Khái niệm dạy học theo góc

Một phần của tài liệu thiết kế tiến trình dạy học theo góc một số kiến thức chương từ trường (vật lí 11- ban cơ bản) theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của học sinh thpt miền núi (Trang 28 - 125)

IX .Cấu trúc của đề tài

1.2.1.Khái niệm dạy học theo góc

Dạy học theo góc là một phương pháp tổ chức hoạt động học tập theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học đảm bảo cho HS học sâu và học thoải mái.

Khi tổ chức học theo góc, chúng ta tạo ra một môi trường học tập trong đó, tại các góc HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau nhằm đạt được mục tiêu dạy học hoặc có thể thực hiện cùng một nhiệm vụ nhưng theo c ác cách tiếp cận khác nhau.

Quá trình học được chia thành các khu vực (các góc) bằng cách phân chia nhiệm vụ và tư liệu học tập. Để có một cái nhìn tổng quát tốt, một cấu trúc rõ ràng sẽ được áp dụng để học sinh có thể độc lập lựa chọn cách thức học tập riêng trong nhiệm vụ chung. Các em biết những khu vực nào đang sẵn sàng và cần làm gì khi hoàn thành nhiệm vụ: liệu các em có cần các tư liệu để tự sửa chữa, trong điều kiện nào các em có thể tự chuyển sang một khu vực khác vv. Tất cả đều được tổ chức để tạo ra một bầu không khí nhẹ nhàng và không ồn ào. Có thể áp dụng cách vẽ hình như một biện pháp hỗ trợ thực hiện nhằm khuyến khích hoạt động và thúc đẩy việc học tập.

Các tư liệu và nhiệm vụ học tập là những thử thách , là những tình huống có vấn đề, những mâu thuẫn nhận thức mà học sinh cần phải giải quyết . Mục đích là để học sinh khám phá các giới hạn của việc học và tăng cường sự tiến bộ của các em.

Ví dụ: Bốn góc cùng thực hiện một nội dung và mục tiêu học tập nhưng theo các phong cách khác nhau và sử dụng các phương tiện, đồ dùng học tập khác nhau:

Các phong cách học HOẠT ĐỘNG Trải nghiệm QUAN SÁT Suy ngẫmvề các hoạt động đã thực hiện ÁP DỤNG Hoạt động có hỗ trợ PHÂN TÍCH Suy nghĩ

Các hoạt động có tính đa dạng cao về nội dung và bản chất.

Mỗi khu vực đều đa dạng, do đó HS có sở thích và năng lực khác nhau, nhịp độ học tập và phong cách học khác nhau đều có thể tự tìm cách để thích ứng và thể hiện năng lực của mình. Điều này cho phép GV giải quyết vấn đề đa dạng trong nhóm.

Hướng tới việc thực hành, khám phá và thực nghiệm.

HS sẽ bị cuốn vào việc học tập một cách tích cực, không chỉ với việc thực hành các nội dung học tập mà còn khám phá các cơ hội học tập mới mẻ. Việc trải nghiệm và khám phá trong học tập sẽ có nhiều cơ hội được phát huy hơn khi học theo góc. HS sẽ có cảm giác gần gũi hơn với tư liệu. Mỗi HS đều có cơ hội để phát triển “câu truyện” về mình theo những cách khác nhau

1.2.2. Quy trình dạy học theo góc

Quy trình tổ chức dạy học theo góc có thể thực hiện theo các bước sau:

Bước 1: Lựa chọn nội dung.

Bước 2: Xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng góc.

Bước 3: Thiết kế các hoạt động để thực hiện nhiệm vụ ở t ừng góc bao gồm phương tiện , tài liệu (tư liệu nguồ n, văn bản hướng dẫn làm việc theo góc, bản hướng dẫn theo mức độ hỗ trợ, bản hướng dẫn tự đánh giá…).

Bước 4: Tổ chức thực hiện học theo góc.

1.2.3. Tổ chức dạy học theo góc

Có rất nhiều khả năng để tổ chức học theo góc hiệu quả. Học theo góc là một hình thức tổ chức học tập được phát triển từ thực tế của GV với HS và không bắt nguồn từ thang tiêu chuẩn của các hoạt động cần phải áp dụng trong môi trường lớp học.

Đối với mỗi GV khi muốn triển khai học theo góc mở rộng, nên bắt đầu từ việc phân tích lớp học và bối cảnh trường học. Việc tổ chức tốt phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng như sau:

1.2.3.1. Định hướng hoạt động học của học sinh

Để tổ chức tốt học tập theo góc, điều quan trọng nhất là phải trả lời cho được câu hỏi: Mức độ tự định hướng của HS như thế nào? Mức độ hoạt động độc lập nào các em có thể thực hiện?

