GHI VAØ HIỆU CHỈNH VĂN BẢN 51

Một phần của tài liệu Bài giảng AutoCAD 2008 (Trang 56 - 89)

Để ghi và hiệu chỉnh văn bản ta tiến hành theo các bước sau:

– Tạo các kiểu chữ cho bản vẽ bằng lệnh Style (hoặc ST).

– Ghi dòng chữ bằng lệnh TEXT hoặc đoạn văn bản bằng lệnh MTEXT. – Hiệu chỉnh nội dung bằng lệnh DDEDIT hay kích đúp, hay sửa tính chất

bằng hộp thoại Properties.

Dòng chữ trong ACAD được tạo từ các đối tượng Line, Circle, Arc… do đó có thể sử dụng các lệnh sao chép hoặc biến đổi hình (Move, Copy, Mirror, Array, Rotate,…). Vì dòng chữ là một phần tử đồ họa, do đó nếu trong bản vẽ có nhiều dòng chữ, sẽ làm chậm quá trình thể hiện bản vẽ.

6.1. Tạo kiểu chữ bằng lệnh STYLE

Type in Pull – Down Menu Toolbars STYLE hoặc ST Format\Text Style… Text toolbar

Thực hiện lệnh STYLE, hoặc từ Menu Format chọn Text Style…, xuất hiện một hộp thoại sau (Hình 6.1):

Hình 6.1: Hộp thoại Text Style

– Chọn nút New, xuất hiện hộp thoại Text Style (Hình 6.2),

nhập vào tên kiểu chữ (ví dụ: VNI-TIMES) và nhấn nút OK.

– Chọn Font chữ: bằng cách kích vào mũi tên tại ô Font Name, một Menu thả xuống cho phép chúng ta chọn kiểu chữ việt thích hợp (ví dụ ta chọn font: VNI-TIMES).

– Chọn chiều cao kiểu chữ tại ô Height: (ví dụ cao 2.5). – Width Factor: hệ số chiều rộng chữ (thường bằng 1)

Oblique Angle: độ nghiêng của chữ, mặc định thẳng đứng.

– Ô Preview cho ta xem trước kiểu chữ. – Để xoá tên kiểu chữ : chọn nút Delete.

– Sau khi tạo một kiểu chữ ta nhấp nút Apply để tạo thêm, kiểu chữ khác. Kết thúc lệnh ta nhấp nút Close.

6.2. Tạo các dòng chữ hoặc văn bản trong bản vẽ bằng lệnh TEXT và MTEXT

Command : TEXT

Current text style: "TNRM" Text height: 15.0000 Annotative: No (Báo cho bạn biết là kiểu chữ đang hiện hành là TNRM và chiều cao chữ là 2.5).

Specify start point of text or [Justify/Style]: (Chọn điểm canh lề trái).

Specify rotation angle of text <0>: (Độ nghiêng của dòng chữ). Goùc n ghiên g dòn g TEX T Rotation Angle Hình 6.3

Ngoài ra ta có thể nhập đoạn văn bản vào bản vẽ bằng lệnh MTEXT. Command: MTEXT (hoặc MT) 

TEXT Current text style: "TNRM" Text height: 15.0000 Annotative: No Specify first corner: (Chọn điểm góc thứ nhất của đoạn văn bản).

Specify opposite corner or [Height/Justify/Line spacing/Rotation/Style/Width/Columns]: (Chọn điểm gốc đối diện).

Sau đó một hộp thoại Text Formatting (Hình 6.4) xuất hiện: trên hộp thoại này cho phép ta nhập văn bản vào như các phần mềm khác. (Tham khảo SGK)

6.3. Hiệu chỉnh nội dung dòng chữ bằng lệnh DDEDIT:

Type in Pull – Down Menu Toolbars DDEDIT hoặc ED

hoặc kích đúp Modify\Object\Text\Edit… Text  Command : ED 

Select an annotation object or [Undo]: (Chọn dòng chữ

cần thay đổi nội dung). Hình 6.5

– Nếu dòng chữ được tạo ra bởi lệnh TEXT hoặc DTEXT, sẽ xuất hiện hộp

thoại Edit Text (Hình 6.5).

– Nếu dòng chữ được viết bằng lệnh MTEXT thì xuất hiện bảng Text

Formatting (Hình 6.4). Ta có thể trực tiếp điều chỉnh dòng chữ như là viết

chữ ban đầu.

