.Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sở giao dịch 2 (Trang 32)

 Ban Giám đốc

- Giám đốc đứng đầu, chịu trách nhiệm quản lý toàn bộ hoạt động của chi nhánh. - 5 Phó giám đốc chịu trách nhiệm quản lý các bộ phận theo sự phân công của Giám đốc chi nhánh: Quản lý phòng QHKH, tổ quản lý và dịch vụ kho quỹ và các phòng giao dịch, phịng tài chính kế tốn, phịng tổ chức hành chính, phịng QLRR.

 Khối quan hệ khách hàng (QHKH)

Gồm 3 phịng QHKHDN và 1 phịng QHKHCN có nhiệm vụ chính là tiếp thị khách hàng, là đầu mối thực hiện các dịch vụ của ngân hàng như: trực tiếp tiếp cận các khách hàng để thu thập thơng tin cần thiết; tư vấn, phân tích hồ sơ vay của doanh nghiệp, quản lý tài sản thế chấp, giải ngân vốn vay; theo dõi khách hàng, đôn đốc khách hàng trả nợ gốc, lãi đến khi hết hợp đồng tín dụng; phân loại và phát hiện các rủi ro; lập báo cáo tài chính, đề xuất các biện pháp đề phòng rủi ro, xử lý rủi ro.

 Khối quản lý rủi ro (QLRR)

Quản lý giám sát, phân tích đánh giá rủi ro tiềm ẩn với doanh mục tín dụng của chi nhánh. Điều chỉnh hạn mức, cơ cấu giới hạn tín dụng, giám sát việc phân loại nợ và trích lập dự phịng rủi ro. Đưa ra kế hoạch để giảm nợ xấu của chi nhánh và khách hàng. Thực hiện đánh giá tài sản đảm bảo theo đúng quy định của BIDV.

22

 Khối tác nghiệp

- Phịng Quản trị tín dụng: trực tiếp thực hiện và quản trị nghiệp vụ tín dụng; Thực hiện tính tốn trích lập dự phịng rủi ro. Chịu trách nhiệm hồn tồn về an toàn trong tác nghiệp của phòng. Tuân thủ theo quy trình kiểm sốt nội bộ trước khi giao dịch được thực hiện.

- Phòng Dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: chịu trách nhiệm giao dịch với khách hàng, tiếp thị giới thiệu sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Đề xuất đưa ra các phương án cải tiến, phát triển đáp ứng sự hài lòng khách hàng.

- Phòng Dịch vụ khách hàng cá nhân: trực tiếp thực hiện nhiệm vụ giao dịch với khách hàng cá nhân, xử lý, tác nghiệp, hạch toán kế toán các giao dịch với khách hàng là cá nhân.

 Khối quản lý nội bộ

- Phịng Tài chính kế tốn: trực tiếp cân đối nguồn vốn đảm bảo cơ cấu lớn và quản lý tài sản nợ, tài sản có. Là đầu mối theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh, đầu mối quản lý thông tin và kế hoạch phát triển, tình hình thực hiện kế hoạch, thơng tin về nguồn vốn và huy động vốn.

- Phịng Tổ chức hành chính: trực tiếp thực hiện chế độ tiền lương, chế độ bảo hiểm, quản lý lao động và thực hiện theo dõi thực hiện kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực như bố trí sắp xếp, bồi dưỡng đào tạo, bổ nhiệm.

- Phòng Kế hoạch tổng hợp: trực tiếp quản lý mạng, quản trị hệ thống phân quyền truy cập kiểm soát tại chi nhánh. Tổ chức vận hành hệ thống thiết bị tin học và các chương trình phần mềm ứng dụng tại chi nhánh.

 Khối trực thuộc

Là đại diện được ủy quyền tại chi nhánh để cung cấp các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng, và xử lý các nghiệp vụ phát sinh trong giao dịch với khách hàng. Tổ chức quản lý các hoạt động kinh doanh của đơn vị nhằm đạt kết quả cao nhất.

