Định hướng phát triển công nghệ in Việt Nam

Một phần của tài liệu MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHXHNV đề tài lịch sử phát triển của công nghệ in trong hoạt động xuất bản thế giới (Trang 42 - 47)

9. Kết cấu đề tài

3.3. Định hướng phát triển công nghệ in Việt Nam

Định hướng dựa trên 2 tiêu chí:

+ Xu hướng phát triển cơng nghệ in trên thế giới.

+ Mục đích, u cầu chức năng, nhiệm vụ của công nghệ in trong ngành in Việt Nam.

Xu hướng phát triển:

+ Một là phát triển theo hướng tin học hóa mạnh mẽ tồn bộ quy trình in, rút ngắn các khâu => tiết kiệm chi phí.

+ Hai là tự động hóa việc kiểm tra mực, kiểm tra độ chính xác cơ bản mẫu màu => biến in thành xuất bản.

3.3.1. Tin học hóa mạnh mẽ và hiệu quả cơng nghệ in

Tin học hóa mạnh mẽ và hiệu quả cơng nghệ in. => In ra giấy biên tập hoặc biên tập trên máy.

+ Sử dụng scan phần dương bản cho hình ảnh thành file. + Sử dụng phần mềm nhận dạng giọng nói để nhập dữ liệu. Tự động hóa máy in bằng máy tính điều khiển từ xa.

Ngành in đặc biệt lưu ý đến hiệu quả của sự nghiệp đổi mới. Ứng dụng các ứng dụng tin học trong hoạt động xuất bản => in nhanh, đẹp, rẻ, chính xác. Sản phẩm in ra vừa phải đảm bảo được tiến độ nhanh chóng, khơng bị dính lỗi, đẹp nhưng mà phải đảm bảo chi phí ko quá cao để phục vụ đại chúng.

=> Sách được in và phát hành cho đồng thời nhiều đối tượng khác nhau. VD: ví dụ cụ thể về hiệu quả của ứng dụng công nghệ vào in.

- Xu hướng “tập trung” để tăng cường cạnh tranh là quy luật của nền kinh tế thị trường. Các cơ sở sản xuất kinh doanh của ngành in còn nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ, có tính nội bộ, phục vụ. Vậy xây dựng các trung tâm in lớn đem lại những lợi ích sau đây:

- Tiết kiệm chi phí đầu tư.

- Tránh việc thị trường in bị cạnh tranh dữ dội dẫn đến hiện tượng thiếu lành mạnh do thiếu việc làm ở các cơ sở in doanh nghiệp.

- Tăng cường khả năng hội nhập của công nghệ in Việt Nam trong khu vực và trên phạm vi thế giới.

- Xây dựng trung tâm ngành in lớn thì ngành in Việt Nam ngày càng có đủ khả năng để ứng dụng những công nghệ hiện đại => phát hành sách đến tay người đọc một cách nhanh nhất, rẻ nhất, có chất lượng nhất, tiện cho người mua nhất.

KẾT LUẬN

Bước đi thời gian đã làm xoay chuyển cục diện của con đường phát triển xã hội tồn cầu. Với những ứng dụng của cơng nghệ hiện đại như tin học, tự động hố... người dân ngày càng có điều kiện tiếp xúc nhiều hơn khơng chỉ với sản phẩm in mà cịn có cơ hội tìm hiểu nhiều hơn về những khái niệm cơng nghệ, điều này giải thích tại sao cùng một khái niệm như các khái niệm xuất bản, in lại có nhiều cách hiểu như thế. Đề tài nghiên cứu của chúng em đi sâu tìm hiểu mối quan hệ giữa xuất bản và in trong lịch sử cũng là để làm rõ hơn những khái niệm cơ bản. Ngồi ra, đề tài cịn triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu khác, từ đó, khẳng định được những quan điểm liên quan đến công nghệ in và hoạt động xuất bản trên thế giới hiện nay.

Mối quan hệ giữa in và hoạt động xuất bản là mối quan hệ hai chiều, hữu cơ. Một mặt sự phát triển của hoạt động xuất bản là động lực cho sự tiến bộ của cơng nghệ in, mặt khác in nhân bản là địi hỏi tất yếu, là tiền đề cho hoạt động xuất bản hình thành theo nghĩa đầy đủ của nó. Hơn thế nữa, vai trị của cơng nghệ in với hoạt động xuất bản còn thể hiện ở chỗ mỗi một bước phát triển của công nghệ in bao giờ cũng kéo theo sự thay đổi về lượng và chất của hoạt động xuất bản. Do đó,

đây là mối quan hệ tương sinh, tương thành, vì nhau mà phát triển. Muốn có hoạt động xuất bản thì phải có điều kiện bắt buộc là in (nhân bản). Muốn in phát triển thì phải có hoạt động xuất bản phát triển.

