Tự học Sinh học bằng cách xây dựng bản đồ khái niệm trên phần mềm Cmap

Một phần của tài liệu tự học sinh học bằng cách xây dựng bản đồ khái niệm trên phần mềm cmap tools (Trang 66 - 158)

2.4.1. Xây dựng động cơ học tập môn Sinh học

Sinh học là một môn khoa học về sự sống. Nó là một nhánh của khoa học tự nhiên, tập trung nghiên cứu các cá thể sống, mối quan hệ giữa chúng với nhau và với môi trường. Nó miêu tả những đặc điểm và tập tính của sinh vật (ví dụ: cấu trúc, chức năng, sự phát triển, môi trường sống), cách thức các cá thể và loài tồn tại (ví dụ: nguồn gốc, sự tiến hóa và phân bổ của chúng).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Môn Sinh học vừa có đặc thù của một môn khoa học tự nhiên với những hệ thống lý thuyết tổng quát, với những công thức và hệ thống bài tập tương đối phức tạp vừa mang đặc thù của một môn khoa học thực nghiệm, có sự kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực nghiệm. Ở cấp độ phổ thông, đó là sự kết hợp giữa hệ thống lý thuyết và hệ thống bài tập vận dụng tương ứng.

Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, đặc biệt là ở cấp phổ thông, việc gắn giữa lý thuyết và thực nghiệm ít được chú trọng, rất nhiều bài thực hành bị bỏ qua do vậy đối với rất nhiều học sinh, việc học môn Sinh học chỉ đơn thuần là học thuộc lòng một “mớ” lý thuyết nên dễ gây nhàm chán và khô khan. Mặt khác, đa số học sinh còn xem đó là “môn phụ” và cho rằng thi trắc nghiệm bộ môn này nên không không đầu tư thời gian và công sức học tập nhiều như các môn học khác; không cần phải học bài kỹ, chỉ cần thuộc đáp án có sẵn trong đề cương ôn tập trắc nghiệm là đủ… Do đó, để việc học tập môn Sinh học nói chung và tự học môn Sinh học nói riêng đạt kết quả cao thì xây dựng động cơ học tập môn Sinh học là việc làm đầu tiên và có vai trò rất quan trọng.

Để có động cơ học tập tốt môn Sinh học, trước tiên, học sinh cần phải nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập đối với sự phát triển toàn diện của cá nhân, phải xác định việc học là của bản thân mình, cho mình và kết quả cuối cùng do mình chịu trách nhiệm mà không phải thầy cô, bố mẹ hay ai khác.

Động cơ học tập tốt không có sẵn mà nó được xây dựng, hình thành trong quá trình học sinh đi sâu chiếm lĩnh tri thức với sự hướng dẫn của thầy cô giáo. Muốn phát động động cơ học tập đúng đắn, động cơ chiếm lĩnh tri thức thì trước hết cần phải khơi dậy ở các em nhu cầu nhận thức, nhu cầu chiếm lĩnh đối tượng học tập vì nhu cầu chính là nơi khơi nguồn của tính tự giác, tính tích cực học tập.

Hành vi của con người phụ thuộc nhiều vào môi trường sống. Mặt khác, học sinh là những đối tượng có nhân cách chưa phát triển hoàn thiện,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

chưa có mục đích sống chủ đạo. Do đó, môi trường sống của học sinh nói chung và môi trường học tập nói riêng cần có những điều kiện thuận lợi để tạo hứng thú học tập cho học sinh: thư viện phong phú các đầu sách; phòng thí nghiệm, thực hành đầy đủ; sự kỳ vọng, động viên của thầy cô và gia đình.

Hứng thú học tập của học sinh phần lớn chịu ảnh hưởng bởi giáo viên. Do đó, giáo viên cần không ngừng trau dồi kỹ năng, phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, cải tiến phương pháp giảng dạy, đảm bảo việc truyền thụ tri thức ngày càng chính xác, hấp dẫn, có chất lượng. Giáo viên cần giúp cho học sinh thấy được ý nghĩa và vai trò của các kiến thức môn Sinh học đối với cuộc sống; giúp học sinh biết cách học thích hợp đối với môn Sinh học, tăng cường thời lượng, chất lượng thực hành, nắm vững lý thuyết, luôn có sự vận dụng các kiến thức đã học vào cuộc sống và giải quyết các tình huống trong đời sống theo các khía cạnh khác nhau. Cần có những bài giảng nêu vấn đề, những giờ thảo luận trên lớp, những trò chơi mang tính chất giáo dục để kích thích hứng thú học tập cho các em. Việc kích thích hứng thú học tập ở học sinh không chỉ diễn ra ở bài giảng này hay bài giảng khác mà cần phải diễn ra trong cả chương trình. Do đó, trong quá trình giảng dạy, người giáo viên cần tạo ra các hoàn cảnh nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh, tăng tính tích cực của trí tuệ.

