Xử lý nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Khóa luận một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện tiên lãng (Trang 62 - 63)

2.3.4 .Thực trạng cho vay hộ sản xuất tại Chi nhánh AgribankTiên Lãng

2.3.5.4. Xử lý nợ quá hạn cho vay hộ sản xuất

Nợ xấu xảy ra, có nhiều nguyên nhân: khách quan ( thiếu hiểu biết của bên vay, vượt tầm kiểm sốt của Ngân hàng, yếu tố bên ngồi khác…), chủ quan ( bên vay không tuân thủ các quy định quản lý nợ vay của Ngân hàng, hoặc Ngân hàng đã khơng giám sát chặt chẽ tính tn thủ các bên trong suốt thời gian sử dụng vốn…Vậy khi nợ xấu xảy ra Ngân hàng tiến hành xử lý như sau:

- Chuyển nhóm nợ

Đây là việc làm đầu tiên của Ngân hàng. Cán bộ tín dụng phụ trách tiến hành chuyển nhóm nợ của khách hàng, thơng báo cho khách hàng về nợ quá hạn, đôn đốc khách hàng trả nợ, thơng báo tình trạng nợ của khách hàng với địa phương, kênh thông tin khách hàng tại Ngân hàng. Đồng thời khi chuyển nhóm nợ, cán bộ tín dụng phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới nợ quá hạn để có phương án xử lý thích hợp nhằm hạn chế tổn thất cho cả hai bên.

- Cơ cấu lại nợ

Ngân hàng sẽ tiến hành cơ cấu lại nợ cho khách hàng trong trường hợp nợ xấu là khách quan ( đối với hộ sản xuất có thể là do thiên tai, dịch bệnh…) và quan trọng trong tương lai bên vay có đủ khả năng trả nợ: Ví dụ trong 3 tháng nữa, sản phẩm sẽ được thu hoạch và tiền được thanh toán một lần. Khách hàng cho Ngân hàng thấy được điều này thì việc xử lý nợ xấu sẽ thực hiện giãn nợ cho khách hàng thêm thời giân là 3 tháng. Tuy nhiên sau 3 tháng mà khách hàng vẫn khơng hồn trả nợ cho Ngân hàng thì buộc Ngân hàng phải có biện pháp để thu hồi nợ.

- Thu hồi nợ thông qua xử lý TSĐB

Cách làm tốt nhất là phía Ngân hàng sẽ thuyết phục bên vay tự nguyện bán tài sản để trả nợ vì biện pháp này ít tốn kém nhất, rút ngắn thời gian xử lý và giảm bớt số tiền lãi phải trả đồng thời cũng giảm được thiệt hại cho cả hai bên.

Ngân hàng sẽ tiến hành khởi kiện trong trường hợp bên vay sẽ không tự nguyện bán tài sản, Biện pháp này rất mất thời gian vì phải trải qua nhiều thủ tục pháp lý phức tạp, mà việc khởi kiện khơng nhanh thì chất lượng TSĐB có nguy cơ giảm và nợ xấu lại có nguy cơ tăng cao.

Dùng quỹ dự phòng để xử lý: Thực hiện đúng quy định hoạt động của luật tổ chức tín dụng là việc sử dụng quỹ dự phịng trước đó đã trích lập để bù đắp các khoản nợ khơng thu hồi được.

Một phần của tài liệu Khóa luận một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam – chi nhánh huyện tiên lãng (Trang 62 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)