Phân tích thực trạng tài chính của công ty trong thời gian qua

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại & xây dựng an thịnh (Trang 25 - 59)

2.2.1. Phân tích tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty

Đánh giá về mối quan hệ cân đối giữa tài sản và nguồn vốn

Đối với một doanh nghiệp khi lên bảng báo cáo tài chính phải đảm bảo nguyên tắc chung là Tổng tài sản= Tổng nguồn vốn.

Trong bảng cân đối kế toán theo tài sản thì tài sản nào có tính thanh khoản cao, thì sẽ được báo cáo trước, hay nói cách khác là tài sản được xếp theo thứ tự thanh khoản giảm dần. Còn về phần nguồn vốn thì nguồn vốn nào đến hạn trước sẽ được báo cáo trước.

Bảng 2.1: Bảng cân đối kế toán sơ lược qua các năm 2009, 2010, 2011

Đơn vị tính: VND

TÀI SẢN Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

A Tài sản ngắn hạn 9,547,268,037 11,192,878,004 7,182,057,703 I

Tiền và các khoản

tương đương tiền 1,850,304,317 1,609,490,874 513,232,282

II

Các khoản phải thu

ngắn hạn 3,147,052,164 3,351,314,308 3,351,314,308 Phải thu khách hàng 3,147,052,164 3,351,314,308 3,351,314,308 III Hàng tồn kho 459,911,556 6,232,072,822 3,317,511,113 1 Hàng tồn kho 459,911,556 6,232,072,822 6,182,470,380 2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho - - (2,864,959,267) IV Tài sản ngắn hạn khác 4,090,000,000 - - B Tài sản dài hạn 467,266,434 295,167,752 175,148,082 I Tài sản cố định hữu hình 467,266,434 295,167,752 175,148,082 _ Nguyên giá 512,073,391 334,393,411 209,622,212 _ Giá trị hao mòn lũy

kế (44,806,957) (39,225,659) 34,474,130

II Tài sản dài hạn khác - - -

TỔNG CỘNG TÀI

NGUỒN VỐN A Nợ phải trả 4,967,514,402 6,574,866,140 2,638,741,818 I Nợ ngắn hạn 4,967,514,402 6,074,866,140 2,138,741,818 Vay và nợ ngắn hạn 4,967,514,402 6,074,866,140 2,138,741,818 II Nợ dài hạn - 500,000,000 500,000,000 Vay và nợ dài hạn - 500,000,000 500,000,000 B Nguồn vốn 5,047,020,069 4,913,179,616 4,718,463,967 I Vốn chủ sở hữu 5,047,020,069 4,913,179,616 4,718,463,967 1

Vốn đầu tư của chủ sở

hữu 4,714,421,439 4,093,987,143 4,007,315,048 2

Lợi nhuận sau thuế

chưa phân phối 332,598,630 819,192,473 711,148,919

TỔNG CỘNG

NGUỒN VỐN 10,014,534,471 11,488,045,756 7,357,205,785

(Nguồn: báo cáo tài chính công ty cổ phần thương mại và xây dựng An Thịnh năm 2009, 2010, 2011)

Nhìn vào bảng cân đối kế toán của công ty cổ phần thương mại và xây dựng An Thịnh ta thấy rằng:

Tổng tài sản = tổng nguồn vốn (VND)

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

10.014.534.471 11.488.045.756 7.357.205.785

Nhận thấy tồng tài sản và tổng nguồn vốn có nhiều sự biến động. Tổng tài sản và nguồn vốn năm 2010 tăng hơn so với năm 2009 là 1.473.511.285 đồng, tương ứng với 16,35%. Qua năm 2011, tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty giảm xuống 4.130.839.971 đồng, tương ứng với 35,96%. Như vậy năm 2010 công ty đã đi vào hoạt động bền vững hơn. Do đó tình hình tài sản và nguồn vốn của công ty tăng hơn so với năm 2009. Đến năm 2011, tình hình kinh tế thế giới và trong nước diễn biến phức tạp ảnh hưởng đến hoạt động của công ty, dẫn đến kết quả là tình hình tài sản và nguồn vốn giảm sút.

Phân tích các chỉ tiêu tác động đến tổng tài sản

Nhìn vào bảng cân đối kế toán phần Tổng tài sản thì gồm có 2 phần tác động đến Tổng tài sản: Phần 1- Tài sản ngắn hạn

Phần 2 – Tài sản dài hạn

Đây là 2 phần chính quyết định đến sự tăng giảm của Tổng tài sản.

- Phân tích sự biến động của tài sản ngắn hạn

Tài sản ngắn hạn là tài sản có tính thanh khoản nhanh và được ưu tiên trước trong bảng cân đối kế toán trong phần tài sản.