Trong giảng dạy bộ môn Sinh học, giáo viên cần chỉ ra được cái mới, cái phong phú, nhiều hình nhiều vẻ, tính chất sáng tạo và triển vọng trong hoạt động học tập để tạo ra hứng thú vững chắc cho học sinh trong quá trình học tập.

Về phía nhà trường: cần thường xuyên tổ chức các hoạt động học tập, sinh hoạt mang tính tập thể, điều đó sẽ kích thích sự hăng hái thi đua, cạnh tranh lành mạnh; tổ chức các buổi ngoại khóa, trò chuyện, giao lưu giữa thầy cô – học sinh, học sinh – học sinh nhằm khắc phục những khó khăn gặp phải trong quá trình học tập. Từ đó, tìm thấy tiếng nói chung, sự đồng thuận giữa các học sinh để các em cùng giúp nhau học tốt hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

2.4.2. Xây dựng kế hoạch học tập môn Sinh học

Sinh học là một môn khoa học được chứng minh bằng những hiện tượng tự nhiên kết hợp với những thí nghiệm thực tế trên nền tảng Toán học. Đây là môn học dùng nhiều lý luận, lập luận để đặt vấn đề và phản biện dẫn đến kết quả nên mỗi câu, mỗi ý đều phải chặt chẽ, logic với nhau. Với môn Sinh học, lý thuyết luôn là nền tảng, do đó học sinh cần phải nắm vững các khái niệm, nguyên nhân, cơ chế hình thành và kết quả đặc trưng của mỗi quy luật. Mỗi nội dung kiến thức Sinh học đều nằm trong một tổng thể, khi hiểu được vấn đề trước đó sẽ tạo tiền đề cho việc hiểu những kiến thức sau. Ví dụ, nếu học sinh không nắm được cấu tạo của gen thì sẽ không hiểu được sự điều hòa biểu hiện gen, nếu không nắm được cấu trúc NST sẽ không hiểu được bản chất của đột biến cấu trúc và số lượng NST… Do đó, học sinh cần phải có kế hoạch học tập tốt mới có thể học tốt môn Sinh học.

Để học tốt môn Sinh học, học sinh cần có kế hoạch tự học sớm và tự học thường xuyên. Học sinh cần tiếp thu hết những kiến thức mà thầy cô giảng trên lớp, về nhà hệ thống hóa lại và mở rộng, đào sâu… thông qua hoạt động tự học. Học sinh nên rèn luyện bài tập vận dụng ngay sau khi học lý thuyết, suy nghĩ và định hướng trước các câu hỏi trắc nghiệm có thể ra về vấn đề mà mình đang học.

Nhìn chung việc xây dựng kế hoạch tự học cần trải qua những bước sau:  Xác định mục tiêu của bản thân: Việc xác định mục tiêu cần phù hợp đối với năng lực, hoàn cảnh của mỗi người và đảm bảo tính khả thi của mục tiêu. Giả sử, nếu học lực của học sinh xếp loại trung bình thì không nên đặt ra mục tiêu đạt loại A ở tất các môn, vì làm như thế, học sinh sẽ bị đuối và dễ chán nản. Học sinh cũng không nên đưa ra mục tiêu quá thấp so với bản thân, vì sẽ khiến học sinh không có động lực để phấn đấu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

 Lập kế hoạch thực hiện mục tiêu đó:

- Liệt kê những công việc cần làm: công việc này giúp học sinh không bỏ sót công việc, đồng thời có thể giúp học sinh biết được việc nào quan trọng hơn.

- Lựa chọn những công việc ưu tiên: sắp xếp các công việc theo thứ tự giảm dần về mức độ quan trọng, đặt chỉ tiêu cho từng công việc.

