Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2016 – 2018

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng agribank việt nam chi nhánh huyện iapa – gia lai (Trang 47 - 55)

Đơn vị: triệu đồng. Chỉ tiêu Năm 2017/2016 2018/2017 2016 2017 2018 +/- % +/- % Doanh thu 22.789 23.539 26.377 750 3,29 2.838 12,06 Chi phí 15.883 15.890 17.052 7 0,04 1.162 7,31 Lợi nhuận 6.906 7.649 9.325 743 10,76 1.676 21,91

Doanh thuChi phíLợi nhuận Năm 2018 Năm 2017 Năm 2016 30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 0

Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh tại Agribank - CN huyện Ia Pagiai đoạn 2016 - 2018 giai đoạn 2016 - 2018

Nhìn vào bảng 2.2 và biểu đồ 2.1, có thể thấy lợi nhuận ngày càng tăng qua các năm phản ánh hoạt động kinh doanh có hiệu quả của chi nhánh. Tình hình cụ thể như sau:

Về doanh thu: Qua bảng 2.2 có thể thấy doanh thu tăng đầu qua các năm. Năm 2016 doanh thu đạt 22.789 triệu đồng. Năm 2017 đạt 23.539 triệu đồng (tăng 750 triệu đồng so với năm 2016, tương ứng với mức tăng trưởng 3,29%). Đến năm 2018, doanh thu đạt 26.377 triệu đồng (tăng 2.838 triệu đồng so với năm 2017 tương ứng với mức tăng trưởng là 12,06%). Nguyên nhân có sự gia tăng như vậy là do Chính phủ có thay đổi về lãi suất cho vay trong năm 2017 theo Quyết định số 227/QĐ-NHNN và Quyết định số 1425/QĐ-NHNN. Theo đó lãi suất cho vay ngắn hạn giảm từ 7%/năm trong năm 2016 xuống còn 6,5%/năm trong năm 2017. Trong năm 2018, Agribank chi nhánh huyện Ia Pa – Gia Lai tiếp tục thực hiện giảm lãi suất cho vay ngắn hạn từ tối đa 6,5%/năm xuống còn tối đa 6%/năm và giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn từ 8%/năm xuống còn từ 7,5%/năm đối với các khách hàng là đối tượng được ưu tiên theo Thông tư 39/2016/TT-NHNN. Thị trường ổn định, lãi suất giảm đồng thời có nhiều chương trình hỗ trợ lãi suất của Chính phủ nên nhiều doanh nghiệp mở rộng sản

xuất kinh doanh. Bên cạnh đó, hoạt động cho vay tiêu dùng đối với CBCNVC cũng tăng trưởng với tốc độ ổn định.

Về chi phí: Năm 2016 chi phí ở mức 15.883 triệu đồng. Năm 2017 là 15.890 triệu đồng, so với năm 2016 thì chi phí trong năm 2017 tăng khơng đáng kể, cụ thể mức tăng tuyệt đối là 7 triệu đồng tương ứng với mức tăng trưởng tương đối là 0,07%. Năm 2018, chi phí tăng đến 17.052 triệu đồng (tăng 1.162 triệu đồng so với năm 2017). Nguyên nhân tăng là do các khoản chi phí lãi tiền gửi, chi phí phát hành giấy tờ có giá, chi phí bưu điện viên thơng… đều tăng qua các năm.

Về lợi nhuận: Trong 3 năm qua, hoạt động kinh doanh của chi nhánh đạt được kết quả tích cực, cả doanh thu và chi phí đều tăng tuy nhiên tốc độ tăng của doanh thu nhanh hơn so với mức tăng của chi phí làm cho lợi nhuận cũng tăng dần qua các năm. Năm 2016, lợi nhuận đạt 6.906 triệu đồng. Năm 2017, với mức tăng tuyệt đối là 743 triệu đồng tương ứng tăng 10,76% ở mức tương đối và đạt 7.649 triệu đồng. Năm 2018 lợi nhuận đạt 9.325 triệu đồng tăng 1.676 triệu đồng so với năm 2017.

Giai đoạn 2016 - 2018, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực, nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng. Bên cạnh những thuận lợi, nền kinh tế Việt Nam nói chung và nền kinh tế trên địa bàn huyện nói riêng cịn phải đối mặt với những khó khăn, thách thức như thiên tai diễn biến phức tạp, ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của người dân trong khu vực. Để đạt được kết quả trên, ban lãnh đạo đã chủ động, linh hoạt và thận trọng góp phần hồn thành mục tiêu và nhờ vào nỗ lực của cán bộ nhân viên trong ngân hàng.