Khả năng tự định hướng của HS càng tốt thì việc tổ chức lớp học càng ít phải bận tâm. Do đó, HS sẽ có sự tự do để sáng tạo trong lớp học. Và tất nhiên sẽ có nhiều hơn một khả năng để thực hiện: từ hình thức GV kiểm soát lớp học (định hướng từ bên ngoài) chuyển thành hình thức HS được thỏa sức đưa ra các sáng kiến.

Trong quá trình tổ chức dạy học theo góc, sự định hướng của GV với HS được thể hiện qua bảng theo dõi học theo góc hoặc thẻ góc cá nhân.

Không giống như hệ thống luân chuyển do GV chỉ định như sẽ trình bày dưới đây, cách tổ chức này sẽ cho các em thêm cơ hội để thể hiện các sáng kiến.

Các thỏa thuận sau sẽ được áp dụng:

- Mỗi một nhiệm vụ học theo góc phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định.

Chúng ta có thể minh họa cách thức hai HS (A và B) giải quyết vấn

Chúng ta có thể minh họa cách thức hai học sinh (A và B) giải quyết vấn đề tại các góc khác nhau.

Cách tổ chức này là trong điều kiện lí tưởng , với điều kiện của hầu hết các nhà trường phổ thông ở Việt Nam ta thì chưa thể thực hiện theo cách thức tổ chức này.

Chúng ta cũng không thường nhắc tới công thức này với tên gọi là các góc “có thể” và “phải” thực hiện. Bạn cũng có thể tích hợp hai dạng hoạt động và khiến việc tổ chức lớp học trở nên hiệu quả hơn.

Trong trường hợp đó chúng ta cần phải giới hạn số lượng HS trong một góc. Nếu không sẽ có trường hợp có các nhóm có số lượng học sinh quá đông, ví dụ nhóm góc máy tính, xây dựng, bài tập nghe… vì đây là các dạng phổ biến HS muốn tham gia. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nếu GV có ý định tổ chức một góc riêng và cung cấp thêm tư liệu cho nhóm HS đã hoàn thành sớm các bài tập, họ có thể tạo một bước đệm để giới hạn thời gian HS phải chờ đợi. Tuy nhiên nên tránh sử dụng các hình thức

Đường đi của A Đường đi của B

Góc dành cho HS có tốc độ học nhanh

“vui vẻ” làm bước đệm. Cần phải đảm bảo cho các HS có mức độ tiếp thu chậm hơn cũng có thể hoạt động trong các khu vực này.

Để giám sát những HS đã hoàn thành xong các nhiệm vụ, GV có thể áp dụng hai hệ thống.

- GV có thể sử dụng “Bảng theo dõi học theo góc” (bảng nam châm hay bảng phấn đều được) để học sinh đánh dấu các góc các em đã hoàn thành. Bằng cách này, GV có thể xác định được những HS đang bị tụt lại và cần giúp đỡ ngay tức thì.

- GV cũng có thể sử dụng “Thẻ góc cá nhân” để mỗi học sinh sẽ đánh dấu các góc đã hoàn thành.

Tất cả chủ đề và thành phần của chủ đề học tập có thể được lồng ghép trong các góc. Nhiều GV có xu hướng chọn các góc với các tư liệu dạy học đã có sẵn trên lớp. Điều này hoàn toàn chấp nhận được. Học theo góc không nhất thiết phải quá phức tạp.

1.2.3.2. Tổ chức không gian học theo góc

Một yếu tố quan trọng là mối quan hệ giữa số HS và kích thước của không gian học tập. Chúng ta không sử dụng từ “phòng học” trong trường hợp này vì hoạt động học tập có thể diễn ra tại các không gian bên ngoài phòng học truyền thống. Một cách tự nhiên, những GV có không gian lớn hơn có thể dễ dàng bố trí các góc hơn các đồng nghiệp có diện tích nhỏ hơn và có nhiều học sinh.

Học theo góc đòi hỏi việc tổ chức lại không gian lớp học kể cả trong các điều kiện giới hạn. Có thể thực hiện điều này theo một số cách đơn giản: ghép các bàn học lại với nhau, chia HS thành cặp, đặt các tư liệu giảng dạy lên phía trước lớp học.

