Các nguyên tắc đảm bảo việc tự học

Một phần của tài liệu tự học sinh học bằng cách xây dựng bản đồ khái niệm trên phần mềm cmap tools (Trang 49 - 158)

- Điều tra thăm dò trước khi thực nghiệm sư phạm

7. Những đóng góp của đề tài

2.1. Các nguyên tắc đảm bảo việc tự học

Một vấn đề có tính khoa học bao giờ cũng được xây dựng dựa trên những cơ sở, nguyên tắc nhất định. Việc tự học muốn bảo đảm tốt cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

2.1.1. Bảo đảm tính tự giáo dục

Trong thực tế, quá trình giáo dục luôn chứa đựng quá trình giáo dưỡng, do vậy mà trong công tác tự học của học sinh, ngoài việc tự củng cố những tri thức cũ, lĩnh hội tri thức mới, mở rộng hiểu biết, người học từng bước tự hoàn thiện nhân cách của mình sao cho ngày càng gần với phẩm chất cao quý của những thầy cô giáo.

2.1.2. Bảo đảm tính khoa học trong quá trình tự học

Bản thân quá trình tự học cũng là một quá tình "lao động khoa học" hết sức khó khăn, do vậy, phải đòi hỏi có tính khoa học. Việc bảo đảm tính khoa học trong công tác tự học sẽ đảm bảo được tính tự giáo dục, kích thích hứng thú học tập dẫn đến kết quả học tập như mong muốn.

2.1.3. Đảm bảo "học đi đôi với hành"

Đây là một cặp phạm trù có quan hệ biện chứng với nhau. Tự học không chỉ củng cố, mở rộng kiến thức thông thường mà quan trọng hơn là đưa những kiến thức ấy vào cuộc sống, "cọ sát" với thực tế để thu lượm được những kinh nghiệm thực tiễn sống động, bổ ích, từ đó giúp cho người học có thể vận dụng đúng, linh họat, sáng tạo những điều họ đã tự tiếp thu, lĩnh hội được.

2.1.4. Nâng cao dần đến mức tự giác, tích cực trong quá trình tự học

Nguyên tắc này sẽ trực tiếp quyết định đến kết quả học tập của người học. Kế hoạch tự học có được thực hiện thường xuyên hay không là do yếu tố tự giác, tích cực quyết định.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.1.5. Đảm bảo nâng cao dần và củng cố kỹ năng, kỹ xảo

Quá trình tự học không chỉ đơn thuần là quá trình tự hình thành tri thức mà nó còn là quá trình hoạt động thực tiễn, nâng cao, củng cố kỹ năng, kỹ xảo.

Trên đây là 5 nguyên tắc cơ bản đảm bảo hiệu quả cho quá trình tự học của người học. Năm nguyên tắc này có quan hệ gắn bó với nhau, nguyên tắc này hỗ trợ cho nguyên tắc kia và đều nhằm mục đích bảo đảm tính tự giáo dục, tự đào tạo theo mục tiêu giáo dục. Trong thực tiễn tự học của bản thân, mỗi học sinh cần thiết kế hợp lí, khéo léo, khoa học những nguyên tắc trên, hạn chế đến mức thấp nhất yếu tố ngoại cảnh không có lợi cho việc tự học [24], [30], [32].

2.2. Nội dung của quá trình tự học

Để phương pháp tổ chức cho học sinh tự học và hoạt động tự học của học sinh có hiệu quả thiết thực, ngoài việc tìm hiểu những khái niệm, những vấn đề liên quan đến động cơ, thói quen học tập của học sinh, mỗi giáo viên rất cần đến quá trình nghiên cứu nhằm tìm ra nội dung cơ bản, các phương cách tối ưu rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh. Đặc biệt là việc nhận diện xem những phương pháp đó ngoài sự thích ứng chung cho mọi học sinh có đáp ứng được cho từng nhóm đối tượng trong những giai đoạn và điều kiện, hoàn cảnh khác nhau trong suốt quá trình đào tạo hay không.

