khách Thanh Long.
Bảng 2: Bảng các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn của công ty Thanh Long. Đv: đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Chênh lệch
Số % Số % 1. Tổng tài sản bình quân 34747398117 32301987236 29708347001 -2445410881 -7,04 -2593640235 -8,03 2. Vốn chủ sở hữu bình quân 20512444299 30066971037 27917201429 9554526739 46,58 -2149769609 -7,15 3. Tổng doanh thu và thu nhập khác 47402397932 61489979756 65704026433 14087581824 29,72 4214046677 6,85 4.Tổng LNKT trước thuê 1213438260 1153247574 471949778 -60190686 -4,96 -681297796 -59,08 5. Nợ phải trả 2470045384 2000103982 1582187163 -469941402 -19,03 -417916819 -20,89 6. Lợi nhuận sau thuê TNDN 910078695 951429248 389358567 41350553 4,54 -562070681 -59,08 7. 1/(1-Tỷ số nợ) 1,08 1,07 1,06 -0,01 -0,98 -0,01 -0,91 8. Hiệu suất sử dụng tổng tài sản (%) 1,36 1,90 2,21 0,54 39,54 0,31 16,18 9. ROS trước thuế (%) 2,56 1,88 0,72 10. ROS sau thuế (%) 1,92 1,55 0,59 11. ROA trước thuế (%) 3,49 3,57 1,59 12. ROA sau thuế (%) 2,62 2,95 1,31 13. ROE trước thuế (%) 5,92 3,84 1,69 14. ROE sau thuế (%) 4,44 3,16 1,39
(Nguồn: Tính toán dựa trên báo cáo tổng hợp của Thanh Long)
Nhìn chung, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của công ty hầu hết có xu hướng chung là giảm nhẹ trong giai đoạn 2010-2012.
Hiệu quả sử dụng tổng tài sản của xe khách Thanh Long năm 2011 tăng so với năm 2010, tức là cứ một đồng tài sản bỏ vào sản xuất thu được 1,90 đồng doanh thu và thu nhập khác nhiều hơn 0,54 đồng so với năm trước. Đến năm 2012, con số này vẫn tiếp tục tăng nhẹ 0,31 đồng, tưc là mỗi đồng tài sản tạo ra 2,21 đồng doanh thu và thu nhập khác, nhiều hơn so với năm 2011. Điều này là do tổng doanh thu thuần và thu nhập khác tăng nhanh từ 2010 đến 2012 trong khi đó tổng tài sản bình quân lại có xu hướng giảm trong giai đoạn này. Như vậy, có thể thấy rằng hiệu suất sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp đang được duy trì ở mức khá tốt, năng lực hoạt động của tài sản trong công ty đang được phát huy khá hiệu quả đem lại nguồn thu lớn hơn.
• Chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của tổng tài sản.
Khả năng sinh lời tổng tài sản (ROA) trong 3 năm qua không ổn định. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản tăng nhẹ vào năm 2011 và giảm mạnh vào năm 2012. Phân tích hai nhân tố chính ảnh hưởng tới chỉ tiêu này thông qua công thức :
ROA sau thuế = ROS sau thuế x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản Năm 2010: 2,62% = 1,92% x 1,36
Năm 2011: 2,95% = 1,55% x 1,90 Năm 2012: 1,31% = 0,59% x 2,21
Biểu đồ 2: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản
Năm 2011, dễ thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu sau thuế của doanh nghiệp giảm từ 1,92% xuống còn 1,55% trong khi hiệu suất sử dụng tổng tài sản lại tăng từ 1,36 lên 1,90, tuy nhiên do tốc độ giảm của ROS sau thuế nhỏ hơn tốc độ tăng của hiệu suất sử dụng tổng tài sản nên tỷ suất lợi nhuân trên tổng tài sản năm 2011 tăng nhẹ so với năm trước. Như vậy nếu một đồng tài sản của công ty Thanh Long bỏ vào sản xuất thu được 2,62 đồng lợi nhuận năm 2010 thì năm 2011 tăng lên là 2,95 đồng. Tương tự như vậy năm 2012, ROA sau thuế tiếp tục giảm chỉ còn 1,31 % tức 1 đồng tài sản bỏ vào sản xuất thì chỉ thu được 1,31 đồng. Tuy nhiên, nếu so với một số công ty khác cùng ngành, thì ROA của Thanh Long không phải là nhỏ, và nhìn chung sự sụt giảm về chỉ tiêu này là tình trạng chung của hầu hết các doanh nghiệp trong ngành chứ không riêng gì Thanh Long.