2.1.6. Các sản phẩm cho vay tiêu dùng tại chi nhánh

Được mô tả tại phụ lục 03.

2.2. Quy chế về cho vay tiêu dùng tại Agribank – CN huyện Ia Pa – Gia Lai

Được quy định trong quy chế cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. (Phụ lục 04)

2.2.1. Điều kiện cho vay

Agribank xem xét, quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây

:

- Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự theo quy định.

- Nhu cầu vay vốn để sử dụng vào mục đích hợp pháp, khơng thuộc đối tượng khơng được cho vay theo quy định của pháp luật, NHNN và Agribank.

- Có phương án sử dụng vốn khả thi thơng qua các nội dung sau: - Có khả năng tài chính để trả nợ, thể hiện qua các tiêu chí cơ bản sau:

- Trường hợp khách hàng vay vốn của Agribank theo lãi suất cho vay quy định tại khoản 2 Điều 13 Quy chế này, thì khách hàng phải được Agribank đánh giá là có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh.

2.2.2. Những đối tượng và nhu cầu vốn không được cho vay

2.2.2.1. Những đối tượng không được cho vay

Agribank không được cho vay đối tượng sau đây:

- Thành viên HĐTV, thành viên Ban kiểm sốt, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc.

- Cha, mẹ, vợ, chồng, cổn của thành viên HĐTV, thành viên Ban kiểm sốt, Tổng giám đốc, Phó Tống giám đốc.

- Khách hàng được bảo đảm bởi thành viên HĐTV, thành viên Ban kiểm sốt, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc.

- Agribank khơng được bảo đảm để TCTD khác cấp tín dụng cho các đối tượng quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.

- Cho vay có bảo đảm bằng cổ phiếu cơng ty cổn của Agribank.

- Cho vay để góp vốn vào một TCTD khác trên cơ sở nhận tài sản bảo đảm bằng cổ phiếu của chính TCTD nhận vốn góp.

- Cho vay đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh chứng khoán do Agribank nắm quyền kiểm soát.

KH tự giới thiệu và nêu yêu cầu tín dụngCBTD tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốnThẩm định và lập báo cáo thẩm định

SVTH: Nguyễn Thị Thảo 38

2.2.2.2. Nhu cầu vốn không được cho vay

Agribank không được cho vay đối với các nhu cầu vốn:

- Để thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

- Để thanh tốn các chi phí, đáp ứng các nhu cầu tài chính của các giao dịch, hành vi mà pháp luật cấm.

- Để mua, sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề mà pháp luật cấm đầu tư kinh doanh.

- Để mua vàng miếng.

- Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại chính Agribank (bao gồm cả trả nợ cho các Chi nhánh khác của Agribank) trừ trường hợp cho vay để thanh tốn lãi tiền vay phát sinh trong q trình thi cơng xây dựng cơng trình, mà chi phí lãi tiền vay được tính trong tổng mức đầu tư xây dựng được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.

- Để trả nợ khoản cấp tín dụng tại các TCTD khác và trả nợ khoản vay nước ngoài, trừ trường hợp cho vay Để trả nợ trước hạn khoản vay đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Là khoản vay phục vụ hoạt động kinh doanh;

+ Thời hạn cho vay không vượt quá thời hạn cho vay còn lại của khoản vay cũ;

+ Là khoản vay chưa thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ; + Các nhu cầu vốn khác do NHNN, HĐTV quy định.

2.3. Quy trình cho vay tại Agribank – CN huyện Ia Pa – Gia Lai

Căn cứ vào Quy trình cho vay đối với khách hàng cá nhân trong hệ thống Agribank ban hành kèm theo Quyết định số 839/NHNo ngày 15/5/2017 của Tổng giám đốc, quy trình cho vay được tác giả tóm tắt trong sơ đồ sau [2]:

Cơng chứng và ký kết hợp đồng cho vay

(Nguồn: Quy trình cho vay trong hệ thống Agribank)

Sơ đồ 2.2: Quy trình cho vay tại Agribank – CN huyện Ia Pa

Diễn giải sơ đồ:

Bước 1 và bước 2: Tiếp nhận và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn

