9. Kết cấu đề tài
3.2.2. Xu hướng phát triển ngành xuất bản Việt Nam trong thời kỳ cách
công nghiệp 4.0
Việc đánh giá khách quan sự phát triển của hoạt động xuất bản hiện nay dưới tác động của Cách mạng công nghiệp 4.0 là một cơ sở quan trọng cho việc hoạch định các chính sách phát triển mới đối với lĩnh vực đặc thù này. Cách mạng công nghiệp 4.0 được dự báo sẽ tác động trực tiếp và làm thay đổi tồn bộ “ngành cơng nghiệp tri thức”, từ cách tiếp cận thị trường, quy trình xuất bản, cách thức xuất bản, phương thức đọc, tiếp nhận từ phía độc giả, vấn đề bản quyền cho tới công tác quản lý xuất bản, văn hóa xuất bản . Thực tiễn cho thấy, Cách mạng công nghiệp 4.0 với sự kết hợp các cơng nghệ trên nền tảng internet, trí thơng minh nhân tạo…, tạo ra những thay đổi đột phá trong tồn bộ cơng tác xuất bản, trong đó có bước nhảy vọt về tốc độ sản xuất, chia sẻ và lan tỏa xuất bản phẩm. Hoạt động xuất bản từ môi trường thực tế bị giới hạn về không gian và thời gian dần chuyển sang môi trường internet giúp xuất bản phẩm đến được tay độc giả trên khắp thế giới nhanh nhất, tiện ích nhất.
Bằng sự xóa nhịa mọi giới hạn, ranh giới về khơng gian, thời gian, xuất bản điện tử giúp giảm thiểu nhiều công đoạn của xuất bản sách in giấy truyền thống để sản phẩm đến tay nhiều độc giả nhất, nhanh nhất và với chất lượng tốt nhất. Thực tế, đã có sự thay thế con người bằng máy móc ngay cả ở một số khâu cơng việc biên tập trước đây chỉ có thể do con người thực hiện, ví dụ như cơng
việc biên tập của biên tập viên. Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo sẽ hỗ trợ tối đa biên tập viên trong một số khâu công việc, chẳng hạn như tổng hợp tất cả các nguồn thơng tin về cùng một chủ đề trên tồn cầu, những robot sẽ thay thế bộ phận biên tập kỹ thuật, mỹ thuật, chế bản hay nhân công in ấn; những phần mềm chuyên dụng sẽ giúp thực hiện cơng việc biên tập ngơn ngữ ở cấp độ chính tả, chữ viết; đồng thời còn giúp nhà xuất bản vừa tinh giản bộ máy vừa kiểm định được chất lượng bản thảo, kiểm sốt, loại bỏ được tình trạng “đạo văn” và vi phạm bản quyền...
Việc quảng bá xuất bản phẩm trên nền tảng internet góp phần quảng bá hình ảnh đất nước, con người và văn hóa Việt Nam đến với bạn bè thế giới. Qua đó, giúp độc giả trên thế giới có những thơng tin chính xác về thành tựu đổi mới của đất nước ta, thêm hiểu và yêu mến Việt Nam, cộng đồng người Việt ở nước ngồi thêm gắn bó với quê hương, đất nước. Ở chiều ngược lại, ngành xuất bản Việt Nam có thêm cơ hội khai thác, chuyển tải các xuất bản phẩm giá trị của nước ngoài về Việt Nam, phục vụ nhu cầu của độc giả trong nước. Những thay đổi đó đem lại nhiều cơ hội và tiền đề thuận lợi cho sự phát triển xuất bản Việt Nam.
Để ngành xuất bản Việt Nam phát triển được trên cơ sở tác động của Cách mạng cơng nghiệp 4.0, cần có hệ giải pháp đồng bộ, tập trung hiện đại hóa hoạt động xuất bản với kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin mở, đổi mới công tác quản lý hoạt động xuất bản theo hướng tăng cường vai trị cơng tác quy hoạch, định hướng, xây dựng hệ thống pháp luật đối với hoạt động xuất bản, quy hoạch, sắp xếp, kiện toàn lại cơ sở đào tạo xuất bản, in, phát hành theo hướng chính quy, hiện đại, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm, mở rộng hợp tác, liên kết và hội nhập quốc tế sâu rộng về khoa học - công nghệ, kỹ thuật xuất bản nhằm đa dạng hóa sản phẩm xuất bản, nâng cao năng lực nội tại của hoạt động xuất bản Việt Nam.