Từ những phân tích trên có thể thấy khả năng sinh lời tổng tài sản của công ty cổ phần xe khách Thanh Long đang có xu hướng đi xuống.Tuy nhiên xuất phát từ những phân tích lợi nhuận có thể thấy việc tỷ suất giảm chưa chắc là một dấu hiệu xấu cho doanh nghiệp. Trong những năm gần đây, giá cả nguyên vật liệu đầu vào tăng cao, nhất là giá xăng liên tục thay đổi, cùng với
nhuận của công ty, mặc dù Tổng doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ và thu nhập khác tăng.Mặt khác, tổng tài sản bình quân của doanh nghiệp có xu hướng giảm, xong tốc độ giảm của lợi nhuận lớn hơn tốc độ giảm của tổng tài sản nên vẫn khiến cho tỷ suất ROA giảm. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm này là một phần do những yếu tố bên ngoài từ thị trường mà doanh nghiệp không kiểm soát được, một phần do trình độ quản lý các chi phí hoạt động kinh doanh và các chiến lược về mặt cạnh tranh còn chưa tốt.
• Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu.
Biểu đồ 3: Tỷ suất lợi nhuận trên VCSH
Từ biểu đồ đường ROE sau thế dễ thấy tỷ suất này có xu hướng giảm trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2012, điều này một phần là do tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản thấp dần qua các năm. Tuy nhiên nhìn chung thì tỷ suất này không phải là quá thấp so với những doanh nghiệp khác cùng ngành. Nếu năm 2010 một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra công ty thu được 4,44 đồng lợi nhuận sau thuế thì đến năm 2011 còn 3,16 và năm 2012 chỉ còn 1,39. Để làm rõ sự sụt giảm này ta cần xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu ROE sau thuế thông qua công thức:
ROE sau thuế = ROS sau thuế x Hiệu suất sử dụng tổng tài sản x 1/(1- tỷ số nợ)
Năm 2010: 4,44 = 1,92 x 1,36 x 1,08 Năm 2011: 3,16 = 1,55 x 1,90 x 1,07 Năm 2012: 1,39 = 0,59 x 2,21 x 1,06
Dễ thấy, hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp duy trì xu hướng tăng, một dấu hiệu khá tích cực cho Thanh Long. Mặt khác, tỷ số 1/(1- tỷ số nợ) hay 1/tỷ số vốn chủ sở hữu giảm từ 2010 đến 2012 chứng tỏ tỷ số vốn chủ sở hữu tăng qua các năm trong giai đoạn này, vậy là doanh nghiệp ít phụ thuộc vào những khoản nợ bên ngoài,ngược lại có khả năng tự tài trợ khá cao. Tuy nhiên, sự sụt giảm của tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu giảm là do tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm dần qua các năm.
Đây mới là các chỉ tiêu tổng hợp đanh giá khái quát tình hình sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp, để nắm rõ hơn nữa các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sử dụng vốn của công ty cần tìm hiểu thêm những chỉ tiêu cụ thể để đánh giá hiếu quả sử dụng của từng bộ phận trên tổng nguồn vốn.
2.2.2Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn lưu động
2.2.2.1 Cơ cấu vốn lưu động của công ty Thanh Long
Qua bảng 3 ta thấy vốn lưu động của công ty Thanh Long tăng vào năm 2011 và giảm vào năm tiếp theo. Trong đó, năm 2010 thì tỷ trọng chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền chiếm đa phần trong vốn lưu động, sau đến giảm chỉ tiêu này giảm dần qua các năm, trong khi hàng tồn kho và các khoản phải thu tăng dần từ năm 2010 đến năm 2012.
- Trong năm đầu tiên 2010, tiền và các khoản tương đương tiền chiếm một tỷ trọng lớn trong vốn lưu động là 62,43%, trong khi hàng tồn kho và các khoản phải thu lần lượt chiếm tỷ trọng là 23,04 % và 12,70 %. Mặc dù tình trạng tiền và các khoản tương đương tiền rất thuận tiện cho việc trả các khoản nợ ngắn hạn, song tỷ trọng quá lớn nên cũng có thể là một dấu hiệu của vốn bị
ứ động, doanh nghiệp nên cân nhắc thêm về vấn đề này, có thể sử dụng một phần trong chỉ tiêu tiền và tương đương tiền để đầu tư vào các tài chính ngắn hạn vừa có thể đem thêm một phần thu nhập cho doanh nghiệp vừa giải quyết tình trạng ứ đọng vốn.
- Năm 2011 và năm 2012 chỉ tiêu tiền và các tài khoản tương đương tiền đã giảm, trong khi đó các chỉ tiêu hàng tồn kho và khoản phải thu có xu hướng tăng so với năm 2010. Tuy nhiên, mức tăng của 2 chỉ tiêu này là không quá lớn, nên trong hai năm này tình trạng ứ đọng vốn lưu động đã được cải thiện so với năm 2010.
Bảng 3: Cơ cấu vốn lưu động của công ty cổ phần xe khách Thanh Long.
