CHƯƠNG 3 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP
3.6. Hiệu chỉnh điều khoản thanh toán
Như đã phân tích trong Chương 2, việc quy định đồng tiền “mạnh” là USD
trong điều khoản thanh toán của hợp đồng sẽ khơng có lợi cho EVNGENCO1 về
mặt tài chính, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế thế giới có nhiều biến động khiến
cho đồng tiền “yếu” dễ bị mất giá, Vì vậy, EVNGENCO1 nên đàm phán sử dụng
đồng tiền VNĐ trong thanh toán để tránh trường hợp biến động tỷ giá bất lợi cho bên mua, nhằm tối ưu chi phí nhập khẩu than.
Liên quan đến việc thanh toán trước tiền hàng, do giá trị các chuyến tàu than tương đối lớn nên bên bán cần có một khoản trả trước để thu xếp đủ vốn cho các
chuyến hàng. Tuy nhiên, tỷ lệ thanh toán trước cho bên bán của EVNGENCO1 hiện
đang khá cao (80%), trong khi tại thời điểm thanh toán lần đầu, EVNGENCO1 vẫn
chưa nhận được hàng. Vì vậy, để giảm bớt rủi ro, EVNGENCO1 nên đàm phán để
giảm tỷ lệ trả trước xuống nhiều nhất có thể.
Một điểm quan trọng khác trong điều khoản thanh toán mà EVNGENCO1 nên
xem xét sửa đổi, đó là việc áp dụng chỉ số giá than. Để tránh tình trạng bên bán hồn toàn chủ động trong việc lựa chọn chỉ số giá của tháng cao hơn do bên mua không
thể kiểm soát được thời điểm phát hành vận đơn của hãng tàu, EVNGENCO1 có thể
xem xét hiệu chỉnh việc áp dụng chỉ số giá than trong cơng thức tính giá, bằng cách lấy chỉ số trung bình của tháng gần nhất với thời hạn tàu phải có mặt ở cảng dỡ (Arrival Window) đã được quy định trong hợp đồng. Việc quy định như vậy là rõ ràng và sẽ tránh được tình trạng bên bán có thể lợi dụng mối quan hệ thân thiết với
hãng tàu để can thiệp vào ngày phát hành vận đơn nhằm được thanh toán theo chỉ số
giá than của tháng cao hơn, gây thiệt hại về chi phí cho bên mua.