Sản phẩm xuất bản và công nghệ in quan trọng nhất là sách có giá trị chủ yếu trong việc lưu giữ và truyền bá các di sản văn hoá tinh thần của lớp người đi trước cho thế hệ sau. Khi xã hội lồi người có nhu cầu lớn hơn về sách thì sách đã được nhân bản để phát hành từ đó thì hoạt động xuất bản bắt đầu được hình thành. Như thế, chỉ khi có hoạt động nhân bản, dù là thơ sơ bằng cách chép tay thì hoạt động xuất bản mới đủ điều kiện để hình thành. Nói cách khác, in nhân bản là điều kiện tiên quyết để xuất bản hình thành. Hoạt động xuất bản chỉ hình thành đầy đủ và có thêm điều kiện phát triển khi xuất hiện phương pháp in công nghiệp đầu tiên.

Trong thời đại ngày nay, mối quan hệ hữu cơ giữa công nghệ in và hoạt động xuất bản thể hiện rõ và khăng khít hơn bao giờ hết. Mọi yêu cầu về cơng nghệ in của xuất bản đều hồn tồn được đáp ứng một cách đầy đủ thế nên xuất bản phẩm ngày nay càng phong phú, đa dạng về nội dung và hấp dẫn về hình thức. Tuy nhiên, cơng nghệ in vẫn luôn luôn biến đổi nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của xã hội, của xuất bản. Trong xu hướng phát triển chung của toàn thế giới, ngành in và xuất bản Việt Nam đã có những định hướng lớn. Hoạt động xuất bản Việt Nam ngày nay đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, tạo ra diện mạo khởi sắc nhờ có chủ trương, đường lối, chính sách đúng đắn và sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, của các ban ngành, đoàn thể ở trung ương và địa phương. Đặc biệt là sự đóng góp trí tuệ và cơng sức của hàng ngàn cán bộ làm công tác xuất bản trong cả nước. Trong tương lai, chắc chắn ngành in và xuất bản ở Việt Nam sẽ ngày càng đạt được nhiều thành tích cao hơn nữa.

Vấn đề được đề cập trong đề tài nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn phức tạp. Do kinh nghiệm và khả năng có hạn, đề tài khơng thể tránh khỏi sơ sót. Chúng em rất mong nhận được những đóng góp của cơ và những người quan tâm. Những khía cạnh nào của những vấn đề nêu trong đề tài nghiên cứu cịn chưa được giải quyết và trình bày thỏa đáng chúng em sẽ tiếp tục tiến hành nghiên cứu sâu thêm trong thời gian tới để vấn đề được hoàn thiện hơn. Chúng em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. TS. Phan Thanh Hải (Chủ biên, 2015), Giáo trình Phương pháp nghiên cứu Khoa học xã hội và Nhân văn, Học viện Báo chí và Tuyên truyền

2. Đặng Dung (1978), Đại cương kỹ thuật in, NXB Công nhân kỹ thuật, Hà Nội 3. Vũ Cao Đàm (1997), Phương pháp nghiên cứu khoa học, NXB Khoa học kỹ thuật, Hà Nội

4. Nhiều tác giả (1999), Lịch sử văn minh nhân loại, NXB Văn hố thơng tin, Hà Nội

5. Ths. Trần Thị Mai Dung (2015), Lịch sử xuất bản sách, Khoa Xuất bản - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội

6. Ths. Lê Thị Phúc (2008), Lịch sử xuất bản sách thế giới, Khoa Xuất bản - Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội

7. Ths. Lê Thị Phúc (2008), Sự phát triển của công nghệ in trong lịch sử xuất bản sách thế giới, NXB Văn hố - Thơng tin, Hà Nội

8. Philip G. Albach và Damtew Teferra: Xuất bản và phát triển, Nxb. Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội, 1999, tr. 20-21.

PHỤ LỤC

Một phần của tài liệu MÔN PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHXHNV đề tài lịch sử phát triển của công nghệ in trong hoạt động xuất bản thế giới (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)