Phương pháp kê khai thường xuyên (kiểm kê định kỳ).
Lương và trích bảo hiểm cho cơng
nhân quản lý phân xưởng
TK 627 Cuối kỳ kết chuyển Điều chỉnh các khoản trích trước TK 154 (631) TK 335 TK 152, 153 TK 242, 335 TK 214 TK 334, 338
Phân bổ chi phí trả trước và trích
trước chi phí
Xuất vật liệu, dụng cụ cho sản xuất
Chi phí khấu hao TSCĐ
TK 331
TK 111, 112
Dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất và cung cấp dịch vụ
Chi phí bằng tiền phục vụ sản xuất và cung cấp dịch vụ
Chi phí SXC cố định khơng tính vào
TK 632
Các khoản thu giảm chi phí
Hạch tốn 1 số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu:
Theo phương pháp kê khai thường xuyên (kiểm kê định kỳ).
1. Lương phải trả cho nhân viên phân xưởng.
Nợ TK 6271 : Chi phí SXC.
Có TK 334 : Phải trả công nhân viên.
2. Trích các khoản BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ của nhân viên phân xưởng. Nợ TK 6271 : Chi phí SXC.
Có TK 338 : Phải trả, phải nộp khác. 3. Xuất vật liệu cho phân xưởng.
Nợ TK 6272 : Chi phí SXC.
Có TK 152 : Nguyên liệu, vật liệu. 4. Xuất công cụ, dụng cụ cho phân xưởng. Nợ TK 6273, 242 : Chi phí SXC.
Có TK 153 : Cơng cụ, dụng cụ.
5. Trích khấu hao TSCĐ ở bộ phận phân xưởng sản xuất. Nợ TK 6274 : Chi phí SXC.
Có TK 214 : Khấu hao TSCĐ.
6. Chi phí điện, nước, điện thoại,… dùng cho bộ phận phân xưởng sản xuất.
Nợ TK 6277 : Chi phí SXC.
Nợ TK 133 : Thuế giá trị gia tăng. Có TK 111, 112, 331 : TK đối ứng.
7. Trích trước chi phí sửa chữa TSCĐ dùng ở phân xưởng sản xuất. Nợ TK 6278 : Chi phí SXC.
Có TK 335 : Chi phí phải trả.
8. Kết chuyển chi phí SXC vào TK 154 (631) để tính giá thành.
Nợ TK 154 (631) : Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang (Giá thành sản xuất). Có TK 627 : Chi phí SXC.
1.6. Kế tốn các khoản thiệt hại trong sản xuất:
1.6.1. Kế toán các khoản sản phẩm hỏng trong sản xuất:
Sản phẩm hỏng là những sản phẩm đang trong quá trình sản xuất hoặc đã sản xuất
xong nhưng có những sai phạm về mặt tiêu chuẩn kỹ thuật liên quan đến chất lượng, mẫu
mã, quy cách.
Những sai phạm này có thể do những nguyên nhân liên quan đến trình độ lành nghề, chất lượng vật liệu, tình hình trang bị kỹ thuật, việc chấp hành kỷ luật lao động, sự
tác động của điều kiện tự nhiên,… gây tổn thất đến hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Sản phẩm hỏng chia làm 2 loại:
Sản phẩm hỏng sửa chữa được.
Sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
1.6.1.1. Sản phẩm hỏng sửa chữa được:
Sản phẩm hỏng sửa chữa được là những sản phẩm hỏng về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và việc sửa chữa chúng mang lại lợi ích về mặt kinh tế.
Tùy sản phẩm hỏng nằm trong định mức hoặc ngoài định mức, mà chi phí sửa chữa được hạch tốn vào những khoản mục chi phí sản xuất sản phẩm phù hợp với nội dung của từng khoản chi sửa chữa, để cuối kỳ kết chuyển vào giá thành của sản phẩm hoàn thành trong kỳ, hoặc để theo dõi chi tiết chi phí sửa chữa sau đó kết chuyển vào các
đối tượng có liên quan.