Kiểm tra sự cân đối và trình tự (về các nội dung dạy học và các hoạt động học tập).

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu và PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH TIỂU học (Trang 32 - 34)

2) Kiểm tra các chương trình thử nghiệm, các đơn vị thực nghiệm;

Vì mục đích của q trình này là để tạo ra một chương trình học bao gồm một hay nhiều cấp độ lớp hay lĩnh vực mơn học, và vì giáo viên đã viết các đơn vị thử nghiệm của họ cho các lớp học của riêng họ trong nhận thức, do đó, giờ đây, các đơn vị thử nghiệm phải được kiểm tra “để thiết lập tính hiệu lực và tính có thể giảng dạy được của chúng và để đặt ra các giới hạn cao hơn yêu cầu”.

3) Sửa chữa và hồn thiện chương trình thử nghiệm

Các đơn vị thử nghiệm được sửa đổi nhằm phù hợp với những nhu cầu và khả năng khác nhau của học sinh, với các nguồn lực sẵn có và các phong cách giảng dạy khác nhau để chương trình học có thể thích hợp với tất cả các loại lớp học.

4) Phát triển khuôn khổ

Sau khi một số đơn vị đã được xây dựng, những người hoạch định chương trình cần kiểm tra chúng về phạm vi tương xứng và sự thích hợp của trình tự. Các

chun gia chương trình có thể nhận lãnh trách nhiệm soạn thảo cơ sở logic cho chương trình học đã được phát triển thơng qua q trình này.

5) Áp dụng và phổ biến chương trình cho các đơn vị mới.

Taba yêu cầu các nhà quản lí sắp xếp việc đào tạo tại chức thích hợp để giáo viên có thể đưa các đơn vị dạy - học vào hoạt động trong các lớp học của mình một cách hiệu quả.

f) PeterF. Oliva (Đ. Hà)

Theo quan điểm của Peter F. Oliva về thiết kế mơ hình xây dựng chương trình học, mơ hình cần đảm bảo một số tiêu chí sau:

1) Đơn giản, dễ hiểu;

2) Toàn diện, đủ các thành phần ;

3) Mối quan hệ giữa các thành phần phải rõ ràng, đảm bảo tính logic và hệ thống;

4) Mối quan hệ giữa chương trình và việc giảng dạy, truyền tải chương trình.

Trên cơ sở các tiêu chí này, Oliva đã đề xuất mơ hình xây dựng chương trình học gồm 12 thành phần được thể hiện theo 17 bước sau:

1. Xác định nhu cầu chung của người học; 2. Xác định nhu cầu của xã hội;

3. Trình bày triết lý và mục đích giáo dục (trên cơ sở phân tích nhu cầu); 4. Xác định nhu cầu của đối tượng người học cụ thể (của ngành học);

5. Xác định nhu cầu xã hội của cộng đồng, người sử dụng nguồn nhân lực cụ thể (về ngành đào tạo, về môn học);

6. Xác định nhu cầu của môn học;

7. Xác định mục tiêu chung của chương trình ngành đào tạo/ mơn học; 8. Xác định mục tiêu cụ thể của chương trình mơn học;

9. Sắp xếp và thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy; 10.Xác định các mục đích giảng dạy;

11.Xác định các mục tiêu giảng dạy cụ thể; 12. Lựa chọn các chiến lược giảng dạy;

13. Đề xuất các kỹ thuật đánh giá; 14.Thực hiện các chiến lược giảng dạy; 15.Lựa chọn các kỹ thuật đánh giá sau cùng;

16.Đánh giá việc giảng dạy và cải tiến các thành phần giảng dạy; 17.Đánh giá chương trình và cải tiến chương trình.

Một điểm khác biệt giữa mơ hình Oliva với các mơ hình xây dựng chương trình khác thể hiện ở chỗ là mơ hình của Oliva thể hiện sự lồng ghép, kết hợp được 2 quá trình: các thành phần của quá trình xây dựng chương trình và các thành phần hoạt động triển khai truyền tải chương trình tới người học – đó là q trình giảng dạy. Hai q trình này khơng thể tách rời nhau, mà luôn phải gắn kết, kết hợp với nhau.

-> Như vậy, trong phát triển chương trình, người tham gia vào quá trình xây dựng

chương trình cần phải tiến hành từ các nguồn dữ liệu là cơ sở để xác định mục đích của chương trình đến khâu cuối cùng là đánh giá chương trình giảng dạy.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu và PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH TIỂU học (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w