Những tồn tại và nguyên nhân:

Một phần của tài liệu bài 2 Thực trạng về hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện triệu sơn tỉnh thanh hoá giai đoạn 2009 2011 (Trang 36)

2.5.2.1. Tồn tại

Bên cạnh những kết quả đã đạt được trong kinh doanh thẻ, vẫn còn một số vấn đề tồn tại đòi hỏi ngân hàng phải nỗ lực khác phục bằng những biện pháp linh hoạt để hoạt động kinh doanh của mình ngày càng phát triển hơn

- Doanh thu từ thẻ chưa thật hợp lý với thực trạng phát hành thẻ: Số lượng thẻ phát hành ra có đến 80% số lượng không được đưa vào sử dụng. Thực trạng cho thấy, chủ thẻ xin phát hành thẻ nhưng cũng chỉ để có, còn sử dụng hay không còn tuy vào điều kiện của mỗi người.

- Thói quen và nhận thức của người dân: Tiền mặt là một công cụ được ưa chuộng trong thanh toán và từ lâu đã trở thành thói quen khó thay đổi của người tiêu dùng và nhiều doanh nghiệp. Thói quen sử dụng tiền mặt trong thanh toán hiện nay là lực cản lớn trong việc phát triển thanh toán thẻ. Theo tính toán của Hiệp hội thẻ ngân hàng VN, lượng tiền mặt được rút ra qua ATM mỗi năm khoảng 550.000 tỷ đồng (theo tạp chí ngân hàng số 17, năm 2011, trang 31)

- Tuy rủi ro của việc thanh toán hầu như chỉ có khoảng 0,5% nhưng lại thuộc về phía chủ thẻ là chính. Vì vậy việc kiểm tra và hạn chế rủi ro khi thanh toán tại các điểm thanh toán, giao dịch ATM là rất khó kiểm soát.

- Ngân hàng đưa dịch vụ thẻ vào sử dụng từ năm 2007, tuy nhiên lại chưa có cán bộ chuyên ngành về dịch vụ này. Mặt khác, việc đào tạo, tập huấn của ngân hàng về dịch vụ thẻ cho cán bộ công nhân viên về nghiệp vụ lại rất ít.

- Ngoài việc chủ thẻ sử dụng thẻ để gửi, giữ và rút tiền mặt thì những tiện ích của thẻ thanh toán khác hầu như không được dùng đến.

2.5.2.2. Nguyên nhân:

- Hiện nay, ngân hàng chưa có mạng lưới thanh toán hợp lý, phù hợp với cơ cấu khu dân cư. Mặt khác, do chi phí của máy thanh toám thẻ quá cao nên việc thanh toán thẻ đang còn nhiều bất cập.

- Thiếu động cơ kinh tế đủ mạnh để khuyến khích thanh toán sử dụng thẻ: đối với nhiều đối tượng giao dịch, các công cụ và dịch vụ thẻ không chứng tỏ có lợi ích hơn hẳn về kinh tế so với thanh toán bằng tiền mặt-

- Phương thức thanh toán thẻ vẫn còn mới mẻ và bỡ ngỡ với phần lớn người dân; tâm lý e dè, sợ rủi ro đã ngăn cản việc tiếp cận của người tiêu dùng với phương thức thanh toán thẻ. Các thanh toán trong khu vực dân cư phần lớn vẫn sử dụng tiền mặt, ngay cả ở thành thị, nơi có điều kiện thuận lợi cho phát triển các phương tiện dịch vụ thẻ, việc sử dụng tiền mặt vẫn còn phổ biến. Chính vì vậy,

trong thanh toán tỷ trọng thanh toán bằng tiền mặt vẫn chiêm đến 30% trong bán buôn và 95% trong bán lẻ

- Kinh tế không chính thức: đây là nền kinh tế xuất phát từ đặc điểm sản xuất và tiêu thụ sản phẩm theo quy mô nhỏ, lẻ, với loại hình này thì khả năng tiếp nhận phương tiện thanh toán là rất khó khăn..

Thêm vào đó, điều kiện cho vay đối với khách hàng sử dụng thẻ như vậy là khá ngặt nghèo, các cá nhân muốn sử dụng thẻ buộc phải thế chấp, ký quỹ với tỷ lệ khá cao. Điểm này làm hạn chế việc mở rộng phát hành và thanh toán thẻ ở Agribank nói riêng cũng như ở các NHTM Việt Nam nói riêng. Ngoài ra, trong tình hình chung là số tội phạm có liên quan đến thẻ (làm, lưu hành thẻ giả mạo, ăn cắp thẻ…) ngày càng tăng thì bộ luật hình sự lại chưa có một quy định nào về khung hình phạt cho những vi phạm trong lĩnh vực này.

