CÁC PHƯƠNG TIỆN CỦA CHUYẾN ĐI

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH chủ đề 5 tìm hiểu về du lịch việt nam năm 2016 và so sánh với năm 2015 (Trang 30 - 33)

Biểu đồ 6. 1: Khách quốc tế đến Việt Nam chia theo phương tiện đến, 2015-2016

Nguồn: Tổng cục Thống kê

Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong năm 2016 lượng khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường hàng không chiếm đa số với 8.260.623 lượt, tăng so với năm 2015 là 31,7%. Khách đến bằng đường biển đạt 284.855 lượt tăng 67,7% so với năm 2015 tuy nhiên đây lại là phương tiện di chuyển được ít khách quốc tế lựa chọn nhất. Riêng với đường bộ, số lượng khách có sự giảm nhẹ khi đạt 1.467.257 lượt, giảm 2,3% so với năm 2015.

Biểu đồ 6. 2: Cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam chia theo phương tiện đến, 2015-2016

Nguồn: Tổng cục Thống kê

So sánh sự thay đổi cơ cấu khách quốc tế đến Việt Nam theo phương tiện đến năm 2015, 2016 có thể nhận thấy tỷ lệ khách đến bằng đường hàng không, đường biển tăng lần lượt từ 79,0% (năm 2015) lên 82,5% (năm 2016) và 2,1% (năm 2015) lên 2,8% (năm 2016). Trong khi đó tỷ lệ khách du lịch quốc tế đến bằng đường bộ lại giảm từ 18,9% năm 2015 xuống cịn 14,7% năm 2016.

Có thể nói rằng sự chênh lệch rõ ràng trong hình thức sử dụng các phương tiện vận chuyển này là vì máy bay vẫn là lựa chọn hàng đầu để thực hiện các chuyến đi du lịch nước ngoài của khách quốc tế bởi độ an toàn cao và khoảng thời gian ngắn khi di chuyển một chặng đường dài. Ngồi ra cịn do những chính sách mà Đảng và Nhà nước ban hành nhằm tạo điều kiện trong khâu xuất nhập cảnh; sự hợp tác, liên kết mở nhiều đường bay thẳng nối các thành phố lớn của Việt Nam đến các thành phố trong khu vực có nhiều khách du lịch quốc tế đến Việt Nam đã thúc đẩy họ lựa chọn máy bay là phương tiện di chuyển trong hành trình du lịch đến Việt Nam...

Tàu thủy chiếm tỉ lệ ít bởi lẽ nó chỉ có thể vận hành được nếu đi trên các vùng biển, thời gian di chuyển lâu,.. Tuy nhiên năm 2016 tỷ lệ khách quốc tế đến Việt Nam bằng đường biển có sự tăng nhẹ là do mức độ thú vị của những hành trình tour trên biển, do Việt Nam là một đất nước có đường biển dài với nhiều cảng biển ngày càng phát triển. Cuối cùng, đường bộ là lựa chọn đứng thứ hai khi đến Việt Nam của khách quốc tế bởi độ linh hoạt trong di chuyển mà nó mang lại. Nhưng năm 2016, lượng khách du lịch quốc tế lựa chọn hình thức di chuyển này đã giảm là do tốc độ di chuyển chậm, độ an toàn thấp và những trở ngại về khoảng cách địa lí.

6.2. Khách nội địa

Biểu đồ 6. 3: Cơ cấu khách du lịch nội địa theo phương tiện sử dụng năm 2016

Nguồn: Tổng cục Du lịch

Báo cáo điều tra của Tổng cục Du lịch về khách du lịch nội địa năm 2016 cho thấy, số khách di chuyển bằng ô tô chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 55%, chiếm hơn 1/2 so với tổng cơ cấu. Đứng thứ 2 là lựa chọn đi bằng máy bay chiếm 21,9%. Hai lựa chọn thấp nhất lần lượt là tàu hỏa chiếm 3,4% và tàu thủy chiếm 3,1%. Tỷ lệ còn lại là di chuyển bằng các phương tiện khác chiếm 16,6%.

Giải thích cho việc ơ tơ được lựa chọn nhiều nhất vì đây là một trong những phương tiện di chuyển chính của người dân Việt Nam với chi phí hợp lí, mức độ thuận tiện và độ linh hoạt cao. Thêm vào đó hạ tầng giao thơng vận tải của Việt Nam ngày càng hoàn thiện và phát triển giúp cho việc di chuyển bằng đường bộ trở nên dễ dàng hơn. Bên cạnh đó nhằm tạo điều kiện, cơ hội cho du lịch phát triển thì các hãng hàng không của Việt Nam đã tham gia vào các chương tình kích cầu du lịch với những đợt ưu đãi, khuyến mãi giá vé; đời sống kinh tế của người dân ngày càng phát triển nên năm 2016 cũng có rất nhiều du khách nội địa đã lựa chọn đi du lịch bằng đường hàng khơng bởi độ an tồn, tính tiện nghi cao mà nó đem lại.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) PHÁT TRIỂN NGHỀ NGHIỆP NGÀNH DU LỊCH và lữ HÀNH chủ đề 5 tìm hiểu về du lịch việt nam năm 2016 và so sánh với năm 2015 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(45 trang)