1. Ưu điểm của quảng cáo thương mại trên truyền hình
- Quảng cáo trên Truyền hình có khả năng gây chú ý nhanh, tác động đến đa giác quan
Quảng cáo trên truyền hình là sự kết hợp sinh động giữa hình ảnh, âm thanh, màu sắc cộng và những chuyển động và các kĩ xảo truyền hình mang đến cho người xem những hình ảnh sống động, chân thực của việc xảy ra trước mặt, gây ấn tượng với công chúng, khiến công chúng nhớ các nội dung, thông điệp quảng cáo hơn.
- Quảng cáo trên Truyền hình có phạm vi rộng, tiếp cận nhiều người xem
“Việt Nam hiện có 70 đài truyền hình với khoảng 300 kênh truyền hình phát sóng. Năm 2019, theo UNFPA, 91.9% hộ gia đình ở Việt Nam có sử dụng tivi”8. Bên cạnh đó, số khán giả xem truyền hình cũng khá nhiều, chỉ tính riêng ở Hà Nội, “số lượng người xem trung bình mỗi phút trên VTV1 đã lên tới 67,540 người”9. Bên cạnh đó, theo Báo cáo của Ebiquity và Gain Theory, “Quảng cáo trên truyền hình là quảng cáo ngắn hạn hiệu quả nhất khi tiếp cận với nhiều cơng chúng trong thời gian ngắn nhất”10
- Sóng Truyền hình có sự phân hóa theo giới hạn phạm vi địa lý
Việc có nhiều kênh sóng truyền hình trung ương và địa phương giúp doanh nghiệp thử nghiệm các chiến dịch marketing, chọn lọc, phân phối dịch vụ/sản phẩm phù hợp cho từng khu vực.
- Quảng cáo trên truyền hình có chi phí tiếp cận chia đầu người khá thấp.
10Ebiquity và Gain Theory. 2018.Profit ability: The Business case for advertising special report 2018.
9Vietnamtam. 2020. Top những kênh có lượng người xem trung bình lớn nhất trong quý I - 2020. Truy cập ngày23 tháng 9 năm 2021.http://vietnamtam.vn/tin-tuc/item/384-top-channels-q1-2020 23 tháng 9 năm 2021.http://vietnamtam.vn/tin-tuc/item/384-top-channels-q1-2020
Nếu chỉ nhìn vào đơn giá quảng cáo truyền hình cho 30 giây phát sóng thì nhiều người cho rằng nó q đắt đỏ. Tuy nhiên, khi đem chia cho số người tiếp nhận được quảng cáo trong vịng 30 giây đó thì chi phí này lại rất thấp.
- Quảng cáo trên truyền hình có khả năng tiếp cận khán giả khi họ đang tập trung nhất
Các TVC ln được phát chính giữa hoặc trước, sau các chương trình truyền hình “ăn khách”. Vì thế, thơng điệp quảng cáo có khả năng gây chú ý rất cao vì nó tiếp cận đến người tiêu dùng vào lúc họ tập trung nhất.
2. Nhược điểm của quảng cáo thương mại trên truyền hình
- Quảng cáo trên truyền hình có chi phí tuyệt đối quảng cáo khá cao
Chi phí để phát sóng cho một spot (1 lần quảng cáo) là thấp, nhưng để tạo được hiệu ứng và sự chú ý của khách hàng đến sản phẩm, dịch vụ thì doanh nghiệp cần phải phát lại quảng cáo nhiều lần. Ngoài ra, để quảng cáo trên truyền hình đạt hiệu quả, doanh nghiệp cần phải đầu tư cho việc xây dựng các mẩu quảng cáo chất lượng và ấn tượng, bao gồm các chi phí như thuê người viết kịch bản, diễn viên, biên tập film, hoặc cơng ty quảng cáo,...
- Quảng cáo trên truyền hình có tuổi thọ ngắn
Các chương trình quảng cáo truyền hình sau khi khơng phát sóng nữa hầu như sẽ mất hẳn, khơng hề để lại dấu tích như các loại hình quảng cáo khác. Do đó, nội dung quảng cáo phải đặc sắc, lôi cuốn,… phải được phát đi, phát lại nhiều lần mới tạo được ấn tượng với khán giả.
