấp cho ngân hàng nguồn vốn vô cùng lớn mà không nhỏ lẻ nhƣ khách hàng cá nhân, chính vì vậy chi nhánh cần chủ động tìm kiếm cũng nhƣ thiết lập mối quan hệ thân thiết với nhiều doanh nghiệp hơn nữa để tăng cƣờng nguồn vốn cho hoạt động của ngân hàng.

Trái ngƣợc với tỷ trọng TGTK cá nhân, tỷ trọng TGTK khách hàng danh nghiệp có xu hƣớng giảm dần qua các năm, năm 2013 chiếm 27,54%, năm 2014 chiếm 22,62%, năm 2015 chiếm 22,43%.

2.2.2.3. Cơ cấu tiền gửi tiết kiệm theo sản phẩm

Bảng 2.11. Tiền gửi tiết kiệm phân theo loại hình sản phẩm giai đoạn 2013 – 2015 (Đơn vị: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2013 Tỷ Năm 2014 Tỷ Năm 2015 Tỷ So sánh So sánh trọng trọng trọng 2014/2013 2015/2014 (+/-) (%) (+/-) (%) TGTK có kỳ hạn truyền thống 1.776,5 60,41% 1.594,2 48,07% 1.390,3 40,70% -182.3 -10.26 -203.9 - 12.7 9 TGTK không kỳ hạn 388,3 13,21% 513,2 15,47% 605,7 17,73% 124,9 32,17 92,5 18,0 2 TGTK Đa năng 704,6 23,96% 1.134,6 34,21% 1.338,3 39,18% 430 61,02 203,7 17,9 6 TGTK Phù Đổng 32,2 1,10% 35,8 1,08% 41,3 1,21% 3.6 11.18 5.5 15.3 6 TGTK Tích Tài 15,4 0,52% 14,1 0,43% 14,6 0,43% -1.3 -8.44 0.5 3.55 TGTK khác 23,5 0,80% 24,6 0,74% 25,9 0,76% 1.1 4.68 1.3 5.28 Tổng 2.940,5 100% 3.316,5 100% 3.416,1 100%

Biểu đồ 2.5. Cơ cấu TGTK theo sản phẩm giai đoạn 2013 – 2015

(Đơn vị: %)

Nguồn: Phịng kế tốn & quỹ Sacombank – Chi nhánh Hưng Đạo

Các sản phẩm TGTK tại Sacombank – Chi nhánh Hƣng Đạo rất đa dạng, tùy từng loại sản phẩm mà có các đặc tính và ƣu điểm riêng có thể đáp ứng tốt cho nhiều mục đích gửi tiền khác nhau của khách hàng.

Tuy nhiên, nhìn vào biểu đồ trên cho ta thấy lƣợng lớn số vốn huy động đƣợc từ TGTK của khách hàng tập trung vào ba sản phẩm: tiết kiệm có kỳ hạn truyền thống, tiết kiệm Đa năng và tiết kiệm không kỳ hạn. Đây là những sản phẩm đƣợc khách hàng quan tâm, lựa chọn nhiều nhất khi có nhu cầu gửi tiền tại chi nhánh.

Tiết kiệm có kỳ hạn truyền thống

Đây là sản phẩm có từ rất lâu và đƣợc nhiều khách hàng ƣa chuộng, do đó đem lại nguồn vốn huy động cao nhất cho chi nhánh, chiếm tỷ trọng trong tổng cơ cấu TGTK qua ba năm 2013 – 2015 lần lƣợt là 60,41%, 48,07% và 40,7%. Qua số liệu bảng 2.9, ta thấy TGTK truyền thống có xu hƣớng giảm do khách hàng dần biết đến sản phẩm tiết kiệm mới – Tiết kiệm Đa năng có đặc tính mới hơn nên đã tăng dần sự lựa chọn vào sản phẩm này. Năm 2013, TGTK truyền thống là 1.776,5 tỷ đồng, đến năm 2014 giảm còn 1.594,2 tỷ đồng thấp hơn 182,3 tỷ đồng so với năm 2013 tƣơng ứng giảm 10,26%. Năm 2015,

lƣợng tiền huy động từ tiết kiệm truyền thống lại tiếp tục giảm đáng kể xuống còn 1.390,3 tỷ đồng, so với năm 2014 giảm đi 203,9 tỷ đồng ứng với 12,79%.