Tài sản ngắn hạn

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

9.547.268.037 11.192.878.004 7.182.057.703

Tài sản ngắn hạn của công ty năm 2010 tăng so với năm 2009 là 1.645.609.967 đồng, tương ứng 17,24%. Qua năm 2011 tài sản ngắn hạn đã giảm đi 4.010.820.301 đồng, tương ứng với 35,83%. Tài sản ngắn hạn thay đổi do các yếu tố sau:

+ Vốn bằng tiền.

Vốn bằng tiền

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1.850.304.317 1.609.490.874 513.232.282

Vốn bằng tiền của công ty giảm dần qua các năm. Đặc biệt năm 2011 vốn bằng tiền đã giảm mạnh, giảm 1.096.258.592 đồng, tương ứng 68,11%. Sự giảm xuống như vậy là xấu bởi vì nó sẽ làm cho khả năng thanh toán nhanh bằng tiền của công ty giảm xuống, làm giảm tính hiệu quả vốn. Bên cạnh đó sự giảm xuống như vậy làm cho lượng tiền và tương đương tiền giảm. Vì thế công ty cần phải tăng lượng tiền mặt dự trữ lên và điều tiết một cách hợp lí.

+ Các khoản phải thu ngắn hạn.

Các khoản phải thu ngắn hạn

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

Các khoản phải thu ngắn hạn năm 2010 so với năm 2009 tăng 204262.144 đồng, tương ứng 6,5%. Nhưng đến năm 2011 các khoản phải thu ngắn hạn giảm đi rất nhiều, giảm 2.864.959.267 đồng, tương ứng 85,5%. Việc giảm các khoản phải thu ngắn hạn cho thấy rằng khả năng thu hồi vốn của công ty là xấu.Công ty phải tăng cường thu hồi nợ, giảm bớt lượng vốn ứ động trong khâu thanh toán cũng như hạn chế bị chiếm dụng vốn.

+ Hàng tồn kho.

Hàng tồn kho

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

4.549.911.556 6.232.072.822 6.182.470.380

Lượng hàng tồn kho năm 2010 tăng 1.682.161.266 đồng ứng với 37% so với năm 2009, sang năm 2011 hàng tồn kho đã giảm 49.602.442 đồng ứng với 0,8%. Hàng tồn kho là nhân tố tác động đến sự tăng giảm tài sản ngắn hạn. Năm 2010, 2011 hàng tồn kho tăng có thể do công ty mở rộng quy mô sản xuất,hoặc công ty không bán được hàng. Tuy nhiên do tình hình bất động sản không mấy khởi sắc ở thị trường 2 năm gần đây không tốt dẫn đến lượng hàng hóa tiêu thụ của công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng.

- Phân tích sự biến động của tài sản dài hạn.

Tài sản dài hạn

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

467.266.434 295.167.752 175.148.082

Qua bảng phân tích ta thấy rằng Tài sản dài hạn của công ty năm 2010 giảm 172.098.682 đồng ứng với 37% so với năm 2009, sang năm 2011 tài sản dài hạn của công ty lại giảm xuống 120.019.670 đồng, ứng với 40.66% so với năm 2010.

 Nhìn chung: Tổng tài sản giảm do hàng tồn kho nhiều, các khoản phải thu ngắn hạn giảm, bên cạnh đó vốn bằng tiền giảm điều này hoàn toàn không có lợi cho công ty. Vì vậy công ty cần phải sớm tìm ra biện pháp để khắc phục tình trạng trên.

Phân tích các chỉ tiêu tác động đến tổng nguồn vốn

Nguồn vốn của công ty là một vấn đề không chỉ các chủ doanh nghiệp quan tâm mà còn là vấn đề của các chủ đầu tư quan tâm tới, ngoài ra nguồn vốn còn cho biết tình hình và khả năng huy động vốn, sử dụng vốn và thấy được tài chính của công ty. Thông qua bảng cân đối kế toán qua các năm thì ta nhận thấy nguồn vốn của công ty có sự giảm sút. Vì vậy cần phân tích các chỉ tiêu tác động đến nguồn vốn đồng thời có biện pháp khắc phục và tăng nguồn vốn công ty.

- Phân tích sự biến động của nợ phải trả

Nợ phải trả

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

4.967.514.402 6.547.866.140 2.638.741.818

Nợ phải trả có sự biến động không đồng đều. Năm 2010 tăng 1.580.351.738 đồng, tương ứng 38%. Năm 2011 nơ phải trả giảm mạnh, giảm 3.909.124.322 đồng, ứng với 60%. Khi công ty bỏ ra một khoản nợ phải trả khá lớn thì công ty cần trang bị cho mình một lượng tiền vốn để chi trả cho phần lãi của khoản nợ phải trả. Như theo tình hình ta thấy rằng rõ ràng khoản vốn bằng tiền của công ty rất thấp nên khoản nợ phải trả của công ty có xu hướng giảm dần đó cũng là điều hợp lý khi

khoản vốn bằng tiền giảm dần qua các năm. Vì khi đối với một doanh nghiệp khi khoản nợ phải trả quá lớn thì khi doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản vốn để trang trải cho phần lãi vay, cho nên nó sẽ ảnh hưởng đến khả năng thanh toán nợ của công ty về sau.