- Xây dựng một bảng biểu với những công việc đã được phân chia theo thời gian một cách thích hợp. Học sinh nên chia khoảng thời gian càng cụ thể càng tốt, nên dự định khoảng thời gian để có thể hoàn thành mỗi công việc, từ đó lên cho mình một kế hoạch, có thể viết tay hoặc đánh máy. Việc xây dựng kế hoạch dài hạn chỉ mang tính chất tổng quát, vì vậy, học sinh nên xây dựng thêm cho mình những kế hoạch ngắn hạn và chi tiết để có thể dễ dàng quản lý và thực hiện, tốt nhất là nên xây dựng kế hoạch theo từng tuần. Kế hoạch học tập tốt là kế hoạch vừa giúp học sinh học tập có hiệu quả, vừa giúp học sinh giữ gìn sức khỏe. Do đó, trong kế hoạch học tập, học sinh cần bố trí thời gian nghỉ ngơi một cách hợp lí, khoa học.

 Thực hiện kế hoạch.

 Rút ra những ưu điểm và nhược điểm của kế hoạch trên cơ sở kết

quả học tập đạt được.

 Bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh kế hoạch cho hợp lý.

Học sinh có thể xây dựng bản đồ khái niệm về kế hoạch học tập môn Sinh học trên phần mềm Cmap Tools [16].

2.4.3. Hƣớng dẫn học sinh tự học Sinh học bằng cách xây dựng bản đồ khái niệm trên phần mềm Cmap Tools

2.4.3.1. Giai đoạn 1: Tự nghiên cứu

Trong quá trình tự học Sinh học, sau khi đã nhận thức được vấn đề cần giải quyết, học sinh tiến hành các hoạt động sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiếp cận thông tin

Phần lớn kiến thức (thông tin) mà học sinh cần thu thập đã có sẵn trong sách giáo khoa. Tuy nhiên, học sinh không nên cố học thuộc lòng cả bài như

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

cách sách giáo khoa đã trình bày mà hãy lựa chọn ra những thông tin quan trọng cần ghi nhớ. Sinh học không phải là môn học thuộc lòng đơn thuần. Mặc dù nếu không nhớ kiến thức thì không thể giải quyết được vấn đề, nhưng nếu nhớ kiến thức mà không hiểu hoặc không hiểu một cách thấu đáo thì khi câu hỏi được đặt theo một cách khác, học sinh cũng sẽ không biết cách trả lời. Vì vậy, đầu tiên học sinh cần đọc kỹ bài và tìm xem những câu chữ nào quan trọng rồi dùng bút đánh dấu hoặc bút gạch chân các từ ngữ hoặc các câu đó (làm như vậy dễ cho việc ôn tập vì khi ôn bài ta chỉ cần liếc qua những dòng đã đánh dấu mà không phải đọc lại cả bài). Thông thường, ngay trong sách giáo khoa, những thông tin nào quan trọng nhất ở mỗi bài cũng được in nghiêng hoặc nhấn mạnh lại trong phần tóm tắt của bài. Tuy nhiên, học sinh phải tìm thêm các ý để dẫn đến kết luận quan trọng mã sách đã nêu ra.

Nếu có thể, sau khi đã tìm được các ý quan trọng, học sinh nên ghi chúng vào một vở ghi theo từng chủ đề nhất định để sau này dễ ôn tập. Bài ghi trên lớp cũng là nguồn thông tin quan trọng vì các thông tin trong đó đã được giáo viên chọn lọc và giảng giải ý nghĩa.

Ngoài những thông tin thu được từ sách giáo khoa và nghe giảng, học sinh có thể chủ động lựa chọn và tiếp nhận thông tin từ nhiều nguồn và từ nhiều hoạt động khác như đọc sách, xem truyền hình, tra cứu từ Internet, hội thảo, làm thí nghiệm, quan sát, điều tra… Tuy nhiên, khi tiếp cận với những thông tin này, học sinh cần tỉnh táo để chọn lọc thông tin một cách thông minh và linh hoạt.

Xử lý thông tin

Học sinh không nên cố ghi nhớ thông tin khi không biết thông tin đó có ý nghĩa gì. Học sinh phải tự mình đặt ra các câu hỏi như: Tại sao lại như thế? Cái này dùng để làm gì? Có ý nghĩa gì? Và nếu là một học sinh giỏi thì không những thế học sinh còn phải đặt ra câu hỏi: Làm thế nào người ta biết được điều đó? Tất cả các loại câu hỏi đó nhằm giúp học sinh xử lý và tìm ý nghĩa đích thực của thông tin. Ban đầu, việc học như thế này có thể sẽ chậm

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

hơn so với việc học thuộc cả bài một cách máy móc. Tuy nhiên, học một cách máy móc có thể nhớ nhanh nhưng quên cũng nhanh và đặc biệt là khi gặp những câu đòi hỏi sự vận dụng kiến thức thì cách học như vậy sẽ không giúp được gì cho học sinh.