Khi khách hàng có nhu cầu vay vốn sẽ trực tiếp liên hệ tại phịng tín dụng. Tại đây giao dịch viên tín dụng sẽ trực tiếp hướng dẫn khách hàng cung cấp giấy chứng minh nhân dân/hộ chiếu, các thông tin cần thiết và thiết lập hồ sơ vay vốn. Sau đó giao dịch viên tín dụng sẽ giới thiệu danh mục sản phẩm, dịch vụ của Agribank, tư vấn và hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ, thủ tục đăng ký sử dụng dịch vụ (nếu khách hàng có nhu cầu sử dụng). Cuối cùng giao dịch viên tín dụng thực hiện đăng ký thông tin trên hệ thống IPCAS và cấp mã khách hàng theo quy định hiện hành của Agribank (nếu khách hàng chưa được cấp mã) và hẹn ngày nhân viên xuống thẩm định.

Giao dịch viên tín dụng hoặc cán bộ được phân công đi thẩm định, thu thập thông tin cần thiết của khách hàng, khoản vay và tiến hành rà sốt, đánh giá tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ của hồ sơ vay vốn; đồng thời tổng hợp thơng tin quan hệ tín dụng của khách hàng từ trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) của NHNN, từ đó chấm điểm xếp hạng khách hàng theo quy định của Agribank. Thẩm định các điều kiện vay vốn của khách hàng nhằm đánh giá năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự của người đứng tên vay và người thực hiện (người tham gia) dự án, phương án vay vốn. Cuối cùng lập báo cáo thẩm định, đề xuất cho vay hoặc không cho vay (phải nêu rõ lý do) và trình lên người kiểm sốt khoản vay.

Bước 4: Kiểm soát hồ sơ vay vốn và báo cáo thẩm định

Bước này nhằm mục đích là kiểm sốt tính hợp pháp, hợp lệ và đầy đủ của bộ hồ sơ vay vốn, kiểm soát việc chấm điểm và xếp hạng khách hàng và kiểm soát nội dung báo cáo thẩm định, ký nháy từng trang rồi đề xuất cho vay hoặc không cho vay.

- Trường hợp không đồng ý cho vay phải nêu rõ lý do để trình người phê duyệt khoản vay.

- Trường hợp đồng ý cho vay nếu khoản vay trình người phê duyệt khoản vay.

Bước 5: Phê duyệt khoản vay

Quyết định cho vay hay không cho vay theo thẩm quyền quyết định cấp tín dụng. - Nếu từ chối cho vay: thơng báo từ chối cho vay bằng văn bản gửi khách hàng trong đó nêu rõ lý do từ chối cho vay.

- Nếu đồng ý cho vay: người phê duyệt khoản vay ghi ý kiến đồng ý, ký phê duyệt trên Báo cáo thẩm định và giao phịng KHKD hồn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 6: Tiến hành thủ tục công chứng và ký kết hợp đồng cho vay

Sau khi được duyệt cho vay, ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng hoàn tất hồ sơ vay, bổ sung các điều kiện nếu có. Khách hàng tới phịng cơng chứng nhà nước để cơng chứng các hợp đồng có liên quan. Tài sản thế chấp, cầm cố, và đăng kí giao dịch đảm bảo. Sau khi hợp đồng đã ký xong, nhân viên nhận bản chính giấy tờ tài sản đảm

bảo từ khách hàng, kiểm tra, niêm phong. Và hồ sơ được trình lên trưởng phịng KHKD xem lại và ký tên sau đó trình lên ban lãnh đạo ký hợp đồng tín dụng.

Bước 7: Giải ngân khoản vay

Sau khi ban lãnh đạo ký hợp đồng tín dụng, nhân viên tín dụng chuyển cho phịng kế tốn – ngân quỹ 2 bản (1 bản giao khách hàng, 1 bản kế toán lưu hồ sơ). Và bộ phận ngân quỹ căn cứ hợp đồng tín dụng đã ký kết, tiến hành thủ tục giải ngân cho khách hàng. Trường hợp món vay giải ngân nhiều lần, mỗi lần giải ngân sau phải được sự chấp thuận của trưởng phòng KHKD và Ban lãnh đạo trên mỗi giấy nhận nợ.