2.1.4. Những hoạt động chủ yếu và sản phẩm dịch vụ hiện có tại Chi nhánh Sở Giao dịch 2 nhánh Sở Giao dịch 2

23

2.1.4.1. Các hoạt động kinh doanh chủ yếu

Hoạt động của BIDV có đầy đủ các chức năng của một ngân hàng thương mại được phép kinh doanh đa năng tổng hợp về tiền tệ, tín dụng, dịch vụ ngân hàng và phi ngân hàng, làm ngân hàng đại lý, phục vụ các dự án từ các nguồn vốn, các tổ chức kinh tế, tài chính, tiền tệ trong và ngồi nước. BIDV đặc biệt cung cấp dịch vụ trong lĩnh vực đầu tư các dự án trọng yếu của Nhà nước.

CNSGD2 là một trong những ngân hàng có hiệu quả hoạt động tốt nhất, có sự tăng trưởng liên tục và bền vững, sản phẩm dịch vụ đa dạng, có cơng nghệ phù hợp và đội ngũ nhân lực tiềm năng, nhiệt huyết.

2.1.4.2. Các sản phẩm dịch vụ hiện có

- Dịch vụ tài khoản, nhận tiền gửi quản lý, theo dõi số dư và cung cấp các dịch vụ về tài khoản cho khách hàng một cách nhanh chóng, an tồn và chính xác.

- Dịch vụ thanh toán trong nước: chuyển tiền đến, chuyển tiền đi, thanh tốn hóa đơn, thanh tốn định kì theo u cầu, gửi một nơi rút nhiều nơi (với KHCN).

- Dịch vụ bảo lãnh: bảo lãnh vay vốn, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh dự thầu, bảo lãnh thực hiện hợp đồng, bảo lãnh bảo đảm chất lượng sản phẩm, bảo lãnh tiền ứng trước, bảo lãnh nộp thuế và các loại bảo lãnh khác.

- Dịch vụ tín dụng: cho vay vốn lưu động phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, cho vay trung và dài hạn đầu tư các dự án, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, chiết khấu bộ chứng từ, cho vay tiêu dùng, hỗ trợ nhà ở, cho vay cán bộ công nhân viên, cho vay cầm cố chứng từ có giá, cho vay khác.

- Dịch vụ địa ốc: hỗ trợ tìm mua nhà, nền nhà dự án, thanh tốn tiền mua nhà, cho vay trả góp mua nhà, nền nhà, dịch vụ làm thủ tục pháp lý nhà đất.

- Các dịch vụ khác: dịch vụ chi hộ lương, dịch vụ thu hộ tiền mặt, dịch vụ kiểm định tiền mặt, dịch vụ tư vấn, dịch vụ cất giữ hộ, dịch vụ quản lý vốn lưu động, dịch vụ Home-banking, dịch vụ Mobile-banking, dịch vụ Phone-banking, dịch vụ thẻ ATM, dịch vụ mua bán ngoại tệ, dịch vụ hối đoái, dịch vụ bảo hiểm…

2.1.4.3. Đánh giá hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh Sở giao dịch 2

Năm 2013, nền kinh tế Việt Nam tiếp tục rơi vào trì trệ, tiếp nối giai đoạn Việt Nam đối mặt với bất ổn kinh tế vĩ mô kéo dài. Những vấn đề lớn của nền kinh tế là tình trạng

24

nợ xấu vẫn chưa được cải thiện làm nghẽn mạch dịng tín dụng, thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu “ấm” lên, hàng chục nghìn doanh nghiệp giải thể, lao động thất nghiệp, sức mua giảm, tồn kho tăng,... Tuy ở những tháng cuối năm, những dấu hiệu khả quan của nền kinh tế đã bắt đầu xuất hiện, nhưng sự hồi phục vẫn được xem là rất chậm. Trong bối cảnh khó khăn chung của nền kinh cũng như của thị trường tài chính – tiền tệ, tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV – CNSGD2 trong năm 2013 cịn tồn tại nhiều khó khăn và chưa đạt kết quả cao.