- Vốn đầu tư vào hoạt động này kém hiệu quả: từ giác độ các NHTM, vấn đề lớn nhất trong phát triển hoạt động thanh toán là những hạn chế về vốn đầu tư. Vốn đầu tư đòi hỏi phải rất lớn, thời gian thu hồi vốn dài hạn mà hiệu quả đầu tư lại thấp. Vì vậy, chỉ có những ngân hàng có tiềm lực mạnh về tài chính mới có khả năng tập trung đầu tư lớn về trang thiết bị phục vụ cho hoạt động thanh toán. Các ngân hàng nhỏ chủ yếu chọn cách chia sẻ mạng lưới với các ngân hàng lớn. Tuy nhiên, khả năng chia sẻ mạng lưới và hạ tầng kỹ thuật khác giữa các ngân hàng còn hạn chế, do các ngân hàng chưa tìm được tiếng nói chung để đi đến thoả thuận kết nối thống nhất.

-Tội phạm trong lĩnh vực thanh toán gia tăng: Gian lận phát sinh chủ yếu liên quan đến gian lận tài khoản thẻ và thẻ giả, tiếp sau là các loại hình khác như thẻ mất cắp, thất lạc… Trong đó, gian lận tài khoản thẻ thường xảy ra với các giao dịch không xuất trình thẻ vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn đáng kể so với gian lận thẻ giả. Gần đây, thị trường xuất hiện rủi ro cực kỳ nguy hiểm là hiện tượng kẻ xấu đập phá máy ATM để lấy tiền.

-Dịch vụ thẻ ngân hàng mới có sự gia tăng về số lượng nhưng chưa có sự chuyển biến thực sự về chất lượng; mục tiêu cuối cùng là sử dụng thẻ để thanh toán hàng hóa, dịch vụ thay vì dùng tiền mặt nhưng thực tế là 83% giao dịch thực hiện

trong nội bộ từng ngân hàng; dịch vụ đi kèm ATM đã có nhưng chưa nhiều. Hệ thống POS chưa phát triển rộng, thanh toán qua POS còn hạn chế; số lượng giao dịch qua POS còn ít (chỉ đạt chưa đến 5% doanh số bán hàng).

Cuối cùng, ở Việt nam, hiện chưa có một hoật động đào tạo chuyên về thẻ nào dù là của NHNN. Do đó, để hoạt động tốt trong lĩnh vực này buộc ngân hàng phải cho nhân viên tham gia các kháo hoc, cập nhật thông tin,kiến thức thường xuyên. Với kinh nghiệm của 5 năm hoạt động là chưa đủ đối với một lĩnh vực kinh doanh thẻ phức tạp như kinh doanh thẻ. Nhiều trục trặc, rắc rối xảy ra cũng do thiéu kinh ngiệm, trình độ chuyên môn, không xử lý được triệt để, làm khách hàng phải kêu ca, phàn nàn. Trong khi đó các ngân hàng nước ngoài vốn rất có kinh nghiệm trong lĩnh vực này lại có thêm sự hỗ trợ về tài chính mạnh, máy móc chuẩn lại sẵn sàng đầu tư mạnh để dành thị trường nên có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách hàng.

CHƯƠNG III

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TẠI CHI NHÁNH TRIỆU SƠN

3.1. Định hướng phát triển nghiệp vụ hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của Agribank Triệu Sơn. của Agribank Triệu Sơn.

Nếu so sánh lợi nhuận thu được từ hoạt động phát hành và thanh toán thẻ với lợi nhuận của toàn ngân hàng có thẻ thấy rõ đây chưa phải là một nghiệp vụ lớn tại Ngân hàng. Tuy nhiên, ban lãnh đạo ngân hàng vẫn luôn coi đây là một nghiệp vụ quan trọng trong chiến lược phát triển của ngân hàng. Chính vì thế, trong những năm tới, công tác phát hành và thanh toán thẻ sẽ tiếp tục được đẩy mạnh ở Agribank Triệu Sơn nói riêng và Agribank Việt Nan nói chung. Điều này được thể hiện trên các mặt:

3.1.1. Đối với nghiệp vụ phát hành thẻ.

Nhiệm vụ trọng tâm của ngân hàng là tập trung nỗ lực để đẩy mạnh công tác phát hành thẻ, phối hợp phòng thẻ với các phòng ban khác như phòng tín dụng, phòng hối đoái, nhằm tạo nên sự nhịp nhàng trong phát hành thẻ, nhằm cải tiến về chất lượng và số lượng của hoạt động này.

Nhằm giới thiệu rộng rãi hình thức thanh toán tiên tiến này, các chương trình tiếp thị, quảng cáo, khuyến mại lớn cần được xúc tiến cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Bên cạnh cũng cố những sane phẩm hiện có, việc đưa ra những sản phẩm mới là điều kiện tiên quyết để chiếm lĩnh thị trường đầy tiềm năng này. Để thực hiện điều này, ngân hàng cũng sẽ đưa ra những điều kiện phát hành thẻ mang tính khuyến khích đối với khách hàng trên cơ sở vẫn đảm bảo an toàn cho ngân hàng.