Bước 8: Kiểm tra sau khi giải ngân

Sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra việc khách hàng sử dụng tiền vay có đúng mục đích hay khơng, theo dõi chặt chẽ tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính, cơng nợ của khách hàng. Kiểm tra mục đích sử dụng vốn, nếu có dấu hiệu bất ổn phải nhanh chóng đề xuất ý kiến xử lý. Ngồi ra giao dịch viên tín dụng cịn phải thường xun đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm. Theo dõi và giải quyết các trường hợp như: điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ, phạt trả chậm, chuyển nợ quá hạn, thu hồi nợ trước hạn …

Bước 9 và 10: Theo dõi việc thu nợ và trả lãi

Hàng tháng theo đúng ngày đã thỏa thuận trên hợp đồng tín dụng, khách hàng phải đến ngân hàng trả nợ vay ( gốc + lãi). Trước khi đến hạn trả nợ 7 ngày, cán bộ tín dụng liên lạc với khách hàng qua điện thoại hay thư báo nhắc nhở về việc trả nợ hàng tháng (hiện nay đã có dịch vụ nhắc nợ tự động SMS banking qua điện thoại di động). Cuối tháng, cán bộ tín dụng rà sốt trên hệ thống IPCAS.

Nếu khách hàng trả nợ góp hàng tháng trễ 2 kỳ trở lên, giao dịch viên tín dụng có nhiệm vụ gửi thư báo hoặc trực tiếp xuống nhà khách hàng để nhắc nhở họ đến ngân hàng trả nợ. Khi đó khách hàng phải chịu một khoản tiền phạt trễ hạn được tính theo số dư nợ, số ngày trễ hạn và lãi suất phạt.

Khi khách hàng trả hết nợ vay gồm cả vốn, lãi và phí (nếu có), giao dịch viên tín dụng tiến hành thanh lý hợp đồng tín dụng cho khách hàng đồng thời lập tờ trình đề nghị giải chấp cho tài sản đã thế chấp trước đó, chuyển cho bộ phận ngân quỹ trả lại hồ sơ tài sản cho khách hàng theo đúng quy định.

Nhận xét: Trên cơ sở lý thuyết và qua thực tế tìm hiểu tại Agribank – CN huyện Ia Pa – Gia Lai, tác giả đã có cái nhìn cụ thể hơn về nghiệp vụ cho vay nói chung và cho vay tiêu dùng nói riêng. Về cơ bản, tác giả nhận thấy quy trình cho vay áp dụng thực tế tại chi nhánh đã đáp ứng đầy đủ u cầu của một quy trình tín dụng, tuy nhiên lại có một số điểm khác biệt về trình tự, thủ tục: Tùy đối tượng khách hàng mà trình tự thực hiện các bước trong quy trình tín dụng cũng có sự khác biệt, cán bộ quan hệ khách hàng linh hoạt áp dụng từng bước trong quy trình mà khơng cần phải tn theo thứ tự sao cho vẫn đảm bảo tính đầy đủ, nhanh chóng, thuận tiện và an tồn hoạt động. Đối với khách hàng có quan hệ tín dụng tại ngân hàng, trình tự thực hiện các bước sẽ nhanh chóng hơn, vì thơng tin khách hàng đã có từ trước và cán bộ chỉ cần kiểm tra lại hồ sơ hiện có tại ngân hàng mà không yêu cầu khách hàng cung cấp lại hồ sơ nếu hồ sơ cịn hiệu lực. Ngồi ra, căn cứ vào từng sản phẩm và mục đích vay vốn, ngân hàng cũng sẽ quy định cụ thể giấy tờ cho mỗi loại vay. Thường thì chi nhánh sẽ sử dụng các mẫu biểu được thiết kế sẵn cho từng sản phẩm và đối tượng khách hàng, trừ những trường hợp đặc biệt cần phải thiết kế lại bộ hồ sơ sao cho phù hợp với mục đích sử dụng. Sử dụng mẫu biểu được thiết kế sẵn nhằm tiết kiệm thời gian cho cả khách hàng lẫn cán bộ ngân hàng.

2.4. Tình hình cho vay tiêu dùng tại Agribank – CN huyện Ia Pa – Gia Lai

2.4.1. Dư nợ cho vay tiêu dùng

2.4.1.1. Tỷ trọng dư nợ cho vay tiêu dùng

Một phần của tài liệu Khóa luận phân tích kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng agribank việt nam chi nhánh huyện iapa – gia lai (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(145 trang)