Để đáp ứng yêu cầu nêu trên cần xác định rõ những yêu cầu cơ bản của hoạt động tự học như: nội dung của hoạt động tự học gồm mấy vấn đề, để tiếp cận nó phải tuân thủ theo quy trình nào, điều kiện để áp dụng có hiệu quả các yêu cầu ra sao… từ đó xây dựng những biện pháp dạy tự học tích cực tương ứng. Với tất cả các lĩnh vực khoa học, việc dạy tự học có những điểm chung, thống nhất về cách thức cũng như phương pháp. Đó là những vấn đề được xác định như sau:

2.2.1. Xây dựng động cơ học tập

Động cơ học tập là những hiện tượng, sự vật trở thành cái kích thích người học đạt kết quả nhận thức, hình thành và phát triển nhân cách. Người học tự xây dựng cho mình động cơ học tập đúng đắn là việc cần làm đầu tiên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Bởi vì, thành công không bao giờ là kết quả của một quá trình ngẫu hứng tùy tiện thiếu tính toán, kể cả trong học tập lẫn nghiên cứu. Có động cơ học tập tốt khiến cho người ta luôn tự giác, say mê học tập với những mục tiêu cụ thể, rõ ràng với một niềm vui sáng tạo bất tận. Do đó cần khơi gợi nhằm hình thành động cơ học tập để trên cơ sở đó có ý thức tốt về nhu cầu học tập.

Trong rất nhiều động cơ học tập của học sinh, có thể khuôn tách thành hai nhóm cơ bản:

- Các động cơ hứng thú nhận thức.

- Các động cơ trách nhiệm trong học tập.

Thông thường các động cơ hứng thú nhận thức hình thành và đến được với người học một cách tự nhiên khi bài học có nội dung mới lạ, thú vị, bất ngờ, động và chứa nhiều những yếu tố nghịch lí, gợi sự tò mò. Động cơ này sẽ xuất hiện thường xuyên khi giáo viên biết tăng cường tổ chức các trò chơi nhận thức, các cuộc thảo luận hay các biện pháp kích thích tính tự giác tích cực từ người học.

Động cơ nhiệm vụ và trách nhiệm thì bắt buộc người học phải liên hệ với ý thức về ý nghĩa xã hội của sự học. Giống như nghĩa vụ đối với Tổ quốc, trách nhiệm đối với gia đình, thầy cô, uy tín danh dự trước bạn bè…Từ đó các em mới có ý thức kỉ luật trong học tập, nghiêm túc tự giác thực hiện mọi nhiệm vụ học tập, những yêu cầu từ giáo viên, phụ huynh, tôn trọng mọi chế định của xã hội và sự điều chỉnh của dư luận.

Động cơ học tập đúng đắn của người học dựa trên sự nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập đối với sự phát triển toàn diện của cá nhân và xem học tập là niềm vui trong cuộc sống. Đây là động cơ bên trong chi phối những ước muốn bên ngoài của việc học như đạt được bằng cấp, vị trí xã hội hoặc các nhu cầu vật chất khác. Hơn thế nữa, chính những động cơ này sẽ giúp người học phát triển tối đa những tiềm năng của cá nhân.

Cả hai loại động cơ này gắn liền với hứng thú, ham thích, khát vọng của chủ thể nhằm lĩnh hội đối tượng. Hoạt động học tập thể hiện mạnh mẽ các quá

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

trình xúc cảm, ý chí và toàn bộ các thuộc tính nhân cách khác của người học và biến nó thành động cơ học tập. Như vậy động cơ học tập đạt được kết quả học tập như thế nào còn tuỳ thuộc vào mức độ trạng thái tình cảm, sở thích, mục đích học tập và thói quen suy nghĩ của người học. Trong thực tế hầu hết những người học thành công đều là những người có niềm đam mê học hỏi và đào sâu nghiên cứu, cho nên người dạy cần làm nẩy nở hứng thú nhận thức, tạo ra bầu không khí đượm màu xúc cảm làm cho người học mong muốn hiểu biết điều mới mẻ, thích thú và hoàn thiện những hoạt động tư duy của mình, làm được như vậy cũng chính là đã tạo ra được động cơ học tập tốt cho người học.

Mặt khác, cả hai động cơ trên không phải là một quá trình hình thành tự phát, cũng không được đem lại từ bên ngoài mà nó hình thành và phát triển một cách tự giác thầm lặng từ bên trong. Do vậy người giáo viên phải tùy đặc điểm môn học, tùy đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi của đối tượng để tìm ra những biện pháp thích hợp nhằm khơi dậy hứng thú học tập và năng lực tiềm tàng nơi người học. Và, điều quan trọng hơn là tạo mọi điều kiện để các em tự kích thích động cơ học tập của mình.