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Số Tỷ trọng (%) Số Tỷ trọng (%) Số Tỷ trọng (%) A. Tài sản ngắn hạn 2590098596 100 3202696790 100 2639103745 100 I. Tiền và các khoản tương đương tiền 1616929787 62,43 1039125285 32,45 723575061 27,42 III. Các KPT ngắn hạn 596701866 23,04 1354041247 42,28 653600326 24,77 1. Phải thu KH 348853510 13,47 960158300 29,98 516613300 19,58 2 Trả trước cho người bán 0 0 241541700 7,54 0 0 3. Các KPT khác 247848356 9,57 162341247 5,07 138987025 5,27 IV Hàng tồn kho 328978143 12,70 647452516 20,22 1102516650 41,78 1 Hàng tồn kho 328978143 12,70 647452516 20,22 1102516650 41,78 V TSNH khác 47488800 1,83 152077742 4,75 159411708 6,04 1. Thuê GTGTđược khấu trừ 0 0 131077442 4,09 0 0 2. Thuế và các khoản phải thu
nhà nước
768 0 12268 0 143311708 5,43
3 TSNH khác 47488032 1,83 20988032 0,66 16100000 0,61
So với năm 2010, vòng quay hàng tồn kho tăng trong năm 2011 và sau đó giảm nhẹ vào năm tiếp theo, cụ thể trong các kỳ lần lượt là 111,11; 128,45;
70,65, điều này khiến cho số ngày trong một vòng quay hàng tồn kho giảm 0,44 ngày trong năm 2011 và tăng 2,3 ngày vào năm 2012. Như vậy, so với năm đầu tiên thì khả năng giải phóng hàng tồn kho vào năm 2011 tốt hơn song bị chậm lại vào năm 2012 khi mà số vòng quay hàng tồn kho giảm mạnh từ 128,45 xuống 70,65 vòng. Do đó, công ty cần tăng cường các biện pháp marketing để giải phóng hàng tồn kho và thu hồi lại vốn cho hiệu quả hơn vào những năm sau, không nên để vòng quay hàng tồn kho tiếp tục giảm xuống và giảm mạnh như năm 2012.
Bảng 4: Các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động giai đoạn 2010-2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 (2011/2010)Chênh lệch (2012/2011)Chênh lệch
1. Doanh thu thuần 45928184429 59955320173 64858571886 14027135744 4903251713
2.VLĐ bình quân 3422268287 2896456177 2920900268 -525812110 24444090
3. Lợi nhuận sau
thuế 910078695 951429248 389358567 41350553 -562070681 4.Giá vốn hàng bán 42737679214 56288823437 61814929409 13551144223 5526105972 5.Hàng tồn kho bình quân 384630996 438215329 874984583 53584333 436769254 6.Các khoản phải thu bình quân 489145119 980371556 1008820787 491226437 28449231 7 Số vòng quay HTK 111,11 128,45 70,65 17,34 -57,80 8. Số ngày 1 vòng quay HTK 3,24 2,80 5,10 -0,44 2,29 9. Vòng quay các KPT 93,89 61,16 64,29 -32,74 3,14 10. Số vòng quay VLĐ 13,42 20,70 22,20 7,28 1,51 11. Số ngày 1 vòng quay VLĐ 26,82 17,39 16,21 -9,43 -1,18 12 Mức doanh lợi VLĐ 0,27 0,33 0,13 0,06 -0,20 13.Hệ số đảm nhiệm mức doanh lợi 0,07 0,05 0,05 -0,03 0
(Nguồn: Tính toán dựa trên báo cáo tổng hợp của Thanh Long)
Số vòng quay các khoản phải thu giảm nhiều vào năm 2011 so với năm 2010 và tăng nhẹ vào năm 2012 so với năm 2011, cụ thể là số vòng quay hàng tồn kho của 3 năm từ 2010 đến 2012 lần lượt là 93,89; 61,16; 64,29 vòng, khiến cho số ngày trong 1 vòng quay khoản phải thu tăng 7,28 ngày vào năm 2011 và giảm 1,5 ngày vào năm tiếp theo. Điều này nghĩa là tốc độ thu hồi các khoản phải thu của doanh nghiệp trở nên chậm lại vào năm 2011, như vậy khách hàng có thể chiếm dụng vốn này của doanh nghiệp và gây ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của chính doanh nghiệp. Tuy nhiện vấn đề này đã được cải thiện đôi chút vào năm 2012, song Thanh Long vẫn nên chú ý tiếp tục tăng số vòng quay khoản phải thu để tăng tính hiệu quả sử dụng vốn.