6.4. Hiệu chỉnh các tính chất của đối tượng hoặc dòng chữ bằng hộp thoại Properties Window Properties Window

Type in Pull – Down Menu Toolbars Shortcut Menu PROPERTIES hoặc CHANGE

Hoặc CH hoặc kích đúp Modify\Properties Standard Ctrl + 1 – Lệnh Change (Ch ) hoặc Từ

Modify menu chọn Properties,

hoặc nhấp vào biểu tượng trên thanh công cụ Object

Propeties, một hộp thoại Properties sau xuất hiện như

Hình 6.6.

– Chọn đối tượng hay dòng chữ muốn thay đồi tính chất. Khi đó các tính chất đối tượng được liệt kê, cho phép ta thay đổi như: Color, Layer, Linetype, Linetype scalre, Contens, Style, Justify, Height, Rotation, Width factor,…

7. GHI KÍCH THƯỚC 7.1. Các thành phần của kích thước 200 Arrow 1 Arrow 2

Ext Line 1 Ext Line 2

Dim Line 1 Dim Line 2

200 Ext Line 2 Ext Line 1 Dim Line 2 Dim Line 2 Arrow 2 Arrow 1

Extend beyond ticks

Hình 7.1

Một kích thước (Hình 7.1) có 4 thành phần chính:

Dimension line: đường kích thước là đường giới hạn bởi 2 đầu mũi tên hay

là cung tròn có tâm là đỉnh góc.

Extension line: Đường gióng là đường truy bắt điểm ghi kích thước, giới hạn

điểm đầu và điểm cuối.

Dimension text: Chữ số kích thước là giá trị đo độ dài của đường thẳng hay

giá trị góc của cung tròn.

Arrowheads: Các phiếm mũi tên, gạch chéo. Có khoảng 20 dạng.

7.2. Thanh công cụ DIMENSION

Hình 7.2: Thanh công cụ DIMENSION

Để gọi thanh công cụ DIMENSION, ta để trỏ chuột trên những thanh công cụ có sẵn trên màn hình, click phải chuột và chọn đề mục DIMENSION

– Linear : Ghi kích thước thẳng. – Aligned : Ghi kích thước xiên. – Arc Length : Ghi kích thước cung tròn. – Ordinate : Ghi tọa độ điểm.

– Radius : Ghi kích thước bán kính. – Diameter : Ghi kích thước đường kính.

– Angular : Ghi kích thước góc.

– Baseline : Ghi chuỗi kích thước song song. – Continue : Ghi chuỗi kích thước nối tiếp.

– Dimension space : Định khoảng cách giữa 2 đường kích thước s/song. – Center mark : Ghi dấu tâm đường tròn

– Dimension style : Làm xuất hiện hộp thoại Dimension Style Manager

7.3. Hộp thoại Dimension Style Manager

Type in Pull – Down Menu Toolbars Shortcut Menu D hoặc DST Dimension\Dimension Style… Styles

Ctrl + 1

Hình 7.3

Command: D 

Ở thẻ Style hiển thị những dạng kích thước đã được tạo trước đó – Set current : Gọi một kiểu kích thước làm hiện hành – New : Tạo một kiểu kích thước mới

Modify : Hiệu chỉnh một kích thước đã tạo

Override : Chép chồng lên kích thước đang hiện hành – Compare : So sánh 2 kiểu kích thước có trong bảng

7.4. Trình tự tạo 1 kiểu kích thước

– Vào New làm xuất hiện hộp

thoại Creat New Dimension Style (Hình 7.4).

– Vào Continue sẽ cho bảng New

Dimension Style. Cấu tạo bảng

này gồm 6 trang, chúng ta chỉ khảo sát 4 trang đầu.

Hình 7.4: Hộp thoại Create New Dimension Style

7.4.1. Trang Symbols and Arrows

Hình 7.5: Trang Symbols and Arrows

7.4.1.1. Arrowheads

First: Mũi tên phía bên trái đường gióng.

Second: Mũi tên phía bên phải đường gióng.

