3.5 Phân tích các vấn đề trong khâu đo lường:
3.5.1 Độ chính xác và sai số của các thiết bị đo:
- Độ chính xác là tiêu chuẩn quan trọng nhất của thiết bị đo. Bất kì một phép đo nào đều có sai lệch so với giá trị thực của chúng.
- Sai số tuyệt đối của phép đo : ∆X=X_d-X_th
(Trong đó: X_d là giá trị đo được ; X_th là giá trị thực của đại lượng cần đo )
- Thơng thường độ chính xác của một phép đo hoặc một thiết bị đo được đánh giá bằng sai số tương đối:
+ Với một phép đo, sai số tương đối được tính :
γ = ∆X/X (với X là đại lượng đo )
- Với một thiết bị đo, sai số tương đối được tính
β= ∆X/D (với D là giá trị lớn nhất của thang đo)
- Giá trị γ% gọi là sai số tương đối quy đổi dùng để sắp xếp các thiết bị đo thành các cấp chính xác.
- Khi biết cấp chính xác của một thiết bị đo ta có thể xác định được sai số tương đối quy đổi và suy ra sai số tương đối của thiết bị trong các phép đo cụ thể: γ=(β*D)
3.5.2 Độ tán xạ kết quả đo:
Độ chính xác biểu thị độ tán xạ đầu ra theo đầu vào. Nguyên nhân là do sự không duy nhất của đặc tính dụng cụ đo. Giả sử dụng cụ đo là tuyến tính, khi đó ta có quan hệ giữa thơng tin đo với đầu ra là:
A(t) = k.X(t)
Thực tế, do sự khơng tuyến tính hồn tồn, nên có sự sai lệch đầu ra A(t) theo đầu vào X(t). Dựa trên sự biến đổi đầu ra khơng tuyến tính, người ta mơ tả:
A(t) = k. (X(t) + ∆X(t)) = A(t) +∆A(t)
Gọi là sai lệch cộng. Để hiệu chỉnh sai lệch này, người ta dịch chuyển đặc tính theo trục tung. A(t) = (k + ∆k).X(t) = A(t) +∆A(t)
Để hiệu chỉnh, người ta sẽ điều chỉnh lại độ dốc của đặc tính, hay độ nhạy. Trong đó, do đặc tính đo biến thiên giữa một dải, nên ứng với một giá trị đầu vào X(t), đầu ra có thể xuất hiện trong biên A(t) ± +∆A(t), hoặc khi đầu vào biến thiên X(t) ± ∆X(t), thì đầu ra lại giữ nguyên A(t). Như vậy, rõ ràng một dụng cụ đo chính xác càng cao nếu độ tán xạ đầu ra càng nhỏ, hay nói cách khác là vùng sai lệch nhỏ.
3.6 Sơ đồ chi tiết mạch phần cứng của hệ thống:
Qua các tính chọn linh kiện và các bộ phần cứng của hệ, ta có thể rút ra sơ đồ :