Đối với phần đông những người trẻ, việc tạm gác những thú vui, những trò giải trí hấp dẫn nhất thời để toàn tâm toàn sức cho việc học là hai điều có ranh giới vô cùng mỏng manh. Nó đòi hỏi sự quyết tâm cao và một ý chí mạnh mẽ cùng nghi lực đủ để chiến thắng chính bản thân mình. Đối với người trưởng thành, khi mục đích cuộc đời đã rõ, ý thức trách nhiệm đối với công việc đã được xác định và sự học đã trở thành niềm vui thì việc xác định động cơ, thái độ học tập nói chung không khó khăn như thế hệ trẻ. Tuy nhiên không phải là hoàn toàn không có. Vì suy cho cùng ai cũng có những nhu cầu riêng và từ đó có những hứng thú khác nhau. Vấn đề là phải biết kết hợp biện chứng giữa nội sinh và ngoại sinh, tức là hứng thú nhận thức, hứng thú trách nhiệm được đánh thức, khơi dậy trên cơ sở những điều kiện tốt từ bên ngoài. Trong đó người thầy đóng vai trò chủ đạo.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.2.2. Xây dựng kế hoạch học tập

Xây dựng kế hoạch học tập là việc xây dựng một thời gian biểu cụ thể, hợp lý để đạt được một kết quả học tập hiệu quả trong khoảng thời gian nhất định. Mỗi người, tùy vào nhu cầu của mình, sẽ lập một kế hoạch học tập riêng, kế hoạch đó có thể thay đổi khi cần, nhưng điều quan trọng là phải tuân thủ kế hoạch đã đề ra.

Việc lập kế hoạch học tập đòi hỏi mỗi người chúng ta cần có thái độ nghiêm túc nghiên cứu, tìm hiểu và đúc kết những vấn đề liên quan.Vì thế, thường chúng ta cần có khoảng thời gian đủ dài để có thể lập được một kế hoạch phù hợp nhất cũng như việc theo dõi, điều chỉnh trong trường hợp chưa đạt được kết quả như ý.

Đối với bất kì ai muốn việc học thật sự có hiệu quả thì mục đích, nhiệm vụ và kế hoạch học tập phải được xây dựng cụ thể, rõ ràng. Trong đó kế hoạch phải được xác định với tính hướng đích cao. Tức là kế hoạch cần ngắn hạn, thậm chí từng môn, từng phần phải được tạo lập thật rõ ràng, nhất quán cho từng thời điểm, từng giai đoạn cụ thể sao cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình. Vấn đề kế tiếp là phải chọn đúng trọng tâm, cái gì là cốt lõi là quan trọng để ưu tiên tác động trực tiếp và dành thời gian công sức cho nó. Nếu việc học dàn trải thiếu tập trung thì chắc chắn hiệu quả sẽ không cao. Sau khi đã xác định được trọng tâm, phải sắp xếp các phần việc một cách hợp lí, logic về cả nội dung lẫn thời gian, đặc biệt cần tập trung hoàn thành dứt điểm từng phần, từng hạng mục theo thứ tự được thể hiện chi tiết trong kế hoạch. Điều đó sẽ giúp quá trình tiến hành việc học được trôi chảy thuận lợi.

Việc xây dựng một kế hoạch học tập hợp lý sẽ giúp học sinh chủ động được thời gian của bản thân từ đó sẽ giúp học sinh tự học đạt hiệu quả cao hơn. Thông qua kế hoạch học tập, học sinh có thể bố trí thời gian phù hợp để đầu tư cho mỗi nội dung, đồng thời học sinh sẽ biết mình nên bắt đầu từ đâu, hướng đi như thế nào, phải làm gì, chuẩn bị gì cho mỗi nội dung kiến thức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Từ đó, học sinh có thể nhận định, đánh giá được kết quả của mình và có thể sửa đổi nhằm tạo nên một kết quả học tập tốt nhất. Ngoài ra, việc xây dựng kế hoạch học tập tốt sẽ giúp cho bản thân học sinh luôn có tư duy sáng tạo, chủ động trong mọi tình thế.