Nguồn vốn huy động từ sản phẩm này có thể nói là ổn định nhất tại chi nhánh, bởi vì giữa khách hàng và ngân hàng đã thỏa thuận về kỳ hạn gửi và ngân hàng chỉ chi trả lãi suất khi khách hàng rút vốn đúng hạn. Chi nhánh sẽ chủ động đƣợc nguồn vốn để cho vay hay đầu tƣ để tạo ra lợi nhuận. Do đó, trong tƣơng lai chi nhánh nên có biện pháp phù hợp hạn chế sự sụt giảm tỷ trọng của TGTK này, nổ lực huy động đƣợc nhiều nguồn vốn hơn từ sản phẩm tiết kiệm truyền thống.

Tiết kiệm không kỳ hạn

Đây là loại tiền gửi nhằm mục đích chính để thanh tốn nên có đầy đủ tính tăng của một thẻ thanh tốn, tuy nhiên sẽ khơng phải chi trả phí thƣờng niên khi sử dụng. Biến động TGTK không kỳ hạn trong giai đoạn 2013 – 2015 tƣơng đối mạnh và tăng dần qua từng năm cho thấy khách hàng ngày một nhận thức càng cao, thay vì tích trữ tiền mặt ở nhà, khách hàng đem gửi vào ngân hàng vừa an tồn lại có lãi suất và cũng thuận tiện cho việc rút ra chi tiêu khi có nhu cầu. Việc TGTK không kỳ hạn tăng là một lợi thế cho chi nhánh vì sẽ làm giảm chi phí trả lãi, tuy nhiên chi nhánh cần hết sức cân nhắc khi sử dụng nguồn vốn này bởi lẽ khách hàng có thể rút vốn bất cứ lúc nào khi nàocó nhu cầu nên ngân hàng rất khó để chủ động nguồn vốn cho chính mình.

Năm 2013, TGTK khơng kỳ hạn là 388,3 tỷ đồng, đến năm 2014 tăng lên 513,2 tỷ đồng tăng 124,9 tỷ đồng so với năm 2013 tƣơng ứng 32,7%. Năm 2015, lƣợng tiền huy động từ tiết kiệm không kỳ hạn lại tiếp tục tăng 92,5 tỷ đồng so với năm 2014 tƣơng ứng tốc độ 18,02% và đạt 605,7 tỷ đồng. Nhìn vào biểu đồ, tỷ trọng TGTK khơng kỳ hạn tăng liên tục, chiếm lần lƣợt trong tổng nguồn vốn huy động là 13,21%, 15,47%, và 17,73%. Với chính sách hạn chế sử dụng tiền mặt trong nền kinh tế hiện nay, TGTK không kỳ hạn trong những năm tới tại chi nhánh sẽ tăng đáng kể.

TGTK Đa năng

Đây là sản phẩm chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tổng nguồn vốn huy động từ TGTK. Tuy là một sản phẩm khá mới nhƣng lại đem đến hiệu quả huy động cao cho chi nhánh nhờ vào tính năng cho phép khách hàng rút vốn trƣớc hạn nhƣng vẫn đƣợc trả lãi suất có kỳ hạn trên phần vốn cịn lại.