2.1.4.3.1. Hoạt động huy động vốn

- Đối với một NHTM thì nguồn vốn là yếu tố quyết định dẫn đến sự tồn tại và phát triển trong tương lai. Bởi vai trò của Ngân hàng là “đi vay” để “cho vay”. Nguồn vốn còn ảnh hưởng lớn đến khả năng cạnh tranh giữa các Ngân hàng. Hầu hết NHTM Việt Nam hiện nay đều huy động cho mình nguồn vốn bằng nhiều biện pháp và tiêu chí là tìm nguồn vốn sao cho chi phí rẻ nhất và ổn định. Theo tiêu chí đó, Ngân hàng có thể sử dụng biện pháp làm tăng sự hấp dẫn của lãi suất, làm phong phú về mặt kỳ hạn gửi rút.

- Nắm bắt được các điều kiện kinh tế - xã hội và xuất phát từ kế hoạch nguồn vốn của mình, Chi nhánh đã chủ trương tăng nguồn vốn từ dân cư, đặc biệt chú trọng đến cơng tác nâng cấp mạng lưới phịng giao dịch, nâng cao phong cách giao tiếp văn minh lịch sự, cử cán bộ tư vấn, hướng dẫn cho khách hàng, tăng cường các hoạt động tiếp thị, tuyên truyền để thu hút nguồn vốn mang tính ổn định.

Kết quả hoạt động của CNSGD2 giai đoạn 2011-2013:

Bảng 1.2: Kết quả hoạt động của CNSGD2

ĐVT: tỷ đồng

Huy động vốn

2011 2012 2013

Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng % Số tiền Tỷ trọng %

Dân cƣ 4.586 33,69 4.219 33,63 5.376 43,79

ĐCTC 2.500 18,37 7.435 59,27 5.609 45,68

TCKT 6.525 47,94 890 7,10 1.293 10,53

Tổng 13.611 100 12.544 100 12.278 100

25

Biểu đồ 1.2: Diễn biến huy động vốn CN SGD2 giai đoạn 2008-2013

6482 9490 13501 13611 12544 12278 0 2000 4000 6000 8000 10000 12000 14000 16000 2008 2009 2010 2011 2012 2013

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV – CNSGD2)

Với những bất ổn kinh tế đặc biệt diễn ra trong suốt năm 2013, hoạt động huy động vốn của BIDV cũng nằm trong tình trạng chung của ngành ngân hàng là phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức. Tuy nhiên, bằng việc áp dụng đồng bộ chính sách hợp lý trên cơ sở vẫn đảm bảo đúng quy định của NHNN tổng huy động vốn của CNSGD2 đạt 12.278 tỷ đồng, giảm 266 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng với tốc độ giảm là 2,12%. Trong đó, tiền gửi của dân cư tăng 1.157 tỷ đồng, tiền gửi của các ĐCTC tăng 403 tỷ đồng, còn tiền gửi của các TCKT giảm 1.826 tỷ đồng.

Như vậy, việc giảm nguồn vốn huy động của Chi nhánh hoàn toàn là do việc huy động tiền gửi của các TCKT giảm. Với điều kiện kinh tế khó khăn, hàng chục nghìn doanh nghiệp giải thể, sản xuất ngưng trệ, hàng tồn kho tăng, nhiều doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả làm giảm nguồn huy động từ các TCKT, dân cư thì lại khơng tìm ra kênh đầu tư hiệu quả nên đổ xơ vào gửi Ngân hàng.

2.1.4.3.2. Hoạt động tín dụng

Hoạt động tín dụng là hoạt động chủ đạo mang lại lợi nhuận chủ yếu cho BIDV – CNSGD2, trong đó dư nợ ngắn hạn vẫn chiếm ưu thế hơn. Mặt khác, hoạt động này còn thể hiện một phần sức cạnh tranh, thị phần của Ngân hàng so với các Ngân hàng khác cùng địa bàn. BIDV – CNSGD2 đã cố gắng không ngừng để việc sử dụng vốn đạt hiệu quả cao nhất và an toàn. Chi nhánh đã đề ra mục tiêu mở rộng tín dụng, đồng thời hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất có thể.