Nếu các góc có thể được giữ nguyên trong lớp trong một khoảng thời gian, GV sẽ có thêm các khả năng khác và giảm bớt hoạt động tổ chức lớp

học. HS cũng có thể quay lại vị trí đang làm việc. Do đó phương pháp học tập sẽ trở lên minh bạch hơn đối với các em. Các tấm bình phong để ngăn riêng các góc có thể hỗ trợ việc sắp xếp không gian.

1.2.3.3. Tổ chức tư liệu trong học theo góc

Việc triển khai dạy học theo góc phụ thuộc vào chất lượng của tư liệu, tài liệu đang có ở trường. Chúng ta có thể tạo ra một môi trường lớp học ở mức độ nào? Tình huống hiện tại ở trường học như thế nào? Tôi có thể mượn gì từ đồng nghiệp trong trường? Chúng ta nên đặt những câu hỏi như vậy trước khi tiến hành bố trí lại các khu vực trong lớp học.

Một môi trường học tâp được tổ chức là một yếu tố chủ yếu để hỗ trợ sự học tập tích cực. Sự đa dạng của các tư liệu (vật liệu) có ích lợi với trẻ em, đặt tại các góc khác nhau cần được chuẩn bị sẵn sàng trong tất cả thời gian để HS có thể thao tác và khai thác nó.

1.3. Thiết kế tiến trình hoạt động dạy học Vật lí

1.3.1. Sự cần thiết của việc thiết kế tiến trình hoạt động dạy học

Như đã biết mục đí ch của hoạt động dạy học là làm cho người học lĩnh hội được nội dung bài học , đồng thời phát triển được nhân cách , năng lực của mình. Muốn cho mỗi tiết học đạt kết quả tốt , để đạt được mục đích trên , thì công việc soạ n bài của GV phải là một công việc lao động tích cực , nghiêm túc và sáng tạo . Về thực chất của việc soạn bài là việc thiết kế phương án tổ chức, tiến trình hoạt động học tập của HS trong tiết học.

Có thể nói việc thiết kế tiến trình hoạt động dạy học giống như việc thiết kế một kịch bản, trong đó thể hiện được toàn bộ hoạt động của GV và của HS nhằm thực hiện nhiệm vụ , mục tiêu của bài học . Việc HS có tham gia một cách tích cực, chủ động hay không vào tiến trình xây dựng bài học phụ thuộc rất nhiều vào nội dung của kịch bản đó . Nếu như không có kịch bản này , thì GV sẽ không định hướng được hoạt động của mình và của HS trong quá trình

dạy học, khi đó hoạt động dạy học của GV sẽ bị rối loạn , các hoạt động khó có thể ăn khớp được với nhau , HS không thể định hướng để chủ động , tích cực tham gia vào quá trình học tập và đương nhiên không thể hoàn thành được mục tiêu bài học. Ngược lại, nếu như tiến trình hoạt động dạy học được GV thiết kế một cách nghiêm túc , tỉ mỉ và đúng hướng thì GV hoàn toàn có thể chủ động trong việc điều khiển hoạt động học tập của HS , làm cho họ tham gia một cách chủ động , tích cực vào quá trình học tập và HS sẽ dễ dàng tiếp thu được nội dung kiến thức bài học cũng như việc phát triển nhân cách và năng lực nhận thức của mình.

Như vậy việc xác định phương án , thiết kế tiến trình hoạt động dạy học là một công việc quan trọng, cần thiết trong quá trình dạy học.

1.3.2. Các công việc khi thiết kế tiến trình hoạt động dạy học

1.3.2.1. Lập sơ đồ cấu trúc nội dung và tiến trình xây dựng từng đơn vị kiến thức

Việc phân tích tiến trình khoa học xây dựng từng kiến thức và thể hiện bằng sơ đồ phải giải đáp được các câu hỏi : Kiến thức cần xây dựng là điều gì , được diễn đạt thế nào? Nó là câu trả lời rút ra được từ việc giải bài toán cụ thể nào? Xuất phát từ câu hỏi nào ? Chứng tỏ tính hợp thức khoa học của câu trả lời đó như thế nào?

Kết quả phân tích cấu trúc nội dung và tiến trình xây dựng một kiến thức xác định có thể được biểu đạt bằng sơ đồ dạng khái quát như “Hình 1.4”

1.3.2.2. Diễn đạt mục tiêu dạy học kiến thức cụ thể

Mục tiêu dạy học cụ thể là cái đích mà giáo viên muốn đạt được khi dạy học một kiến thức cụ thể.