7.4.1.2. Center marks – dấu tâm và đường tâm của đường tròn

None: Không xuất hiện đấu tâm

Mark: Dấu tâm là dấu cộng và định độ lớn của đường tâm

Line: Đường tâm có độ lớn theo kích thước

7.4.2. Trang Lines – đường kích thước

Hình 7.6: Trang Lines

7.4.2.1. Dimension lines – Đường kích thước

Color: Gán màu cho đường kích thước.

Lineweight: Định chiều rộng nét khi in.

Extend beyond ticks: khoảng cách đường kích thước kéo dài ra khỏi đường

gióng (1-3mm).

Baseline Spacing: khoảng cách giữa các đường kích thước trong chuỗi kích

thước song song.

7.4.2.2. Extension Lines – Đường gióng

Color: gán màu cho đường gióng

Lineweight: Định chiều rộng nét khi in

Extend beyond dim lines: khoảng cách đường gióng nhô ra khỏi đường kích

thước (2-3mm)

Offset from origin: khoảng cách từ điểm bắt cho đến điểm bắt đầu đường

7.4.3. Trang Text

7.4.3.1. Text Appearance – Khai báo dạng chữ số kích thước

Text Style: Gán kiểu chữ đã tạo bằng lệnh Style làm hiện hành – Text Color: Gán màu cho chữ

Text Height: Định độ cao chữ. Thường độ cao chữ tương ứng với tỉ lệ của

bản vẽ (1,6-3mm)

Hình 7.7: Trang hộp thoại Text

7.4.3.2. Text Placement – Cách thể hiện chữ số

Vertical: Chọn cách thể hiện chữ là Above – Horizontal: Chọn là Centered

Offset from dim lines: Khoảng cách giữa chữ số với đường k/thước (0,5-

7.4.3.3. Text Alignment – Kiểm tra chữ số kích thước

Horizontal: Chữ số kích thước luôn nằm ngang.

Aligned with dimension line: chữ số kích thước luôn luôn song song với

đường kích thước.

ISO Standard: Chữ số kích thước nằm song song với đường kích thước khi

nằm trong 2 đường gióng và nằm ngang khi nằm ngoài đường gióng.

7.4.4. Trang Fit

Hình 7.8: Trang Fit

7.4.4.1. Fit Option – Kiểm tra vị trí chữ số và mũi tên

Either the text or the arrows (best fit): Ưu tiên chọn lựa giữa text và mũi

tên.

Arrows: Ưu tiên cho mũi tên trước

Text: Ưu tiên cho text trước

Always keep text between ext lines: chữ số kích thước luôn luôn name

trong 2 đường gióng

Suppress arrows if they don’t fit inside extension lines: Không xuất hiện

7.4.4.2. Text Placement

Cách thể hiện chữ số kích thước trên đường kích thước

Beside the dimension line: Chữ text ở giữa đường kích thước

Over the dimension line, with a leader: Chữ text nằm ngoài đường kích

thước nếu không đủ chỗ và không xuất hiện đường dẫn

Over the dimension line, without a leader: Chữ text nằm ngoài đường kích

thước nếu không đủ chỗ và xuất hiện đường dẫn

7.4.4.3. Scale for dimension features:

Gán tỉ lệ trong không gian cho toàn bộ kích thước bản vẽ – Use overall scale of: Nhập tỉ lệ in cho chi tiết hoặc bản vẽ.

7.4.4.4. Fine Turning:

Cách chọn vị trí của chữ số

Place text manually: Chữ text được xuất hiện tại vị trí con trỏ

Always draw dim line between ext lines: Luôn có đường kích thước ở giữa

2 đường gióng

7.4.5. Trang Primary Units

Trang này chúng ta chỉ cần lưu ý đến những ô sau: – Unit Format: Chọn hệ đơn vị là Decimal

Precision: Gán số thập phân

Scale Factor: Gán hệ số tỉ lệ đo chiều dài cho toàn bộ một kiểu kích thước

7.5. Hiệu chỉnh chữ số kích thước

Có thể sử dụng những lệnh sau để hiệu chỉnh kích thước cho đúng theo mong muốn:

– Dùng lệnh DDEDIT (hay ED) hay nút lệnh để hiệu chỉnh sai số của chữ text

– Dùng lệnh Strecth để thay đổi vị trí của đường kích thước. – Dùng EXPLODE (hay X) để phá vỡ liên kết một kích thước.