Qua các năm, TGTK Đa năng tăng nhanh về cả số lƣợng lẫn tốc độ. Cụ thể, năm 2013 chi nhánh huy động đƣợc 704,6 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 23,96%, nhƣng sang đến 2014 TGTK Đa năng tăng mạnh đạt 1.134,6 tỷ đồng tăng 430 tỷ đồng tƣơng ứng 61,06% so với năm 2013 đồng thời nâng tỷ trọng lên 34,21%. Năm 2014, TGTK của khách hàng vào sản phẩm này lại tiếp tục tăng thêm 203,7 tỷ đồng với tốc độ chậm hơn là 17,96%, đạt 1.338,3 tỷ đồng và chiếm tỷ trọng 39,18%. Nhìn vào bảng số liệu cũng nhƣ biểu đồ, có thể thấy rõ sự không đồng đều trong tỷ trọng giữa TGTK Đa năng và truyền thống trong năm 2013 tuy nhiên chỉ trong hai năm lƣợng TGTK truyền thống giảm dần thay vào đó là sự tăng trƣởng mạnh của TGTK Đa năng làm cho tỷ trọng giữa hai sản phẩm này khơng cịn sự cách biệt quá lớn. Đây quả là sự thành cơng lớn của chi nhánh vì sản phẩm đã đem lại hiệu quả cao trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi từ khách hàng.

TGTK Phù Đổng

Biến động tăng khá nhanh qua các năm. Năm 2013, TGTK Phù Đổng đạt 32,2 tỷ đồng, đến năm 2014 tăng thêm 3,6 tỷ đồng tƣơng đƣơng 11,18%. Năm 2015 đạt 41,3 tỷ đồng tăng 5,5 tỷ đồng so với năm 2014 tƣơng ứng với tốc độ 15,36%. Mặc dù số lƣợng thẻ tiết kiệm Phù Đổng mở tại chi nhánh khá lớn tuy nhiên tỷ trọng của sản phẩm này chỉ chiếm hơn 1% trong tổng huy động TGTK. Do đặc tính sản phẩm là tiết kiệm dành cho trẻ em nên giá trị tiền gửi trên mỗi thẻ không cao. Thông thƣờng, các bậc phụ huynh gửi tiết kiệm để tham gia vào các chƣơng trình ƣu đãi quà tặng dành cho con.

Chủ tài khoản trên mỗi thẻ tiết kiệm đều là những khách hàng tiềm năng của chi nhánh trong tƣơng lai. Vì vậy, để không bỏ lỡ nguồn vốn tiềm năng có thể huy động đƣợc ngân hàng nên mở ra các chƣơng trình nhằm giới thiệu sản phẩm nhiều hơn nữa để khuyến khích nhiều bậc cha mẹ mở thẻ tiết kiệm cho con nhằm tập cho trẻ em thói quen tiết kiệm.

TGTK Tích Tài

Tuy phù hợp cho khách hàng khơng có số vốn lớn có thể gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm nhiều lần, nhƣng đứng trên quan điểm khách hàng thì lãi suất là yếu tố đƣợc quan tâm hàng đầu. Do đó, TGTK Tích Tài chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng vốn huy động vì lãi suất khách hàng nhận đƣợc thấp hơn so với sản phẩm tiết kiệm truyền thống có kỳ hạn tƣơng đƣơng nên sản phẩm này ít đƣợc khách hàng ƣa chuộng. Năm 2013, TGTK

Tích Tài đạt 15,4 tỷ đồng, đến năm 2014 giảm 1,3 tỷ đồng tƣơng đƣơng 8,44%. Năm 2015 đạt 14,6 tỷ đồng tăng 0,5 tỷ đồng so với năm 2014 tƣơng ứng với 3,55%.

TGTK khác

Bao gồm các sản phẩm: TGTK Trung Niên Phúc Lộc, Trung Hạn Đắc Lợi, tiền gửi có kỳ hạn ngày, TGTK tuần năng động,… Chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng nguồn vốn huy động vì các sản phẩm này chƣa đƣợc giới thiệu rộng rãi nên đƣợc ít khách hàng biết đến. Cụ thể, năm 2013 tổng lƣợng tiền huy động từ các sản phẩm TGTK khác là 23,5 tỷ đồng, đến năm 2014 đạt 24,6 tỷ đồng tăng 1,1 tỷ đồng so với năm 2013 tƣơng ứng 4,68%. Năm 2015, tổng lƣợng tiền huy động từ các sản phẩm tiết kiệm khác tiếp tục tăng đạt 25,9 tỷ đồng, so với năm 2014 tăng thêm 1,3 tỷ đồng ứng với 5,28%.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn thương tín chi nhánh hưng đạo (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)