TÌNH HUỐNG (ĐIỀU KIỆN) XUẤT PHÁT

BÀI TOÁN VẤN ĐỀ (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(đòi hỏi kiểm nghiệm – ứng dụng kết luận/kiến thức đã nêu)

ĐỊNH HƢỚNG GIẢI PHÁP CHO VẤN ĐỀ

GIẢI BÀI TOÁN

bằng suy luận lí thuyết

GIẢI BÀI TOÁN

nhờ thí nghiệm và quan sát

KẾT LUẬN

(thu được nhờ suy luận lí thuyết)

KẾT LUẬN

(thu được nhờ thí nghiệm và quan sát)

KẾT LUẬN VỀ KIẾN THƢ́C MỚI

Hình 1.4: Dạng khái quát của sơ đồ mô phỏng tiến trình khoa học giải quyết vấn đề, kiểm nghiệm hoặc ứng dụng một kiến thức cụ thể.

Diễn đạt mục tiêu dạy học cụ thể (với nghĩa là mục tiêu thao tác ) là diễn đạt những hành vi của HS mà việc dạy yêu cầu HS phải thể hiện ra được khi dạy một kiến thức cụ thể.

Mục tiêu nói chung là kết quả dự kiến cần đạt được sau khi thực hiện thành công một hoạt động. Mục tiêu học tập là kết quả học tập mà giáo viên mong muốn người học đạt được sau bài học. Việc thiết kế mục tiêu của giáo viên căn bản tuân theo chương trình giáo dục của môn học, hoặc tuân theo chuẩn học vấn đã quy định trong chương trình và sách giáo khoa chính thức. Mục tiêu của bài học gồm 3 yếu tố: Mục tiêu kiến thức, mục tiêu kĩ năng, mục tiêu thái độ.

+ Mục tiêu kiến thức

Đạt được một hệ thống kiến thức Vật lí phổ thông, cơ bản và phù hợp với những quan điểm hiện đại, bao gồm:

a) Các khái niệm, sự vật, hiện tượng đại lượng và quá trình Vật lí. b) Các định luật và nguyên lí Vật lí cơ bản.

c) Những nội dung chính của một số thuyết Vật lí quan trọng nhất.

d) Những ứng dụng phổ biến của Vật lí trong đời sống và trong sản xuất.

e) Các phương pháp chung của nhận thức khoa học và những phương

pháp đặc thù của Vật lí, trước hết là phương pháp thực nghiệm và phương pháp mô hình.

+ Mục tiêu kỹ năng

Có nhiều loại kỹ năng, kỹ xảo: chung hoặc riêng trí tuệ hoặc thực hành Kỹ năng về hoạt động trí tuệ: Phân tích, tổng hợp, so sánh, trìu tượng hoá, khái quát hoá, qui nạp, diễn dịch v.v.

a) Quan sát các hiện tượng và các quá trình vật lí trong tự nhiên, trong đời sống hàng ngày, trong các thí nghiệm; điều tra, sưu tầm, tra cứu tài liệu từ các nguồn khác nhau để thu thập các thông tin cần thiết cho việc học tập môn Vật lí.

b) Sử dụng các dụng cụ đo phổ biến của Vật lí , cách tiến hành thí nghiệm Vật lí.

c) Giải các bài tập Vật lí và giải quyết các vấn đề đơn giản trong đời sống và sản xuất ở mức độ phổ thông.

d) Vận dụng kiến thức để mô tả và giải thích các hiện tượng và quá trình Vật lí,

e) Sử dụng các thuật ngữ Vật lí, các biểu, bảng, đồ thị để trình bày rõ ràng, chính xác những hiểu biết , cũng như những kết quả thu được qua thu thập và xử lí thông tin.

+ Mục tiêu thái độ:

Thái độ là xúc cảm của con người đối với thế giới xung quanh, liên hệ mật thiết với hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà họ có. Cụ thể là: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Có hứng thú học Vật lí, yêu thích tìm tòi khoa học; trân trọng đối với những đóng góp của Vật lí học cho sự tiến bộ của xã hội và trân trọng đối với công lao của các nhà khoa học.

b) Có thái độ khách quan, trung thực; có tác phong tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác và có tinh thần hợp tác trong việc học tập môn Vật lí, cũng như trong việc áp dụng các hiểu biết đã đạt được.

c) Có thái độ đúng đắn đối với tự nhiên . Có ý thức vận dụng những

Một phần của tài liệu thiết kế tiến trình dạy học theo góc một số kiến thức chương từ trường (vật lí 11- ban cơ bản) theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của học sinh thpt miền núi (Trang 28 - 125)