26

 Dư nợ theo thời hạn

Bảng 1.3: Dƣ nợ phân theo thời hạn

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 2013/2012 So với KH

2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % KH giao % HTKH Dƣ nợ cuối kỳ 15.416 100 16.224 100 808 5,24 15.264 106,29 Dƣ nợ ngắn hạn 7.982 51,78 8.509 52,45 527 6,60 - - Dƣ nợ trung – dài hạn 7.434 48,22 7.715 47,55 281 3,78 - -

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ngày 31/12/2013 BIDV - CNSGD2)

Biểu đồ 1.3: Dƣ nợ phân theo thời hạn

7982 7434 8509 7715 15416 16224 0 5000 10000 15000 20000 2012 2013 Ngắn hạn Trung dài hạn Cuối kỳ

Với nỗ lực của mình, BIDV - CNSGD2 đã đẩy mạnh cơng tác tiếp thị khách hàng vay vốn. Kết quả là năm 2013, Chi nhánh đã đẩy dư nợ lên 16.224 tỷ đồng, tăng 808 tỷ đồng so với năm 2012, với tốc độ tăng 5,24%. Đồng thời Chi nhánh cũng đã hoàn thành 106,29% kế hoạch đưa ra. Trong đó, dư nợ ngắn hạn năm 2013 đạt 8.509 tỷ đồng, tăng 527 tỷ đồng so với 2012, tương ứng với tốc độ tăng 6,6% cao hơn so với tốc độ tăng của dư nợ trung dài hạn là 3,78%. Như vậy, tín dụng ngắn hạn vẫn được chú trọng hơn so với trung dài hạn. Điều này góp phần giảm thiểu rủi ro cho Ngân hàng.

27

 Dư nợ phân theo khách hàng

Bảng 1.4: Dƣ nợ phân theo khách hàng

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 2013/2012 So với KH

2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % KH giao % HTKH Dƣ nợ cuối kỳ 15.416 100 16.224 100 808 5,24 15,26 106,29 Dƣ nợ cá nhân 860 5,58 728 4,49 -132 -15,35 865 84,16 Dƣ nợ của các TCKT 14.556 94,42 15.496 95,51 940 6,46 14,40 107,62

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ngày 31/12/2013 BIDV - CNSGD2)

Biểu đồ 1.4: Dƣ nợ phân theo khách hàng

860 728 14556 15416 15496 16224 0 5000 10000 15000 20000 2012 2013 Dư nợ cá nhân Dư nợ TCKT Dư nợ cuối kỳ

Từ trước đến nay BIDV thường được biết đến là Ngân hàng cung cấp tín dụng doanh nghiệp, bán sỉ. Năm 2013, dư nợ của các tổ chức chiếm đến 95,51% tổng dư nợ, ứng với 15.496 tỷ đồng tăng 940 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng với tốc độ tăng 6,46%. Trong khi đó, dư nợ cá nhân năm 2013 chỉ là 728 tỷ đồng (chiếm 4,49% tổng dư nợ), giảm 132 tỷ đồng so với năm 2012. Đây cũng là mặt bằng chung của nền kinh tế ngày càng khó khăn, thêm vào đó tình hình lãi suất cao, sự biến động bất ổn định của thị trường vàng, chính sách thắt chặt tiền tệ, thị trường bất động sản đóng băng là những nguyên nhân tác động trực tiếp đến nhu cầu vay vốn người dân.

28

Bên cạnh xem xét quy mơ tăng trưởng tín dụng, chúng ta khơng thể nào bỏ qua tỷ lệ nợ quá hạn. Tỷ lệ nợ quá hạn phản ánh một phần chất lượng tăng trưởng tín dụng. Nếu hoạt động tín dụng tăng trưởng mạnh mà tỷ lệ nợ quá hạn cũng tăng mạnh thì tăng trưởng tín dụng đó là khơng bền vững, ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.