Trong quá trình học, nếu học sinh tìm hiểu kỹ thông tin, biết cách xử lý thông tin bằng hàng loạt các câu hỏi để hiểu bài một cách sâu sắc hơn thì mặc dù ban đầu học có thể chậm nhưng bù lại học sinh sẽ nhớ tốt hơn và điều quan trọng hơn cả là học sinh biết sử dụng các thông tin đó một cách linh hoạt, có nghĩa là đối với các câu hỏi đòi hỏi sự vận dụng kiến thức ở các mức độ khác nhau học sinh có thể nhanh chóng tìm ra lời giải. Để trả lời các câu hỏi nêu trên, học sinh cần phải phân tích, đánh giá, tóm lược, tổng hợp, so sánh… các thông tin thu nhận được.

Việc đặt ra các câu hỏi nêu trên khi xử lí thông tin thu nhận được chính là việc xác định câu hỏi trọng tâm để xây dựng bản đồ khái niệm. Bằng cách trả lời các câu hỏi đó, học sinh sẽ xác định được chủ đề, khái niệm trọng tâm và những khái niệm quan trọng nhất hay chung nhất liên quan đến bản đồ khái niệm. Thông thường, cứ có từ 15 đến 25 khái niệm là đủ để xây dựng một bản đồ khái niệm.

Sau khi xác định được các khái niệm, học sinh tiến hành xây dựng bản đồ khái niệm bằng cách: sắp xếp các khái niệm ở những vị trí phù hợp, khái niệm tổng quát xếp trên đỉnh, tiếp theo là các khái niệm cụ thể hơn; nối các khái niệm với nhau bởi các mũi tên có kèm từ nối nhằm mô tả mối quan hệ giữa các khái niệm; tìm kiếm các đường nối ngang; đưa ra ví dụ (nếu có) ; liên kết với các tài nguyên, xem xét và chỉnh sửa lại bản đồ khái niệm (nếu cần). Việc xây dựng bản đồ khái niệm được tiến hành trên phần mềm Cmap Tools.

Đối với bộ môn Sinh học, hệ thống các khái niệm, các quy luật Sinh học liên hệ chặt chẽ với nhau được hình thành và phát triển theo một trật tự logic. Việc phân loại, sắp xếp các khái niệm sinh học thành hệ thống là rất

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

quan trọng. Xử lí thông tin bằng cách xây dựng bản đồ khái niệm chính là cách hệ thống hóa các kiến thức. Xây dựng bản đồ khái niệm có tác dụng kết nối các thông tin mới và các thông tin đã có.

Xây dựng bản đồ khái niệm trên phần mềm Cmap Tools thực chất là cách học sinh ghi thông tin một cách tóm tắt và có hệ thống trên máy tính, học sinh có thể sắp xếp thông tin theo cách riêng của mình sao cho giúp nhớ tốt thông tin hoặc nếu cần có thể tiếp cận thông tin một cách nhanh nhất, khoa học nhất. Đây cũng chính là cách học sinh nhớ các thông tin vào trong bộ não của mình (bộ nhớ trong). Như trên đã trình bày, nhớ thông tin không phải là khó, cái khó là làm sao để nhớ lâu và đặc biệt là lúc cần thiết có thể lấy thông tin ra một cách nhanh nhất (tái hiện lại thông tin nhanh nhất). Muốn nhớ lâu thì học sinh cần phải xử lý tốt thông tin để hiểu nó một cách thấu đáo, cần tạo ra mối liên hệ với các thông tin đã biết. Như vậy, xây dựng bản đồ khái niệm trên phần mềm Cmap Tools còn giúp học sinh lưu trữ thông tin đã được xử lí một cách hiệu quả.

Vận dụng tri thức, thông tin

Học sinh xây dựng bản đồ khái niệm để vận dụng những tri thức, thông tin thu nhận được nhằm phân tích, đánh giá, tóm lược, tổng hợp… vấn

Một phần của tài liệu tự học sinh học bằng cách xây dựng bản đồ khái niệm trên phần mềm cmap tools (Trang 66 - 158)