- Phân tích sự biến động của vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

5.047.020.069 4.913.179.616 4.718.463.967

Năm 2010 vốn chủ sở hữu của công ty giảm 133.840.453 đồng ứng 2,6% so với năm 2009, năm 2011 giảm 194.715.649 đồng ứng 3,9% so với năm 2010. Nguồn vốn chủ sở hữu giảm dần qua các năm. Điều này cho thấy hoạt động kinh doanh của công đang trên đà giảm sút, cần có những biện pháp nhằm huy động nguồn vốn chủ sở hữu để hoạt động của công ty vững mạnh hơn.

 Nhìn chung: Trong 3 năm qua tài sản và nguồn vốn có sự biến động lớn, các chỉ tiêu có xu hướng giảm. Điển hình là các khoản phải thu, hàng tồn kho cũng nhiều, điều này làm vốn bằng tiền của công ty giảm. Nguồn vốn chủ sở hữu cũng có xu hướng giảm mạnh, tác động tới tài sản và nguồn vốn của công ty. Vì vậy công ty cần phải xem xét lại tìm biện pháp khắc phục cho về lượng tiền mặt sao cho phù hợp, bên cạnh dó cần phải giảm lượng hàng tồn kho xuống bằng cách là giảm giá và khuyến mãi khi khách hàng đến ký hợp đồng. Điều chỉnh các khoản mục trong bảng cân đối kế toán để các chỉ tiêu phát sinh hợp lý

2.2.2. Phân tích sự biến động của bảng kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Bảng 2.2:Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009, 2010, 2011

Đơn vị tính: VND

Chỉ tiêu năm 2009 năm 2010 năm 2011

1. Doanh thu từ bán hàng

và cung cấp dịch vụ 9.193.636.364 5.445.524.298 2.634.150.000 2. Các khoản giảm trừ

doanh thu 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp

dịch vụ 9.193.636.364 5.445.524.298 2.634.150.000 4. Giá vốn hàng bán 2.412.301.838 2.998.438.793 1,209.353.967 5. Lợi nhuận gộp về bán

hàng và cung cấp dịch vụ 6.781.334.526 2.447.085.505 1.424.796.033 6. Doanh thu hoạt động

tài chính 4.424.096 1.094.391 223.221 7. Chi phí hoạt động tài

chính 692.217,691 108.254.029 25.083.138

Trong đó: Chi phí lãi

vay 108.254.029 25.083.138

8. Chi phí bán hàng 4.369.032.178 222.549.629 148.366.419 9. Chi phí quản lý doanh

nghiệp 1.281.043.913 1.025.119.608 303.371.138 10. Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh 443.464.840 1.092.256.630 948.198.559 11. Thu nhập khác

12. Chi phí khác 13. Lợi nhuận khác 14. Tổng lợi nhuận kế

toán trước thuế 443.464.840 1.092.256,630 948,198.559 15. Chi phí thuế thu nhập

doanh nghiệp hiện hành 110.866.210 273.064.158 237.049.640 16. Lợi nhuận sau thuế

chưa phân phối 332.598.630 819.192.473 711.148.919

(Nguồn: báo cáo tài chính công ty cổ phần thương mại và xây dựng An Thịnh năm 2009, 2010, 2011

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

9.193.636.364 5.445.524.298 2.634.150.000

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty giảm mạnh qua các năm. Năm 2010 giảm so với năm 2009 là 3.748.112.066 đồng, tương ứng 40,77%, sang năm 2011 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm 2.811.374.298 đồng và ứng với 51,63%. Năm 2010 và 2011 công ty hoạt động kém hiệu quả do trong thời gian này các hợp đồng thi công giảm dần. Công ty cần tăng cường hoạt động marketing để thu hút nhiều khách hàng hơn để doanh thu có sự chuyển biến tốt hơn.

- Phân tích sự biến động của doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ cũng chính là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty do các khoản giảm trừ doanh thu không phát sinh. Hàng hóa và cung cấp dịch vụ của công ty rất đảm bảo,và đáp ứng được yêu cầu khách hàng, chính vì thế mà các khoản giảm trừ doanh thu không phát sinh.

