Điểm mạnh và điểm yếu

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong quản trị thương hiệu của ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex (Trang 47 - 48)

2.1 .1Quá trình hình thành và phát triển

2.3 Nhận diện điểm mạnh điểm yếu trong quản trị thương hiệu Ngân hàng TMCP

2.3.1 Điểm mạnh và điểm yếu

Điểm mạnh

Qua phân tích xem xét sơ bộ về tình hình hoạt động của PG Bank thì ngân hàng có những điểm mạnh nhất định, có thể coi đó như là lợi thế mà ngân hàng nên phát triển trong tương lai.

Với chiến dịch phát hành thẻ Flexicard – là một loại thẻ mà chưa ngân hàng nào sử dụng, kết hợp với việc mua xăng dầu, sử dụng ngay các cây xăng của Petrolimex làm nơi rút tiền, gửi tiền như các máy ATM sẽ tạo ra lợi thế và thu hút khách hàng. Tính tiện ích của thẻ Flexicard là một trong các yếu tố giúp cho PG Bank có thể cạnh tranh và tạo ra sự khác biệt của mình.

PG Bank là ngân hàng mà Tổng công ty xăng dầu Việt Nam là cổ đơng lớn nhất, do đó Petrolimex ln tạo điều kiện để PG Bank có điều kiện phát triển. Bằng chứng là các khách hàng của PG Bank phần lớn là các đối tác vừa và nhỏ, các công ty con của Petrolimex, các yếu tố này tạo điều kiện để PG Bank có thể xây dựng một thương hiệu riêng của lĩnh vực ngân hàng xăng dầu và có khả năng thu hút một lượng khách hàng không hề nhỏ.

Điểm yếu

PG Bank là một ngân hàng mới thành lập với 20 năm hoạt động, tiền thân của PG Bank là ngân hàng TMCP Nông thôn Đồng Tháp Mười, đến năm 2007 ngân hàng chính thức đổi tên thành ngân hàng TMCP xăng dầu Petrolimex, do đó thương hiệu PG Bank chỉ mới tồn tại trong thời gian khá ngắn 7 năm. Thương hiệu và uy tín của PG Bank mới được khách hàng biết đến trong những năm gần đây. Với một ngân hàng mà mới thành lập được 20 năm, nhưng uy tín trong ngành thì chỉ mới trong thời gian khẳng định sẽ rất khó khăn để phát triển. Như chúng ta đã biết, loại hàng hóa mà ngân hàng kinh doanh là tiền – một loại hàng mang đầy rủi ro. Vì vậy ngân hàng nào càng có uy tín càng dễ thu hút khách hàng. Niềm tin chính là thứ PG Bank cịn thiếu.

Do nguồn vốn còn hạn chế, PG Bank cũng chỉ đầu tư mạnh cho lĩnh vực xây dựng thương hiệu ở khía cạnh phát triển mạng lưới. Các chương trình khuyến mãi, các chiến dịch Marketing, vấn đề chăm sóc khách hàng, các chế độ ưu đãi đối với nhân viên, tuyển dụng nhân tài vẫn chỉ mới được đầu tư ở một mức có chừng mực, nên xây dựng thương hiệu tại PG Bank còn nhiều bất cập.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh trong quản trị thương hiệu của ngân hàng thương mại cổ phần xăng dầu petrolimex (Trang 47 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)