8. HÌNH DÁNG, MẶT CẮT VAØ KÝ HIỆU VẬT LIỆU

8.1. Công dụng

Biểu diễn hình cắt và kí hiệu vật liệu của một vật thể theo mẫu tô sẵn có hay tự tạo. Có 2 dạng tô: tô vật thể đặc và tô vật thể rỗng

Tô vật thể rỗng Tô vật thể đặc

Hình 8.1 8.2. Vẽ mặt cắt bằng lệnh HATCH

Type in Pull – Down Menu Toolbars HATCH hoặc BH hoặc H Draw\Hatch… Draw

Command: BH  sẽ làm xuất hiện hộp thoại Hatch Gradient

8.3. Trang Quick

Type: Chọn dạng mẫu mặt cắt, có 3 lựa chọn:

Predefined: Chọn các mẫu có sẵn trong tập tin ACAD.Pat

Custom: Chọn mẫu tự tạo bằng file.pat

User-defined: Dùng chọn mẫu có dạng các đoạn thẳng song song.

Pattern: Chọn nút [….] sẽ làm xuất hiện hộp thoại Hatch Pattern Palette

là bảng danh sách các dạng vật liệu.

 Trang ANSI gồm 8 mẫu từ ANSI31 đến ANSI38

 Trang ISO gồm 14 dạng đường đứt khúc song song

 Trang Other predefined gồm 46 mẫu mặt cắt khác nhau (Hình 8.3).

 Trang Custom thường không có mẫu vật liệu nào

Hình 8.3

Swatch: Xem trước một mẫu vật liệu đã chọn

Angle: Định góc xoay cho mẫu mặt cắt

Scale: Nhật tỉ lệ cho mẫu mặt cắt

Spacing và Double: Chỉ có tác dụng khi chọn User-Defined. Spacing là

khoảng cách giữa các đường song song; Double sẽ thêm các đường gạch vuông góc.

8.4. Trang Hatch mở rộng

Hình 8.4

Cột Islands:

Islands Detection: Chọn theo 3 kiểu Normal, Outer và Ignore

Object type: Dạng đối tượng giữ lại là Polyline hay Region

8.5. Xác định vùng biên kín

Cột Boundaries:

Pick point: Chọn một điểm trong vùng đường biên kín cần tô. – Select Objects: Chọn đường biên kín bằng cách chọn các đối tượng đơn.

Remove Island: Trừ đi một vài vùng trong vùng biên.

View Selection : Xem các đường biên đã chọn dưới dạng các nét đứt.

Inherite Properties: Chọn các mẫu cắt có sẵn trên hình vẽ.

8.6. Hiệu chỉnh mặt cắt

Type in Pull – Down Menu Toolbars HATCHEDIT hoặc HE hoặc kích đúp

Draw

Command: HE 

Select hatch object: (Chọn mặt cắt cần hiệu chỉnh).

Khi đó xuất hiện hộp thoại Hatch Edit tương tự như hộp thoại Hatch Gradient và hiệu chỉnh trực tiếp lên đó.

Có thể hiệu chỉnh nhanh bằng cách chọn trước mặt cắt cần hiệu chỉnh sau đó ấn chuột phải rồi chọn Hatch Edit. Hộp thoại Hatch Gradient và hiệu chỉnh trực tiếp lên đó.

9. BLOCK VAØ CHÈN BLOCK

9.1. Định nghĩa

Block là tập hợp của nhiều đối tượng liên kết thành một đối tượng duy nhất.

Phạm vi sử dụng: Block được sử dụng trong các trường hợp khi trong bản vẽ

có nhiều chi tiết được lặp đi lặp lại nhiều lần. Ưu điểm khi dùng Block:

 Kích thước file bản vẽ nhỏ, tốc độ xử lý bản vẽ nhanh hơn.

 Hiệu chỉnh, sửa chữa nhanh chóng dễ dàng.

 Tạo 1 thư viện các chi tiết thường dùng.

Ví dụ: Bánh răng, tụ điện, cửa sổ, lavabo, …

9.2. Tạo Block

Type in Pull – Down Menu Toolbars BLOCK hoặc B Draw\Block…\Make… Draw

Lưu ý: Khi Block được tạo thì nhóm các đối tượng tạo Block sẽ tự động biến mất,

để gọi lại phải dùng lệnh INSERT

Command: B  khi đó xuất hiện hộp thoại Block Definition (Hình 9.1)

Name: Đặt tên cho Block

Base point: Chọn điểm chuẩn chèn, trong đó :

Pick point: Chọn trực tiếp một điểm chèn trên bản vẽ

 Chọn theo tọa độ X, Y, Z.