Bảng 1.5: Tỷ lệ nợ quá hạn

ĐVT: Tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh ngày 31/12/2013 BIDV - CNSGD2)

Ta thấy, tỷ lệ quá hạn tăng đột biến trong năm 2013, trong khi tín dụng tăng trưởng không nhiều. Cụ thể, tỷ lệ nợ quá hạn năm 2012 là 2,79%, sang năm 2013 thì tỷ lệ này là 6,68%. Tỷ lệ nợ quá hạn này là đáng lo ngại, gây ách tắc, ứ đọng vốn. Vì vậy, Chi nhánh đã và đang nỗ lực nhiều để kiểm soát được tỷ lệ này trong những năm tới.

 Phân tích nợ xấu

Bảng 1.6: Tình hình nợ xấu tại BIDV - CNSGD2

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2011 2012 2013

Tổng dƣ nợ cuối kỳ 16.241 15.416 16.224

Tổng dƣ nợ xấu 10,8 11,7 11,91

Tỷ lệ nợ xấu 0,067 0,076 0,073

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh BIDV – CNSGD2)

Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013

Nợ quá hạn 430 1.084

Tổng dƣ nợ 15.416 16.224

29

Biểu đồ 1.5: Tình hình nợ xấu tại BIDV - CNSGD2

540 859 728 10,8 11,7 11,91 0 200 400 600 800 1000 2011 2012 2013 Dư nợ KHCN Nợ xấu CNSGD2

Từ những con số biến động trên ta thấy, nợ xấu của BIDV – CNSGD2 ngày càng tăng do khả năng trả nợ của khách hàng ngày một kém đi khi kinh tế tiếp tục suy thoái, nhu cầu tiêu dùng yếu. Năm 2013 nợ xấu tăng lên 11,91 tỷ đồng, tăng 0,21 tỷ đồng so với năm 2012, với tốc độ tăng 1,79%. Điều này đã ảnh hưởng xấu đến tín dụng và rủi ro ở nhóm KHCN. Việc nợ xấu tăng khiến cho lợi nhuận của BIDV – CNSGD2 giảm. Do đó, chi nhánh cần theo dõi, đôn đốc CBKHCN kiểm tra chặt chẽ các khoản nợ, cho vay để giảm bớt tình trạng nợ xấu.

2.1.4.3.3. Hoạt động dịch vụ

Bảng 1.7: Tình hình hoạt động dịch vụ

ĐVT: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2012 Năm 2013 2013/2012 So với KH

2013 Số tiền % Số tiền % Số tiền % KH giao % HTKH

Lợi nhuận trƣớc thuế 275 100 229,75 100 -45 -16,45 284 80,90

Thu dịch vụ ròng 60,29 21,92 99,15 43,15 38,86 64,46 80 123,93

Thu KDNT và phái

sinh ròng 17,68 6,43 19,15 8,33 1,47 8,31 18 106,37

30 Biểu đồ 1.6: Tình hình hoạt động dịch vụ 275 229,75 60,29 99,15 17,68 19,15 0 50 100 150 200 250 300 2012 2013

Lợi nhuận trước thuế Thu dịch vụ ròng Thu KDNT và phái sinh ròng

Năm 2013, tín dụng tắc nghẽn, dịch vụ trở thành hoạt động mang lại lợi nhuận không nhỏ cho chi nhánh. Cụ thể, thu dịch vụ ròng và thu KDNT và phái sinh ròng năm 2013 chiếm 51,48% lợi nhuận trước thuế trong khi năm 2013 chỉ là 28,35%. Về quy mô, năm 2013 thu dịch vụ ròng và thu KDNT và phái sinh đạt 118,3 tỷ đồng tăng 40,33 tỷ đồng so với năm 2012, tương ứng với tốc độ tăng 51,13%. So với kế hoạch đặt ra về hoạt động dịch vụ năm 2013, Chi nhánh cũng đã hoàn thành rất tốt. Tuy nhiên, Chi nhánh chỉ

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp nâng cao hiệu quả cho vay mua nhà tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam – chi nhánh sở giao dịch 2 (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)