- Phân tích sự biến động của lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

2.412.301.838 2.998.438.793 1.209.353.967

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ qua 3 năm có sự biến động tăng rồi lại giảm. Năm 2010 tăng 586.136.955 đồng so với năm 2009 và ứng với 24,29%, sang năm 2011 giảm 1.789.084.826 ứng với 59,66%. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của công ty sang năm 2011 giảm đi, nguyên nhân này thì cần phải xem xét lại giá vốn hàng bán.

- Phân tích sự biến động của giá vốn hàng bán.

Giá vốn hàng bán

6.781.334.526 2.447.085.505 1.424.796.033

Nhận xét tình hình giá vốn hàng bán qua các năm giảm dần. Năm 2010 giá vốn hàng bán giảm mạnh, 4.334.248.733 ứng với 63,9% so với năm 2009, năm 2011 giá vốn hàng bán giảm không đáng kể, giảm 1.022.289.760 đồng, ứng với 41,8% so với năm 2009. Giá vốn hàng bán năm 2010 giảm như vậy rất có lợi cho công ty, có thể làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên, năm 2011 giá vốn hàng bán có giảm nhưng doanh thu thuần năm 2010 lại thấp nên cũng ảnh hưởng đến lơi nhuận.

- Phân tích sự biến động của doanh thu hoạt động tài chính

Doanh thu hoạt động tài chính

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

4.424.606 1.094.391 223.221

Doanh thu hoạt động tài chính cũng giảm dần qua các năm. Năm 2010 giảm 1.330.215 đồng, ứng với 29,45% so với năm 2009. Sang năm 2011 giảm 1.871.170 đồng, tương ứng 60,4% so với năm 2010. Đây là một dấu hiệu không tốt, doanh thu hoạt động tài chính giảm dần làm cho lợi nhuận giảm đi

- Phân tích sự biến động của chi phí tài chính

Chi phí tài chính

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

692.217.691 108.254.029 25.083.138

Chi phí tài chính của công ty theo xu hướng giảm dần. Đây là điều hoàn toàn có lợi cho công ty. Vì đối với bất cứ doanh nghiệp nào chi phí là một khoản không thể thiếu trong kinh doanh vì vậy cần phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn để càng giảm được khoản chi phí tài chính xuống thì càng tốt. Xét trong trường hợp của công ty thì khoản chi phí giảm xuống cũng là điều tất yếu, vì các khoản mục trên bảng cân đối kế toán đều có xu hướng giảm và khoản tiền bằng vốn của công ty cũng giảm xuống.

Chi phí quản lý kinh doanh

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1.281.043.913 1.025.119.608 303.371.138

Qua 3 năm hoạt động thì chi phí quản lý kinh doanh có xu hướng giảm dần. Năm 2010 chi phí quản lý kinh doanh giảm so với năm 2009 nhưng lượng giảm ít hơn năm 2011 so với năm 2010. Số tiền đầu tư vào chi phí kinh doanh năm 2011 giảm 721.748.470 đồng ứng với 70,4% so với năm 2010. Chi phí quản lý kinh doanh giảm đi là do năm 2011 công việc kinh doanh của công ty hoạt động không được tốt lắm. Cũng chính vì vậy mà lượng chi phí cho quản lý kinh doanh cũng giảm dần.

- Phân tích sự biến động của lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

443.464.840 1.092.256.630 948.198.559

Do chi phí tài chính và quản lí kinh doanh qua các năm thấp nên ảnh hưởng đến lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh cũng giảm. So sánh theo chiều ngang thì ta thấy rằng, năm 2010 so với năm 2009 tăng 648.791.790 đồng, năm 2011 giảm 144.058.071 đồng, ứng với 13,19% so với năm 2010. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2010 tăng đột biến. Song năm 2011 lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh giảm, điều này cho thấy rằng tuy năm 2011 công ty hoạt động kém hiệu quả hơn nhưng vẫn đạt được một mức lợi nhuận chấp nhận được.

- Phân tích sự biến động của tổng lợi nhuận trước thuế

Tổng lợi nhuận trước thuế

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

443.464.840 1.092.256.630 948.198.559

Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2010 tăng 648.791.790 đồng, đến năm 2011, tổng lợi nhuận trước thuế giảm đi 144.058.071 đồng, ứng với 13,19% so với năm 2010. Tổng lợi nhuận trước thuế được tạo thành từ lợi nhuận thuần từ hoạt động

kinh doanh và lợi nhuận khác. Do không phát sinh các khoản chi phí khác và thu nhập khác nên tổng lợi nhuận trước thuế đúng bằng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh.

- Phân tích sự biến động của chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

110.866.210 273.064.158 237.049.640

Thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2010 tăng mạnh, tăng 162.197.948 đồng. Qua

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại & xây dựng an thịnh (Trang 25 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w