Quan hệ nuôi dưỡng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành luật thừa kế theo pháp luật một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 33 - 35)

1.1.2 .Từ năm 1945 đến nay

2.1.3. Quan hệ nuôi dưỡng

Theo quy định của pháp luật hiện hành, diện thừa kế được xác định trên cơ sở quan hệ nuôi dưỡng bao gồm quan hệ giữa cha mẹ nuôi với con nuôi và ngược lại. Bên cạnh đó, pháp luật còn quy định một trường hợp ngoại lệ đặc biệt, đó là trường hợp con riêng với bố dượng, mẹ kế nếu đáp ứng điều kiện nhất định. Như vậy, có thể khái quát quan hệ nuôi dưỡng là sự thể hiện nghĩa vụ chăm sóc nhau, ni dưỡng nhau giữa những người thân thuộc theo quy định của pháp luật.

24

Như vậy con nuôi và cha nuôi, mẹ nuôi được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật dân sự 2015.

Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng nhu cha con, mẹ con thì được thừa kê di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại điều 652 và điều 653 của BLDS 2015.

Cơ sở pháp lý của việc nhận con nuôi

Kể từ ngày giao nhận con ni, giữa cha mẹ ni và con ni có đầy đủ các quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con; giữa con nuôi và các thành viên khác của gia đình cha mẹ ni cũng có các quyền, nghĩa vụ đối với nhau theo quy định của pháp luật về hơn nhân và gia đình, pháp luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan( khoản 1 Điều 24)

Hay nói cách khác, con ni có đầy đủ quyền như con đẻ và được coi là người thừa kế ở hàng thứ nhất của cha, mẹ nuôi.

Từ cơ sở pháp lý nêu trên, con ni thực tế được hưởng các quyền và có nghĩa vụ như con ni có thực hiện thủ tục đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Điều này đồng nghĩa với việc con nuôi thực tế và người nuôi thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau.

Quan hệ thừa kế được xác định dựa trên cơ sở quan hệ ni dưỡng cịn bao gồm quan hệ giữa con riêng với bố dượng, mẹ kế. Theo quy định tại Điều 38 Luật HN&GĐ năm 2000 thì bố dượng, mẹ kế có nghĩa vụ và quyền trơng nom, ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục con riêng cùng sống chung với mình và ngược lại, con riêng có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, ni dưỡng bố dượng, mẹ kế cùng sống chung với mình. Mặc dù giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế khơng có mối quan hệ sinh thành nhưng giữa họ đã thể hiện nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì họ được thừa kế theo pháp luật của nhau. Vấn đề này đã được ghi nhận cụ thể tại Điều 651, Điều 652 BLDS năm 2015: "Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 651 và Điều 652 của Bộ luật này". Trước đó, Thơng tư số 81 cho đến Pháp lệnh thừa kế năm 1990 và BLDS năm 1995 đều quy định con riêng và bố dượng, mẹ kế thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau khi một bên chết trước nếu giữa họ đã thể hiện được nghĩa vụ chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Như vậy, trải qua các thời kỳ, pháp luật về thừa kế

25

chỉ thừa nhận con riêng và bố dượng, mẹ kế thuộc diện thừa kế theo pháp luật của nhau khi và chỉ khi đáp ứng điều kiện chăm sóc, ni dưỡng nhau như cha con, mẹ con. Quy định này cịn mang tính chủ quan, chung chung. Việc chăm sóc, ni dưỡng nhau như thế nào sẽ được coi là như cha con, mẹ con? Pháp luật khơng đặt ra tiêu chí cụ thể nào dẫn đến việc áp dụng tùy nghi, không thống nhất trên thực tế giữa các Tòa khác nhau đối với cùng một sự việc. Do đó cần phải có hướng dẫn cụ thể, rõ ràng để trước hết bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của con riêng, bố dượng, mẹ kế đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho việc áp dụng thống nhất, tránh tranh chấp có thể xảy ra hoặc bị kéo dài.

Việc quy định về quyền thừa kế theo pháp luật giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế phù hợp với đạo đức xã hội và truyền thống chan chứa lòng nhân ái của người Việt Nam.

Tóm lại, ngồi ba quan hệ: hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với người để lại di sản thì khơng có bất cứ quan hệ nào khác để xác định diện thừa kế theo pháp luật.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành luật thừa kế theo pháp luật một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)