- Quảng cáo truyền hình thiếu những phân khúc khách hàng rõ ràng
Quảng cáo truyền hình khơng có khả năng tập trung vào một phân khúc khách hàng chính xác và vụ thể. Đây là điểm hạn chế cho doanh nghiệp muốn nhắm đến mục tiêu là một đối tượng khách hàng cụ thể.
Đối với các loại hình quảng cáo khác như trên báo, Internet,… việc thay đổi thông tin về sản phẩm như: giá cả hay các chương trình khuyến mãi… chỉ đơn giản là thay đổi các phiếu mua hàng là được. Đối với quảng cáo truyền hình thì khác, doanh nghiệp phải cập nhật lại kịch bản và quay lại toàn bộ phim quảng cáo nên sẽ phải tốn nhiều chi phí.
- Độ nhiễu loạn thơng tin trên truyền hình cao
Do quảng cáo trên truyền hình là truyền thơng một chiều, khơng có sự tương tác qua lại giữa doanh nghiệp và cơng chúng nên rất có thể dẫn đến việc người xem quảng cáo hiểu chưa rõ về thơng tin quảng cáo muốn truyền tải hay thậm chí là hiểu nhầm thơng tin về sản phẩm quảng cáo (nhiễu trong việc truyền tải thông tin) mà doanh nghiệp, chủ quảng cáo khó có thể kiểm sốt được. Ngồi ra, dù ngày nay, Truyền hình có sử dụng những thiết bị hiện đại và kết nối hiệu quả nhưng cũng không thể khơng có một số trường hợp bị nhiễu sóng truyền hình, thiết bị truyền hình dẫn đến việc thơng tin bị nhiễu và không truyền tải được đầy đủ đến cho công chúng.
- Khó thống kê và theo dõi hiệu quả của hoạt động quảng cáo
Về chỉ số tiếp cận, đo lường lượng tiếp cận có thể được thực hiện dựa vào các thiết bị theo dõi, thống kê (hộp đo TV) của các kênh truyền hình nhằm ghi lại lượng người tiếp cận kênh đó tại mỗi thời điểm. Những thiết bị này sẽ đưa ra số liệu chính xác về lượng người đang kết nối với kênh đó tuy nhiên khơng thể dựa vào đó để đánh giá rằng những người này đang tiếp cận một cách hồn tồn tới thơng điệp được truyền tải, cần phải loại trừ những người không tập trung vào chương trình đang phát, làm việc riêng hoặc họ khơng nằm trong đối tượng mục tiêu mà nhà quảng cáo hướng tới. Vậy nên, những chỉ số tiếp cận hay chỉ số phản hồi của Quảng cáo Thương mại trên Truyền hình rất khó để xác định, buộc doanh nghiệp khải có những cách đo khác, phức tạp hơn.
- Các Thủ tục đăng ký Quảng cáo Thương mại trên Truyền hình cịn rườm rà Để có thể phát hành Quảng cáo trên Truyền hình, Doanh nghiệp cần chuẩn bị khá nhiều giấy tờ, giấy phép, chứng thực theo Quy định của Pháp luật như Đơn xin
quảng cáo, Giấy phép đăng ký kinh doanh, Kịch bản quảng cáo, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Hình ảnh sản phẩm hàng hóa dịch vụ,... và các giấy phép khác tương ứng với các loại sản phẩm và loại quảng cáo (thông báo ưu đãi, khuyến mãi,..) được quy định rõ ràng trong Luật Quảng cáo năm 201211.
Bên cạnh đó, quy trình thực hiện đăng ký quảng cáo thương mại trên truyền hình cũng gồm khá nhiều bước và tốn nhiều thời gian để xác minh, thẩm định và xét duyệt.
Nộp hồ sơ xin quảng cáo → Nhận hồ sơ → Thẩm định hồ sơ → Đàm phán→ Thỏa thuận → Ký kết hợp đồng quảng cáo