Phân chia di sản thừa kế trong trường hợp có người thừa kế thế vị

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành luật phân chia di sản thừa kế những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 52 - 53)

6. Kết cấu của khoá luận:

2.2. Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật

2.2.3. Phân chia di sản thừa kế trong trường hợp có người thừa kế thế vị

Về nguyên tắc thì khi chia di sản thừa kế theo pháp luật thì hàng thừa kế thứ nhất được ưu tiên chia trước và chia hết. Tuy nhiên những người là cháu,

chắt (thuộc hàng thừa kế thứ hai hoặc thứ ba) vẫn được hưởng thừa kế nếu

như thuộc trường hợp quy định tại Điều 652 BLDS năm 2015 và được gọi là thừa kế thế vị. Thừa kế thế vị được quy định: “Trong trường hợp con của

người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha mẹ của chắt được hưởng khi còn sống”.

Thừa kế thế vị chỉ xuất hiện trong trường hợp chia di sản thừa kế theo pháp luật. Bởi lẽ khi thừa kế theo di chúc mà người được chỉ định thừa kế trong di chúc chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì phần di chúc có liên quan sẽ khơng cịn hiệu lực. Phần di sản này được chia cho những người thừa kế thế vị giống như trường hợp chia thừa kế theo quy định chung về chia di sản thừa kế theo pháp luật. Quy định này nhằm đảm bảo quyền lợi và lợi ích của các cháu, các chắt khi mà cha, mẹ họ đã chết trước ơng bà. Họ hưởng tài sản bính đẳng với những người thuộc hàng thừa kế với bố mẹ họ hay những người thừa kế khác trong di chúc.

2.2.4. Chia di sản thừa kế trong trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung, đang xin ly hôn, kết hôn với người khác

Quan hệ thừa kế trong trường hợp này dựa trên cơ sở của quan hệ hơn nhân vì vậy khi một bên chết nhưng trên phương diện pháp lý thì quan hệ này

53

vẫn cịn tồn tại thì họ vẫn có quyền hưởng di sản của nhau. Điều 655 BLDS năm 2015 quy định về việc thừa kế trong trường hợp vợ chồng đã chia tài sản chung; vợ chồng đang xin ly hôn hoặc đã kết hôn với người khác như sau: Trường hợp vợ, chồng đã chia tài sản chung khi hôn nhân của họ cịn tồn tại mà sau đó một người chết thì người cịn sống vẫn được thừa kế di sản. Trường hợp vợ, chồng xin ly hôn mà chưa được hoặc đã được tịa án cho ly hơn bằng bản án hoặc quyết định chưa có hiệu lực pháp luật, nếu một người sống thì người kia vẫn được hưởng di sản. Trường hợp này thì xét trên phương diện pháp lý quan hệ hôn nhân vẫn cịn tồn tại. Hơn nhân chỉ kết thúc khi có bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tịa án. Vì vậy hơn nhân vẫn tồn tại và họ vẫn có quyền hưởng di sản thừa kế của người kia.

Trường hợp người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó kết hơn với người khác vẫn được hưởng di sản. Thời điểm người để lại di sản thừa kế chết chính là thời điểm mở thừa kế theo Điều 611 BLDS năm 2015:Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết…..Vậy người đang là vợ hoặc chồng của một người tại thời điểm người đó chết thì dù sau đó (tức là thời điểm chia di sản thừa kế) họ có kết hơn với người khác thì vẫn được hưởng di sản thừa kế.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp ngành luật phân chia di sản thừa kế những vấn đề lý luận và thực tiễn (Trang 52 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)