1.1.2 .Từ năm 1945 đến nay
2.1.2. Quan hệ huyết thống
Quan hệ huyết thống là quan hệ do sự kiện sinh ra cùng một gốc” Ông Tổ”( như giữa cụ và ông, bà, giữa ông bà và cha mẹ, giữa cha mẹ đẻ với con, giữa anh chị em cùng cha mẹ, cùng mẹ khác cha, cùng cha khác mẹ).
Pháp luật về hơn nhân và gia đình bảo vệ lợi ích hợp pháp chính đáng của những người con xét về quan hệ huyết thống với cha mẹ và nghĩa vụ của người làm cha làm mẹ của con. Quyền thừa kế của con khơng phụ thuộc vào hình thức hơn nhân của cha đẻ, mẹ đẻ.
Trong những mối quan hệ huyết thống được quyền hưởng thừa kế theo pháp luật đã nêu ở trên, trước hết phải kể đến mối quan hệ thiêng liêng, cao cả nhất, đó là mối quan hệ giữa con và cha mẹ. Quyền thừa kế theo pháp luật của con khơng phụ thuộc vào hình thức hôn nhân của cha, mẹ đẻ. Các con đẻ của người để lại di sản, không phân biệt con trai, con gái, con trong giá thú hay con ngoài giá thú, có năng lực hành vi dân sự hay khơng đều thuộc diện thừa kế theo pháp luật của người để lại di sản.
23
Để đảm bảo quyền và lợi ích về tài sản cũng như lợi ích về nhân thân của cá nhân, việc xác định quan hệ huyết thống giữa cha mẹ và các con là hết sức quan trọng và cần thiết. Vấn đề xác định cha, mẹ cho con (kể cả con trong giá thú và con ngoài giá thú) được Nhà nước ta rất quan tâm và được thể chế hóa bằng các quy định của pháp luật. Theo đó, tại khoản 1,2 Điều 68 Luật HN&GĐ năm 2014 quy định: "Con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân hoặc do
người vợ có thai trong thời kỳ đó là con chung của vợ chồng. Con sinh ra trước ngày đăng ký kết hôn và được cha mẹ thừa nhận cũng là con chung của vợ chồng". Căn cứ theo Điều 21 Nghị định số 70/2001/NĐ-CP ngày 03/10/2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật HN&GĐ năm 2000, "người vợ có thai trong thời kỳ hôn nhân" được xác định kể từ khi hôn nhân chấm dứt trước pháp luật, nếu trong thời hạn 300 ngày (người vợ chưa kết hôn với người khác) mà sinh con thì đó cũng được xác định là "con chung" của hai vợ chồng. Thông thường, việc xác định cha, mẹ cho con ngoài giá thú sẽ phức tạp hơn bởi giữa cha, mẹ của người con khơng có hơn nhân hợp pháp nên khơng thể suy đốn dựa vào "thời kỳ hơn nhân". Theo tinh thần tại khoản 2 Điều 63 và Điều 64 Luật HN&GĐ năm 2000, trong trường hợp cha mẹ khơng thừa nhận con thì phải có chứng cứ và phải được Tòa án xác định. Trong trường hợp cần thiết thì phải giám định gen.
Hiện nay, quy định về việc xác định cha, mẹ cho con được sinh ra theo phương pháp khoa học, chẳng hạn như bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm là rất phù hợp với thực tiễn đời sống, vừa mang tính nhân văn cao cả, vừa đảm bảo được quyền lợi của những người liên quan.
Việc xác định cha, mẹ, con không những là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của cha, mẹ và con đối với nhau trong quan hệ nhân thân mà còn là cơ sở để xác định diện thừa kế giữa cha, mẹ và con khi một trong các bên chết.