Hạn chế còn tồn tại trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Khóa luận một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh đồ sơn (Trang 54)

3. Cho điểm của cán bộ hướng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):

2.4.2 Hạn chế còn tồn tại trong hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng

Thương mại Cổ phần Cồng thương Việt Nam – Chi nhánh Đồ Sơn

Thị phần cho vay tiêu dùng chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Điều này cũng dễ giải thích khi mà các loại hình cho vay

tiêu dùng chưa đa dạng, mới chỉ tập trung vào những loại hình truyền thống và chưa thực sự có những tiện ích nổi bật, đặc trưng để khách hàng có thể lựa chọn dịch vụ của ngân hàng.

Doanh số cho vay và dư dự chủ yếu tập trung vào các sản phẩm như cho

vay mua nhà, sửa chữa nhà ở; cho vay chứng minh tài chính hay cho vay cán bộ cơng nhân viên. Trong khi đó nhu cầu thị trường đối với vay tiêu dùng còn rất lớn và mới đang trong giai đoạn khai thác ban đầu. Nhu cầu của khách hàng cịn

có thể rất nhiều ở các sản phẩm cho vay tiêu dùng khác, vì thế ngân hàng nên

chú trọng khai thác các sản phẩm đó để đa dạng hóa sản phẩm và tăng nguồn thu cho ngân hàng.

Cho vay tiêu dùng là một hướng đi mới đang được khai thác, vì thế cách

giới thiệu sản phẩm cũng như cách tiếp cận khách hàng của các cán bộ tín dụng cũng cần có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, một số cán bộ còn bị động, lúng túng

trong giao tiếp, chưa đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của khách hàng và chưa biết gởi mở nhu cầu của khách hàng.

Chính sách tín dụng cịn nhiều điểm chưa rõ ràng, Ngân hàng Công thương chỉ mới giao chi nhánh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng hàng năm mà chưa

quan tâm đến cơ cấu cho vay và cho vay vào ngành nào, lĩnh vực nào…

Cho vay dựa quá nhiều vào tài sản đảm bảo, nhưng khơng có quy định cụ

thể về việc kiểm tra, đánh giá định kỳ tài sản đảm bảo dẫn đến khách hàng vỡ nợ

mà ngân hàng vẫn chưa xử lý được tài sản để thu nợ.

Việc quản lý rủi ro mới chỉ quan tâm đến khía cạnh từng khách hàng, từng khoản vay mà chưa có hệ thống đánh giá rủi ro theo danh mục cho vay, tổng thể

các khách hàng vay của chi nhánh. Điều này dẫn đến rủi ro tiềm ẩn do danh mục

đầu tư không cân đối.

Thủ tục xin vay quá khắt khe, rườm rà và mất nhiều thời gian nên thường

làm khách hàng nản chí và khơng muốn tiếp tục làm hồ sơ xin vay.

Một phần của tài liệu Khóa luận một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam – chi nhánh đồ sơn (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)