2.2.2.4 Số vòng quay vốn lưu động và số ngày trong 1 vòng quay VLĐ:
Số vòng quay vốn lưu động có xu hướng tăng dần qua các năm từ 2010 đến 2012 và lần lượt là 13,42; 20,70; 22,20 vòng, khiến cho số ngày trong 1 vòng quay giảm dần trong giai đoạn này, năm 2011 giảm 9,43 ngày so với năm 2010 và năm 2012 giảm 1,18 ngày so với năm 2011. Như vậy có nghĩa là nếu năm 2010 một đồng vốn lưu động bỏ ra trung bình khoảng 26,83 ngày doanh nghiệp mới thu hồi về được thì năm 2011 chỉ còn 17,39 ngày là đã thu hồi vốn về và năm 2012 là 16,21 ngày. Số ngày trong 1 vòng quay vốn lưu động tăng là giảm là do doanh thu thuần của doanh nghiệp có xu hướng tăng dần qua các năm trong khi đó vốn lưu động bình quân thì giảm trong năm 2011 so với năm 2010, năm 2012 có tăng đôi chút nhưng tốc độ tăng của chỉ tiêu này vẫn nhỏ hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Số vòng quay vốn lưu động tăng chứng tỏ rằng việc quản lý vốn lưu động của Thanh Long là khá tốt, VLĐ không bị tồn đọng trong các khâu của sản xuất kinh doanh.
2.2.2.5 Mức lợi doanh vốn lưu động và hệ số đảm nhiệm VLĐ:
Mức lợi doanh vốn lưu động của công ty không ổn định, tăng nhẹ vào năm 2011 và giảm mạnh vào năm 2012, trong khi đó hệ số đảm nhiệm VLĐ giảm từ 0,07 năm 2010 xuống còn 0,05 vào năm 2011 và duy trì tại mưc đó đến năm tiếp theo. Mức lợi doanh VLĐ năm 2011 tăng là do lợi nhuận sau thuế năm này tăng so với năm trước trong khi đó vốn lưu động bình quân lại giảm so với năm 2010. Tuy nhiên, đến năm 2012 lợi nhuận sau thuế không tiếp tục tăng mà ngược lại còn giảm mạnh, giảm khoảng 54,98% so vơi năm 2011, nhưng vốn lưu động bình quân năm 2012 lại tăng nhẹ so với năm 2011, vì thế mức lợi doanh giảm mạnh vào năm 2012. Dựa vào bảng phân tích ta đưa ra một số chỉ tiêu cơ bản để thấy được sự biến động của các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doang nghiệp.
Biểu đồ 4: Một số chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Thanh Long.
2.2.2.6 Khả năng thanh toán của Thanh Long trong 3 măn gần đây:
Bảng 5: Khả năng thanh toán của Thanh Long năm 2010-2012
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch Chênh lệch
Lượng % Lượng % Tài sản ngắn hạn 2590098596 3202696790 2639103745 612598194 23,65 -563593045 -17,60 Tiền và tương đương tiền 1616929787 1039125285 723575061 -577804502 -35,73 -315550224 -30,37 Khoản phải thu 596701866 1354041247 653600326 757339381 126,92 -700440921 -51,73 Hàng tồn kho 328978143 647452516 1102516650 318474373 96,81 455064134 70,29 TSNH khác 47488800 152077742 159411708 104588942 220,24 7333966 4,82 Nợ ngắn hạn 2469928416 2000103982 1582187163 -469824434 -19,02 -417916819 -20,89 KNTT nợ ngắn hạn 1,05 1,60 1,67 0,55 52,07 0,07 4,17 KNTT nhanh tương đối 0,90 1,20 0,87 0,30 33,51 -0,33 -27,25 KNTT nhanh tức thời 0,65 0,52 0,46 -0,14 -20,64 -0,06 -11,97
( Nguồn: Tính toán từ báo cáo tổng hợp của công ty Thanh Long)
Nhìn chung, trong 3 năm vừa qua hệ số thanh toán của doanh nghiệp không thấp, nằm trong khoảng an toàn cho phép. Điều này thế hiện phần tài sản ngắn hạn có thể đảm bảo chắc chắn khả năng chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn của công ty. Khả năng thanh toán ngắn hạn có xu hướng tăng lên từ năm 2010 đến 2012 là do nợ ngắn hạn có xun hướng giảm xuống dần dần trong giai đoạn này và tài sản ngắn hạn tăng lên vào năm 2011 và có giảm nhẹ vào năm 2012 nhưng tốc độ giảm của tài sản ngắn hạn nhỏ hơn so với tốc độ
quá nhiều những khoản nợ bên ngoài và dùng nó để mua sắm tài sản, máy móc. Tương tự như vậy, bảng 5 cũng cho thấy hệ số thanh toán nhanh tương đối và tức thời của doanh nghiệp cũng nằm trong khoảng an toàn cho phép, trong đó lượng vốn nằm trong hàng tồn kho và khoản phải thu không cao, và doanh nghiệp có lượng tiền mặt duy trì tại công ty đủ để đảm bảo thanh toán