3.1.2. Đối với nghiệp vụ thanh toán thẻ.

Đảm bảo cho các phần mềm quản lý cấp phép, thanh toán hoạt động ổn định, tăng cường phối hợp với biêu điện và các đối tác nước ngoài có liên quan nhằm khắc phục các lỗi hệ thống, khai thác toàn diện hệ thống thẻ chuẩn quốc tế Sema, giảm các chương trình giao diện để nâng cao khả năng an toàn và ổn định của hệ thống công nghệ thẻ.

Đầu tư vào chiến lược Marketing để mở rộng thị trường sử dụng và thanh toán thẻ dưới các hình thức: tăng chi phí cho marketing để nghiên cứu phát triển loại thẻ mới, khuyến mại cho khách hàng sử dụng thẻ, tranh thủ kinh nghiệm và nguồn lực của các đối tác nước ngoài.

Nghiên cứu kết hợp thanh toán thẻ với các nghiệp vụ khác của ngân hàng nhằm đảm bảo cung cấp các sản phẩm ngân hàng một cách đồng bộ và có sức cạnh tranh nhất.

3.1.3. Về tổ chức, con người

Tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ nhân viên để đáp ứng với đòi hỏi ngày càng cao của sự thay đổi công nghệ thẻ trên thế giới.

Gây dựng tinh thần đoàn kết , học hỏi và giúp đỡ lẫn nhau vì mục tiêu chung là hoàn thành tốt công việc giưa các nhân viên

3.1.4. Về công nghệ, kĩ thuật.

Đầu tư thêm một số máy móc hiện đại kết hợp với nâng cấp và hoàn thiện tiếp hệ thống máy móc hiện có. Dần dần đồng bộ hoá hệ thống máy móc kỹ thuật dùng trong lĩnh vực thẻ.

3.2. Giải pháp phát triển hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng Agribank Triệu Sơn trong thời gian tới. Agribank Triệu Sơn trong thời gian tới.

Thực tế của hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng Agribank Triệu Sơn đã cho thấy còn rất nhiều việc cần làm để đạt được những mục tiêu mà ngân hàng đề ra trong dịnh hướng phát triển của mình. Cần thiết phải có một loạt các giải pháp trên tất cả các mặt

3.2.1. Giải pháp về kỹ thuật công nghệ

Thẻ thanh toán là một phương tiện thanh toán hết sức hiẹn đại với sự trợ giúp của những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới. Chính vì vậy, đầu tư cho công nghệ kỹ thuật có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc phát triển hoạt động thanh toán này, đây cũng là chiến lược nhằm đem lại hiệu quả. Trình độ công nghệ là yếu tố quyết định chất lượng của dịch vụ thanh toán thẻ và là nhân tố quan trọng trong việc cạnh tranh với các ngân hàng khác. Đây cũng là vũ khí để chống lại bọn tội phạm chuyên giả tạo thẻ. Ngân hàng cần lựa chọn những công nghệ hiện đại,

những công nghệ đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới và phù hợp với ngân hàng để quản lí hệ thống thông tin nâng cao chất lượng và số lượng của hoạt động thanh toán thẻ. Đồng thời có thể phất hiện và ngăn chặn những giả mạo thẻ của bọn tội phạm.

3.2.2. Giải pháp về con người

kỹ thuật công nghệ phát triển nhưng không có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn đủ đáp ứng thì cũng không thể thực hiện tốt nghiệp vụ kinh doanh thẻ đựoc. Bên cạnh nâng cao trình độ chuyên môn, các nhân viên cũng cần được trang bị vốn ngoại ngữ thành thạo kết hợp với việc bổ sung kịp thời những cán bộ trẻ có năng lực phẩn chất tốt làm nòng cốt cho tổ chức nhân sự của trung tâm thẻ.

Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thẻ của nhân viên để đảm bảo an toàn và chống rủi ro vì đây là đầu mối quan trọng trong toàn bộ quy trình thanh toán. Ngân hàng thường xuyên tổ chức các khoá tập huấn về các kỹ năng nghiệp vụ thanh toán thẻ và cập nhật thường xuyên những thay đổi trong quá trình thanh toán thẻ.

3.2.3. Giải pháp về hoạt động Marketing

Sự tiến bộ của khoa học công nghệ khiến cho thị trường thẻ không có giới hạn về không gian và thời gian, vì vậy chiến lược Marketing của ngân hàng trong lĩnh vực này cũng cần có những thay đổi để thúc đẩy hoạt động này phát triển.

