CHƢƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Tạo các quẩn thể hồi giao chuyển gen chống chịu mặn trên cây lúa
3.2.3.1. Kết quả lai tạo quần thể hồi giao tổ hợp lai OM1490 và Pokkali
Bảng 3.6. Số lượng cá thể chọn lọc qua các thế hệ F1 đến BC3F3
Thế hệ Tổng số cá thể
Số cá thể có gen mặn dị hợp tử đƣợc chọn
Số cá thể mang gen saltol đƣợc chọn lọc theo cá thể mẹ F1 210 130 - BC1F1 130 90 25 BC2F1 90 25 9 BC3F1 53 35 2 BC3F1 100 25 10
Trong thế hệ BC1F1 trồng 130 cá thể chọ được 25 cá thể trồng tiếp để lai được 90 cá thể . Trồng và chọn tiếp 9 cây để lai thế hệ BC3F1 và tiếp tục trồng phân ly cho thế hệ BC3F1 . Chọn 2 cây lai tiếp để lai BC3F3.
Khuếch đại DNA bằng phương pháp PCR -SSR với marker RM 223
Gene mục tiêu được chọn để thực hiện thí nghiệm này là gene kháng mặn trên nhiễm sắc thể số 8 (saltol). Gene liên kết chặt trên nhiễm sắc thể số 8 được đánh dấu bởi marker phân tử RM223. Gene này có liên kết với gen mùi thơm và với gen chống chịu mặn ở giai đọan mạ và phát dục. Marker RM 223 được sử dụng làm marker đánh dấu, marker này có kích thước là (200-220bp) và được dùng làm khuôn DNA để thiết lập các cặp primer đặc hiệu. Các cặp primer này sẽ khuếch đại được các đoạn DNA nhỏ hơn nhờ phương pháp PCR. Các đoạn DNA nhỏ này được gọi là SSR. Và IRRI đã tìm thấy chỉ thị phân tử RM3252-S-1-1 liên kết với nhiễm sắc thể số 1.
Kết quả tạo hạt hồi giao lần thứ nhất (BC1) cho các quần thể
Trong vụ Hè Thu 2016 chúng tôi tiến hành thu nhận hạt F1 được tạo ra trong vụ trước, gieo và tạo hạt hồi giao lần thứ nhất (BC1). Các con lai F1 đều thuần nhất về tính kháng, do đó trên mỗi quần thể lai chúng tôi chọn 30 cây để làm mẹ, lấy
phấn bố trên các giống bố OM1490 và Pokkali tương ứng để tạo hạt hồi giao, mỗi cây tiến hành lai từ 5 – 7 hạt. Kết quả đã tạo được cây hồi giao với giống OM1490 và Pokkali. Bên cạnh đó, trên các giống tái tục và giống cho gen kháng tiếp tục tiến hành tự thụ được từ 20-30 cây cung cấp cho các thí nghiệm tiếp theo.