Các kiến nghị, đề xuất

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo THỰC HÀNH kỹ NĂNG GIÁO dục tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM và HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP (Trang 72 - 74)

2. Về nội dung chương trình.

Nội dung chương trình tập trung hình thành và phát triển 4 kỹ năng cho sinh viên tuy khá tồn diện nhưng cịn gặp khó khăn sau:

- Kỹ năng chủ nhiệm lớp: đối với sinh viên năm 3 chưa từng được tham gia cơng tác chủ nhiệm thì kỹ năng này cịn nhiều mới lạ, bỡ ngỡ: Các nội dung chủ nhiệm lớp diễn ra trong thời gian ngắn và đã mất gần một nửa thời gian là kiến tập online nên GSKT khơng có nhiều cơ hội tiếp xúc tìm hiểu HS.

- Kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo:

+ Thời gian tổ chức hoạt động còn hạn chế nên sinh viên chưa truyền đạt được hết tất cả nội dung đến với học sinh. Đa số lịch các hoạt động trải nghiệm bị trùng với các kế hoạch của Đồn trường,. + Sự sơi nổi của lớp cũng phải trong giới hạn vì lịch kiến tập trùng với lịch thi giữa kì của HS.

- Kỹ năng quản lý hành vi lớp học: Số tiết sinh viên được dự giờ cịn ít do bị trùng khá nhiều với lịch học trên trường Đại học nên chưa tìm hiểu,

bao quát được hết hành vi học sinh trong lớp học, chưa được trải nghiệm nhiều tình huống sư phạm.

- Kỹ năng tham vấn học đường:

+ Một số học sinh còn e dè, chưa thực sự cởi mở.

+ Phần lớn sinh viên còn trẻ, chưa dày dặn kinh nghiệm, sự trải đời để có thể giải quyết các thắc mắc, khó khăn cho học sinh trong nhiều trường hợp hi hữu, khó giải quyết.

2. Về thời gian kế hoạch

Cũng tương tự nội dung, thời gian và kế hoạch cũng gặp khó khăn:

- Thời gian: Chưa thật sự thiết thực và hợp lý bởi ngoài thời gian xuống trường THPT, sinh viên còn phải tham gia việc học trên lớp nên gây ảnh hưởng đến thời gian biểu, khó khăn trong phân bố thời gian.

- Kế hoạch: Kế hoạch do sinh viên đưa ra để tiến hành hiệu quả còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố: thời gian, hoạt động của học sinh, đặc điểm học sinh, nội dung chương trình,…

Vậy nên, sinh viên xin đưa ra đề xuất:

+ Khi sinh viên cịn chưa hiểu hoặc gây ra sai sót, giáo viên cần chỉ ra ngay và hướng dẫn giải quyết kịp thời.

+ Phía học sinh nên có thái độ cởi mở, thân thiện, hợp tác với sinh viên để quá trình tương tác được diễn ra thuận lợi và hình thành những tình cảm cao quý, ý nghĩa, những kỷ niệm đáng nhớ của thầy cơ-trị. 3. Về hình thức, phương pháp tổ chức thực hành nghề

Hình thức, phương pháp tổ chức đa dạng với nhiều đối tượng nhưng còn nhiều hạn chế:

- Tương tác với học sinh: thời gian tiếp xúc với các em cịn hạn chế nên chưa tìm hiểu tâm lý, nguyện vọng của tất cả thành viên trong lớp. Một số em còn e ngại, thiếu hợp tác với sinh viên.

- Trao đổi với giáo viên hướng dẫn: thời gian, công việc của giáo viên hướng dẫn và sinh viên khác nhau nên chưa có nhiều cơ hội để trao đổi sâu, sinh viên chưa thực sự lĩnh hội nhiều kinh nghiệm từ giáo viên. Vậy nên sinh viên xin đưa ra đề xuất:

+ Sinh viên nên phân bố, sắp xếp thời gian hợp lý để làm việc cùng nhau, trao đổi một cách tích cực để tìm ra những quan điểm chung. + Sinh viên và giáo viên hướng dẫn cần tận dụng, sắp xếp thời gian hợp lý để trao đổi với nhau nhiều hơn.

Hà Nội, ngày 16 tháng 04 năm 2022

XÁC NHẬN CỦA GVCN TRƯỞNG NHÓM KIẾN TẬP

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) báo cáo THỰC HÀNH kỹ NĂNG GIÁO dục tổ CHỨC HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM và HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP (Trang 72 - 74)

w