Tổ chức dạy học theo góc

Một phần của tài liệu thiết kế tiến trình dạy học theo góc một số kiến thức chương từ trường (vật lí 11- ban cơ bản) theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của học sinh thpt miền núi (Trang 30 - 33)

IX .Cấu trúc của đề tài

1.2.3. Tổ chức dạy học theo góc

Có rất nhiều khả năng để tổ chức học theo góc hiệu quả. Học theo góc là một hình thức tổ chức học tập được phát triển từ thực tế của GV với HS và không bắt nguồn từ thang tiêu chuẩn của các hoạt động cần phải áp dụng trong môi trường lớp học.

Đối với mỗi GV khi muốn triển khai học theo góc mở rộng, nên bắt đầu từ việc phân tích lớp học và bối cảnh trường học. Việc tổ chức tốt phụ thuộc vào một số yếu tố quan trọng như sau:

1.2.3.1. Định hướng hoạt động học của học sinh

Để tổ chức tốt học tập theo góc, điều quan trọng nhất là phải trả lời cho được câu hỏi: Mức độ tự định hướng của HS như thế nào? Mức độ hoạt động độc lập nào các em có thể thực hiện?

Khả năng tự định hướng của HS càng tốt thì việc tổ chức lớp học càng ít phải bận tâm. Do đó, HS sẽ có sự tự do để sáng tạo trong lớp học. Và tất nhiên sẽ có nhiều hơn một khả năng để thực hiện: từ hình thức GV kiểm soát lớp học (định hướng từ bên ngoài) chuyển thành hình thức HS được thỏa sức đưa ra các sáng kiến.

Trong quá trình tổ chức dạy học theo góc, sự định hướng của GV với HS được thể hiện qua bảng theo dõi học theo góc hoặc thẻ góc cá nhân.

Không giống như hệ thống luân chuyển do GV chỉ định như sẽ trình bày dưới đây, cách tổ chức này sẽ cho các em thêm cơ hội để thể hiện các sáng kiến.

Các thỏa thuận sau sẽ được áp dụng:

- Mỗi một nhiệm vụ học theo góc phải được hoàn thành trong một khoảng thời gian nhất định.

Chúng ta có thể minh họa cách thức hai HS (A và B) giải quyết vấn

Chúng ta có thể minh họa cách thức hai học sinh (A và B) giải quyết vấn đề tại các góc khác nhau.

Cách tổ chức này là trong điều kiện lí tưởng , với điều kiện của hầu hết các nhà trường phổ thông ở Việt Nam ta thì chưa thể thực hiện theo cách thức tổ chức này.

Chúng ta cũng không thường nhắc tới công thức này với tên gọi là các góc “có thể” và “phải” thực hiện. Bạn cũng có thể tích hợp hai dạng hoạt động và khiến việc tổ chức lớp học trở nên hiệu quả hơn.

Trong trường hợp đó chúng ta cần phải giới hạn số lượng HS trong một góc. Nếu không sẽ có trường hợp có các nhóm có số lượng học sinh quá đông, ví dụ nhóm góc máy tính, xây dựng, bài tập nghe… vì đây là các dạng phổ biến HS muốn tham gia.

Nếu GV có ý định tổ chức một góc riêng và cung cấp thêm tư liệu cho nhóm HS đã hoàn thành sớm các bài tập, họ có thể tạo một bước đệm để giới hạn thời gian HS phải chờ đợi. Tuy nhiên nên tránh sử dụng các hình thức

Đường đi của A Đường đi của B

Góc dành cho HS có tốc độ học nhanh

“vui vẻ” làm bước đệm. Cần phải đảm bảo cho các HS có mức độ tiếp thu chậm hơn cũng có thể hoạt động trong các khu vực này.

Để giám sát những HS đã hoàn thành xong các nhiệm vụ, GV có thể áp dụng hai hệ thống.

- GV có thể sử dụng “Bảng theo dõi học theo góc” (bảng nam châm hay bảng phấn đều được) để học sinh đánh dấu các góc các em đã hoàn thành. Bằng cách này, GV có thể xác định được những HS đang bị tụt lại và cần giúp đỡ ngay tức thì.

- GV cũng có thể sử dụng “Thẻ góc cá nhân” để mỗi học sinh sẽ đánh dấu các góc đã hoàn thành.

Tất cả chủ đề và thành phần của chủ đề học tập có thể được lồng ghép trong các góc. Nhiều GV có xu hướng chọn các góc với các tư liệu dạy học đã có sẵn trên lớp. Điều này hoàn toàn chấp nhận được. Học theo góc không nhất thiết phải quá phức tạp.

1.2.3.2. Tổ chức không gian học theo góc

Một yếu tố quan trọng là mối quan hệ giữa số HS và kích thước của không gian học tập. Chúng ta không sử dụng từ “phòng học” trong trường hợp này vì hoạt động học tập có thể diễn ra tại các không gian bên ngoài phòng học truyền thống. Một cách tự nhiên, những GV có không gian lớn hơn có thể dễ dàng bố trí các góc hơn các đồng nghiệp có diện tích nhỏ hơn và có nhiều học sinh.

Học theo góc đòi hỏi việc tổ chức lại không gian lớp học kể cả trong các điều kiện giới hạn. Có thể thực hiện điều này theo một số cách đơn giản: ghép các bàn học lại với nhau, chia HS thành cặp, đặt các tư liệu giảng dạy lên phía trước lớp học.

Nếu các góc có thể được giữ nguyên trong lớp trong một khoảng thời gian, GV sẽ có thêm các khả năng khác và giảm bớt hoạt động tổ chức lớp

học. HS cũng có thể quay lại vị trí đang làm việc. Do đó phương pháp học tập sẽ trở lên minh bạch hơn đối với các em. Các tấm bình phong để ngăn riêng các góc có thể hỗ trợ việc sắp xếp không gian.

1.2.3.3. Tổ chức tư liệu trong học theo góc

Việc triển khai dạy học theo góc phụ thuộc vào chất lượng của tư liệu, tài liệu đang có ở trường. Chúng ta có thể tạo ra một môi trường lớp học ở mức độ nào? Tình huống hiện tại ở trường học như thế nào? Tôi có thể mượn gì từ đồng nghiệp trong trường? Chúng ta nên đặt những câu hỏi như vậy trước khi tiến hành bố trí lại các khu vực trong lớp học.

Một môi trường học tâp được tổ chức là một yếu tố chủ yếu để hỗ trợ sự học tập tích cực. Sự đa dạng của các tư liệu (vật liệu) có ích lợi với trẻ em, đặt tại các góc khác nhau cần được chuẩn bị sẵn sàng trong tất cả thời gian để HS có thể thao tác và khai thác nó.

Một phần của tài liệu thiết kế tiến trình dạy học theo góc một số kiến thức chương từ trường (vật lí 11- ban cơ bản) theo hướng phát huy tính tích cực, tự lực nhận thức của học sinh thpt miền núi (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)