Cơ cấu tiền gửi theo đối tượng qua các năm 2011-2013

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp mở rộng vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh hải phòng (Trang 68 - 70)

Quan sát bảng và biểu đồ ta thấy là:

+ Tỷ lệ tiền gửi dân cư vẫn là lớn nhất trong tổng vốn tiền gửi của ngân hàng Sacombank chi nhánh Hải Phòng. Tiền gửi của cá nhân tăng dần qua các năm, năm 2011 đạt 356,756 triệu đồng (50,16%), đến năm 2012 tăng lên 840,137 triệu đồng (78,63%) và năm 2013 tiếp tục tăng lên 1,158,200 triệu đồng (91,68%) . Trong nguồn vốn tiền gửi từ dân cư của NH thì lượng tiền gửi giao dịch thường chiếm tỷ lệ thấp, chủ yếu là huy động thông qua phát hành thẻ ATM cho các cá nhân có nhu cầu thanh tốn khơng dùng tiền mặt hoặc gửi vào tài khoản một số tiền nhỏ rồi rút dần cho chi tiêu và thông qua việc mở tài khoản tiền gửi ngoại tệ để nhận tiền từ nước ngoài gửi về. Chiếm tỷ trọng lớn trong nguồn vốn tiền gửi từ dân cư thường là TGTK. Vì tính ổn định của nguồn tiền này rất cao nên trong những năm qua, NH đã liên tục đưa ra các chính sách gia tăng lãi suất TGTK và các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm dưới nhiều hình thức phong phú nhằm khuyến khích dân cư gửi tiền vào NH.

+ Trong khi đó thì tỷ trọng tiền gửi của khối doanh nghiệp lại có xu hướng giảm, năm 2012 giảm từ 49.84% xuống còn 21.37%, năm 2013 tiếp tục giảm cịn 8.32% có sự suy giảm mạnh mẽ và liên tục này là do nền kinh tế những năm gần đây đang bất ổn, kinh tế khó khăn khiến cho hàng loạt doanh nghiệp rơi vào tình trạng sản xuất bị đình trệ và lâm vào phá sản. Điều này có thể giải thích được từ những nguyên nhân khách quan của nền kinh tế nói chung: hoạt động SXKD đình trệ, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khốn tụt dốc, sự biến động của lãi suất, tỷ giá ngoại tệ…dẫn đến những khó khăn chung cho hoạt SXKD của các doanh nghiệp và ngân hàng, dẫn đến nhu cầu gửi vốn của các doanh nghiệp này và khả năng huy động vốn của ngân hàng đều giảm sút. Điều này đã khiến cho Ngân hàng mất đi một lượng lớn khách hàng tiềm năng khối Doanh nghiệp.

Nhìn chung, quy mơ vốn tiền gửi từ TCKT và tiền gửi từ dân cư tăng dần qua các năm. Trong cơ cấu vốn tiền gửi, tiền gửi dân cư luôn giữ tỷ trọng chủ yếu và cơ cấu này mang tính ổn định qua các năm. Cơ cấu này là hợp lý bởi đối tượng khách hàng cá nhân là đối tượng có nhu cầu tiết kiệm cao bên cạnh những nhu cầu khác như nhu cầu thanh tốn, tiện ích dịch vụ và tính an tồn đồng vốn. Đồng thời, kênh gửi tiền vào NHTM là một trong những kênh đầu tư hiệu quả của đối tượng này. Trong khi đó, đối tượng khách hàng doanh nghiệp lại quan tâm đến những cơ hội đầu tư bên ngoài và tập trung vốn cho SXKD hơn là gửi tiền vào ngân hàng để hưởng lãi, mục đích thường xuyên của họ khi gửi vốn vào ngân hàng là để phục vụ nhu cầu thanh toán và sử dụng các tiện ích khác. Tuy nhiên xét về phía ngân hàng, việc gia tăng tiền gửi của của khách hàng doanh nghiệp và các TCTD về cả quy mô lẫn tỷ trọng đem lại lợi ích lớn, bởi tiền gửi loại này thường có số lượng lớn xét trên từng món tiền gửi, trong khi tiền gửi dân cư xét trên từng món tiền gửi thường thấp hơn nên mặc dù tổng tiền gửi loại này cao hơn tổng tiền gửi của TCKT nhưng ngân hàng phải quản lý một lượng tài khoản lớn hơn rất nhiều so với số lượng tài khoản tiền gửi của TCKT. Điều này làm cho ngân hàng tốn nhiều chi phí quản lý và theo dõi tài khoản hơn cũng như gia tăng các chi phí phát sinh kèm theo.

2.2.4.3. Cơ cấu tiền gửi theo loại tiền tệ

- Bên cạnh cách chia tiền gửi theo đối tượng khách hàng và kì hạn gửi, chúng ta cịn có thể xem xét tiền gửi theo loại tiền tệ được gửi vào ngân hàng. Tại việt nam xu hướng lớn nhất vẫn là gửi tiền bằng đồng tiền của Việt nam, dollar mỹ cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể (gần 20%) trong khi đó các loại tiền tệ khác như SGD, THB, JPY… chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ tầm 4%. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua số liệu cơ cấu tiền gửi theo loại tiền tệ tại Sacombank Hải Phòng từ năm 2011-2013:

BẢNG 2.8: HUY ĐỘNG VỐN TIỀN GỬI THEO LOẠI TIỀN TỆ

ĐVT: Triệu đồng

Tổng huy động VND USD Các loại ngoại tệ khác

2011 711,263 573,989 120,915 16,359

2012 1,068,461 827,844 196,597 44,021

2013 1,263,229 966,244 235,845 61,140

(Nguồn: số liệu tính tốn tổng hợp qua các năm 2011 – 2013)

Một phần của tài liệu Khóa luận thực trạng và giải pháp mở rộng vốn huy động tại ngân hàng thương mại cổ phần sài gòn thương tín – chi nhánh hải phòng (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)