Quá trình đổi mới ở trong nước, nhất là đổi mới, hoàn thiện thể chế.

Một phần của tài liệu Giáp văn quang 2722245428 TH27 15 (Trang 40 - 45)

2. Thách thức của Việt Nam về mở cửa hội nhập quốc tế.

2.2 Quá trình đổi mới ở trong nước, nhất là đổi mới, hoàn thiện thể chế.

Trước hết là hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách chưa được thực hiện một cách đồng bộ, chưa gắn kết chặt chẽ với yêu cầu hội nhập và quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh. Mặt khác tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế bộc lộ nhiều bất cập so với yêu cầu bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội, mơi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Việc cải cách thể chế kinh tế trong nước vẫn chưa đáp ứng và theo kịp các yêu cầu của việc thực thi cam kết hội nhập kinh tế quốc tế. Việc đẩy mạnh quá trình đàm phán, ký kết và thực hiện các cam kết quốc tế chưa tạo sức ép đổi mới trong nước, nhất là về thể chế kinh tế, cải cách hành chính.

Tuy đã có nhiều chính sách, pháp luật để hội nhập và thực hiện các cam kết trong khuôn khổ WTO và tham gia các FTA, song vẫn thiếu các chính sách cụ thể và hiệu quả để thực hiện các chủ trương, nhiệm vụ lớn về phát huy nội lực, phát triển doanh nghiệp trong nước, nông nghiệp nông thôn, công nghiệp hỗ trợ, phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ... nhằm phát huy hiệu quả của hội nhập,thúc đẩy quá trình tái cơ cấu và đổi mới mơ hình tăng trưởng và thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Việc điều chỉnh chính sách thực hiện các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế trong nhiều trường hợp cịn thiếu chủ động, chưa đồng bộ. Việc hồn thiện khung pháp lý chưa chủ động đi trước một bước để người dân và doanh nghiệp tận dụng các cơ hội mới cũng như có các giải pháp hỗ trợ cụ thể toàn diện, tận dụng các điều khoản WTO và cam kết hội nhập kinh tế quốc tế khác để tăng khả năng cạnh tranh, giảm thiểu rủi ro và tác động tiêu cực.

Một phần của tài liệu Giáp văn quang 2722245428 TH27 15 (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w