Biện pháp nâng cao năng lực kinh doanh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại & xây dựng an thịnh (Trang 49 - 50)

Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp được thể hiện thông qua năng lực tuần hoàn vốn của doanh nghiệp. Năng lực kinh doanh của doanh nghiệp hiện tại thấp mà nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu giảm xuống. Do vậy, để nâng cao năng lực kinh doanh của doanh nghiệp cần có các biện pháp để tăng doanh thu:

3.2.2.1 Đẩy mạnh các dịch vụ mà doanh nghiệp đang cung cấp

Mục tiêu của biện pháp

Để tồn tại và phát triển trên thị trường cạnh tranh gay gắt như ngày nay, bản thân mỗi doanh nghiệp phải tự tìm hướng đị thích hợp cho riêng mình. Một hướng đi đúng đắn và thích hợp sẽ là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của doanh nghiệp. Để có thể khẳng định được vị thế của mình trên thị trường cần phải phát triển hơn nữa các dịch vụ của mình.

Công tác nghiên cứu và nắm bắt các thông tin về nền kinh tế, thị trường, chính sách phát triển và hộ trợ của Nhà nước, nhu cầu của thị trường khách hàng… là việc hết sức quan trọng, góp phần quyết định sự thành bại của việc kinh doanh. Tuy nhiên, các công việc này chưa được chú trọng đúng mức, điều này dẫn đến những chính sách, đường lối mang lại hiệu quả không được như mong muốn, khối lượng dịch vụ thực hiện vẫn còn ít, chủ yếu tập trung vào thi công các dự án công trình giao thông, cầu đường mà chưa phát triển các lĩnh vực khác.

Các biện pháp tiến hành

Quảng cáo là phương tiện không thể thiếu để đưa các sản phẩm của doanh nghiệp đến khách hàng.Quảng cáo có thể được thực hiện thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua các đối tác liên doanh, qua các khách hàng của công ty…

Bên cạnh việc quảng cáo, công ty cần phải tiến hành hoạt động nâng cao chất lượng các dịch vụ của công ty đăc biệt là các dịch vụ chủ chốt, mang lại lợi nhuận cao cho công ty.

3.2.2.2 Áp dung chính sách bán hàng trả chậm

Chính sách bán chịu ( thanh toán chậm) một cách linh hoạt và phù hợp với tình hình tài chính của công ty ở từng thời kỳ khác nhau có thể thu hút thêm khách hàng mới và tăng doanh thu. Vì vậy công ty cần phải:

+ Xác định mục tiêu bán chịu: Nhằm thúc đẩy tăng doanh thu, giải tỏa hàng tồn kho, gây uy tín về năng lực tài chính của công ty.

+ Xây dựng các điều kiện bán chịu: mức giá, lãi suất nợ vay và thời hạn bán chịu ( thời hạn bán chịu không quá dài, lãi suất thấp, khách hàng có khả năng thanh toán nợ, mức giá phải cao hơn mức giá thanh toán ngay…).

+ Tính toán hiệu quả của chính sách bán chịu: thực chất là so sánh giữa các chi phí phát sinh do bán chịu với lợi nhuận mà chúng mang lại.

Biện pháp này có thể cải thiện được vòng quay tiền, vòng quay hàng tồn kho, hiệu suất sử dụng vốn cố định. Tuy nhiên, mặt trái của nó là làm giảm một số chỉ tiêu như vòng quay vốn lưu động, kỳ thu tiền bình quân, doanh lợi tiêu thụ. Nhưng chính sách này một phần nào đó có thể đem lại lợi ích cho công ty.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần thương mại & xây dựng an thịnh (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w