3.2.3.1. Lựa chon thị trường mục tiêu.

Trong hoạt động kinh doanh của tất cả các ngành kinh doanh, việc lựa chon thị trường mục tiêu đóng vai trò rất quan trọng. Khi xác định đúng khách hàng mục tiêu, người ta có thể đưa ra đối sách kinh doanh phù hợp nhằm phục vụ tốt yêu cầu của nhóm khách hàng và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Công tác phát hành và thanh toán thẻ tại Agribank Triệu Sơn cũng là một trong những loại hình của ngân hàng và việc lựa chọn thị trường mục tiêu cũng hết sức quan trọng

Tại địa bàn huyện Triệu Sơn, hơn 70% dân số sống ở nông thôn và gần 80% lao động trong nông nghiệp, thu nhập thấp và kém ổn định với trình độ dân trí thấp.

trung tâm, các thành phần có đa dạng hơn nhưng phần đông là những người buôn bán nhỏ, các cán bộ công nhân viên chức nhà nước…Thu nhập của họ tương đối ổn định vì vậy, việc phát hành thẻ tín dụng cho đối tượng nhóm khách hàng này tương đối khả quan. Mặt khác, đối tượng là học sinh, sinh viên, các công nhân làm trong các nhà máy, xí nghiệp, công ty cũng là đối tượng để phát triển thẻ ghi nợ nội địa mạnh mẽ nhất. Với múc thu nhập ổn định và tương đối cao của các công nhân viên, các cơ quan, công ty…thì xu hướng được thảo mãn nhu cầu du lich tham quan là việc không thể thiếu. Đây cũng là đối tượng để phát hành thẻ du lich trong và ngoài nước….

3.2.3.2. Đẩy mạnh công tác quảng cáo, giới thiệu dịch vụ thẻ

Để giúp khách hàng làm quen vói khái niệm thẻ, ngân hàng cần đẩy mạnh quảng cáo, giới thiệu dịch vụ thẻ để đông đảo dân chúng biết đến lợi ích kinh tế và sự tiện lợi khi dùng thẻ thông qua các biện pháp khác nhau ví dụ như: Quảng cáo trên thông tin đại chúng, ngân hàng cũng cần kết hợp việc tổ chức các buổi giới thiệu cho các doanh nghiệp, công sở nơi nhân viên có thu nhập ổn định, đồng thời có các chương trình khuyến mại và chăm sóc khách hàng…

3.2.3.3. Đẩy mạnh công tác phân phối và khuyến khích việc mở tài khoản cá nhân tại ngân hàng. nhân tại ngân hàng.

Một trong những điều kiện tiên quyết để thực hiện việc sử dụng thẻ là việc mở tài khản tại ngân hàng. Vì vậy, ngân hàng cần có những biện pháp khuyến khích để tăng số lượng tài khoản cá nhân tại ngân hàng như: Khách hàng không phải nộp lệ phí khi thực hiện các nghiệp vụ thanh toán qua tài khoản tiền gửi tại ngân hàng, khách hàng được hưởng lãi suất không kì hạn cho các khoản dư nợ trên tài khoản, ngân hàng có những hình thức khuyến mại cụ thể như gửi quà lưu niệm đối với khách hàng thường xuyên giao dịch và có số dư bình quân trên tài khoản ổn định vào những ngày nghĩ lễ tết hoặc bốc thăm may mắn dành cho những khách hàng mở trong khoảng thời gian nhất định…

3.2.4. Nâng cao tiện ích của thẻ thanh toán do chi nhánh phát hành :

-Xem xét hạ thấp mức lãi suất cho vay đối với khách hàng nhưng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc ngân hàng có lãi.

-Vì vậy, vấn đề mà ngân hàng cần quan tâm đầu tiên là hạ mức tín dụng của các hạng thẻ sao cho phù hợp với khả năng và thu nhập của người tiêu dùng, đảm bảo thu hút được tối đa khách hàng có nhu cầu sử dụng

-Ngoài ra, nâng cao tiện ích của thẻ không chỉ đơn thuần là nâng cao chất lượng thẻ mà ngân hàng cần đa dạng hoá các sản phẩm thẻ ,và đáp ứng các nhu cầu đa dạng của khách hàng ,kể cả khách hàng có thu nhập thấp.

-Trước mắt ngân hàng cần có những biện pháp thu thập thông tin,tìm hiểu các nhu cầu của khách hàng,hoàn thiện những sản phẩm hiện có ,nghiên cứu phát triển thêm các sản phẩm mới.

-Ngân hàng càng nên tăng cường các hình thức khuyến mại nhằm thu hút khách

Một phần của tài liệu bài 2 Thực trạng về hoạt động phát hành và thanh toán thẻ tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh huyện triệu sơn tỉnh thanh hoá giai đoạn 2009 2011 (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w