Object: Chọn các đối tượng để nhóm thành Block

Select objects: Chọn các đối tượng để tạo thành Block

Retain: Giữ nguyên các đối tượng sau khi tạo thành Block

Convert to Block: Chuyển các đối tượng thành Block ngay sau khi

tạo Block

Delete: Xóa các đối tượng ngay sau khi tạo Block

9.3. Chèn Block vào bản vẽ

9.3.1. Lệnh INSERT

Type in Pull – Down Menu Toolbars INSERT hoặc I Insert\Block… Insert

Công dụng: Chèn một Block đã tạo vào bản vẽ.

Command: I  xuất hiện hộp thoại Insert (Hình 9.2):

Hình 9.2

Name: Chỉ định tên của Block cần chèn.

Browse: Làm xuất hiện bảng Select Drawing File, trên bảng này bạn có

thể chọn Block hoặc File bản vẽ để chèn.

Scale: Xác định tỉ lệ chèn theo các phương X, Y, Z hay theo các phương

bằng nhau nếu chọn Uniform Scale. – Rotation: Nhập góc xoay cho Block.

Explode: Phá vỡ các đối tượng của Block sau khi chèn.

9.3.2. Lệnh MINSERT

Công dụng: Chèn Block theo dãy hàng cột

Command: MINSERT 

Enter block name or [?] <bb>: (Nhập tên Block).

Specify insertion point or [Basepoint/Scale/X/Y/Z/Rotate]: (Chỉ định điểm chèn trên bản vẽ).

Enter X scale factor, specify opposite corner, or [Corner/XYZ] <1>: (Hệ số tỉ lệ theo phương X)

Enter Y scale factor <use X scale factor>: (Hệ số tỉ lệ theo phương Y)

Specify rotation angle <0>: (Góc quay của Block).

Enter number of rows (---) <1>: (Số hàng).

Enter number of columns (|||) <1>: (Số cột).

Enter distance between rows or specify unit cell (---): (Nhập khoảng cách các hàng)

Specify distance between columns (|||): (Nhập khoảng cách các cột).

9.3.3. Chèn Block tại các điểm chia

9.3.3.1. Lệnh DIVIDE

Command: DIV 

Select object to divide: (Chọn đối tượng cần chia).

Enter the number of segments or [Block]: B 

Enter name of block to insert: (Nhập tên block cần chèn).

Align block with object? [Yes/No] <Y>: (Có muốn quay block khi chèn không?).

Enter the number of segments: (Số các đoạn chia).

9.3.3.2. Lệnh MESURE

Command: ME 

Select object to divide: (Chọn đối tượng cần chia).

Enter name of block to insert: (Nhập tên block cần chèn).

Align block with object? [Yes/No] <Y>: (Có muốn quay block khi chèn không?).

Specify length of segment: (Chiều dài đoạn cần chia).

9.3.4. Ghi Block thành File bằng lệnh WBLOCK

Type in Pull – Down Menu Toolbars WBLOCK hoặc W

Công dụng: dùng để ghi một Block hoặc một số đối tượng của bản vẽ mới và có

thể chèn file bản vẽ này vào bản vẽ khác. Command: W  làm xuất hiện hộp thoại

Write Block (Hình 9.3):

Trên hộp thoại này cách chọn như lệnh Block. Có thể tạo một file bản vẽ từ:

Block: tạo file từ Block có sẵn trong

bản vẽ

Entire drawing: tạo file mới bằng

tất cả các hình vẽ trên bản vẽ.

Objects: chọn một số đối tượng có

trên bản vẽ tạo thành file mới.

Hình 9.3

Ví dụ: Vẽ hình sau:

20 140 20 R30

10. TRÌNH BAØY VAØ IN BẢN VẼ

10.1. Trình bày bản vẽ bằng trang Layout

Để tìm hiểu trình bày bản vẽ bằng trang Layout, ta xét trình tự vẽ bản vẽ sau:

50 30 0 50 400 50 300 50 LƯỚI CỐT THÉP ĐẦU CỌC Þ6 50

Một phần của tài liệu Bài giảng AutoCAD 2008 (Trang 56 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)