2.2.3. Chu trình tự học của học sinh

Đó là một chu trình ba giai đoạn:

2.2.3.1. Giai đoạn 1: Tự nghiên cứu

Đây là giai đoạn quyết định và chiếm nhiều thời gian, công sức nhất. Khối lượng kiến thức và các kĩ năng được hình thành nhanh hay chậm, nắm bắt vấn đề nông hay sâu, rộng hay hẹp, có bề vững không… tùy thuộc vào nội lực của chính bản thân người học trong bước mang tính đột phá này. Người học tự tìm tòi, quan sát, mô tả, giải thích, phát hiện vấn đề, định hướng, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới (chỉ mới đối với người học) và tạo ra sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính chất cá nhân. Giai đoạn này bao gồm các hoạt động:

Tiếp cận thông tin: Lựa chọn và chủ động tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau và từ những hoạt động đã được xác định như đọc sách, nghe giảng, xem truyền hình, tra cứu từ Internet, hội thảo, làm thí nghiệm, quan sát, điều tra… Trong hoạt động này rất cần có sự tỉnh táo để chọn lọc thông tin một cách thông minh và linh hoạt. Xã hội hiện đại đang khiến phần lớn học sinh rời xa sách và chỉ quan tâm đến các phương tiện nghe nhìn khác. Đơn giản vì nó thỏa mãn trí tò mò, giúp cho tai nghe mắt thấy tức thời. Đó là chưa kể đến sự nhiễu loạn thông tin mà nếu không vững vàng thì giới trẻ sẽ rất dễ sa vào những cạm bẫy thiếu lành mạnh, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển nhân cách, tâm hồn. Từ cổ chí kim, muốn làm chủ tri thức nhân loại thì con đường tốt nhất của mọi người là đọc sách. Đọc sách là phương pháp tự học rẻ tiền và hiệu quả nhất. Khi làm việc với sách ta phải sử

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

dụng năng lực tổng hợp toàn diện và có sự xuất hiện của hoạt động của trí não, một hoạt động tối ưu trong quá trình tự học. Do vậy, rèn luyện thói quen đọc sách là một công việc không thể tách rời trong yêu cầu tự học. Ngoài việc tiếp nhận tri thức còn phải biết đối thoại, gợi mở, thắc mắc hay đề xuất những vấn đề cần lưu ý sau khi đọc sách, hoặc chí ít là học cách viết, lối diễn đạt từ những cuốn sách hay. Đó là cách đọc sáng tạo. Khác với sự giải trí đơn giản hay cảm nhận thông thường.

Xử lí thông tin: Các thông tin thu thập được cần có sự gia công, xử lí mới có thể sử dụng được. Quá trình xử lí thông tin có thể được tiến hành thông qua việc phân tích, đánh giá, tóm lược, tổng hợp, so sánh…

Vận dụng tri thức, thông tin: Trong việc vận dụng thông tin tri thức khoa học để giải quyết các vấn đề liên quan như thực hành bài tập, thảo luận, xử lí các tình huống, viết bài thu hoạch, tổng thuật… người học thường gặp rất nhiều khó khăn. Có lúc tìm được một khối lượng lớn tư liệu nhưng việc tập hợp, phân loại nội dung để kiến giải một vấn đề lại không thực hiện được. Trong trường hợp này cần khoanh vùng vấn đề trong một giới hạn đừng quá rộng. Chỉ cần tập trung đào sâu một vấn đề nào đó nhằm phát hiện ra cái mới có giá trị thực tiễn là đáp ứng yêu cầu. Trong khâu này việc lựa chọn và thay đổi hình thức tư duy để tìm ra cách thức tối ưu nhất cho đối tượng nghiên cứu cũng rất cần thiết.

Sau khi phát hiện vấn đề, học sinh thu nhận thông tin từ nhiều nguồn khác nhau (như đọc sách, nghe giảng, xem truyền hình, tra cứu từ Internet, cemine, hội thảo, làm thí nghiệm, quan sát, điều tra…) để tìm cách giải quyết vấn đề. Xây dựng bản đồ khái niệm giúp học sinh phân tích, đánh giá, tóm lược, tổng hợp, so sánh… giữa các thông tin tri thức khoa học để giải quyết các vấn đề liên quan như thực hành, bài tập, thảo luận, xử lí các tình huống, viết bài thu hoạch, báo cáo khoa học, tổng thuật…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu tự học sinh học bằng cách xây dựng bản đồ khái niệm trên phần mềm cmap tools (Trang 49 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(158 trang)