Đóng góp của Việt Nam trong việc thúc đẩy hồn tất hiệp định RCEP

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) NHỮNG THUẬN lợi và THÁCH THỨC của VIỆT NAM KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH đối tác KINH tế TOÀN DIỆN KHU vực (RCEP) (Trang 28 - 31)

2.1. Đóng góp trong q trình hồn tất ký kết

Năm 2020 là năm khó khăn cho Việt Nam với vai trò Chủ tọa luân phiên của Hiệp định RCEP. Tuy nhiên, Việt Nam đã phát huy rất tốt vai trò Chủ tịch ASEAN 2020, phát huy vai trò trung tâm, dẫn dắt của ASEAN để đạt được thành quả là việc ký kết Hiệp định RCEP.

Ngay từ khi đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN 2020 kiêm nhiệm Chủ tọa đàm phán Hiệp định RCEP, Việt Nam đã hết sức nỗ lực và chủ động thuyết phục sự đồng thuận trong ASEAN và thúc đẩy các nước đối tác, một mặt tìm các giải pháp xử lý vướng mắc của Ấn Độ, thuyết phục Ấn Độ quay lại đàm phán Hiệp định RCEP, mặt khác vẫn thúc đẩy kết thúc hoàn toàn đàm phán và rà sốt pháp lý giữa 15 nước cịn lại, nhằm thực hiện mục tiêu ký kết Hiệp định trong năm 2020 theo chỉ đạo của các Nhà Lãnh đạo các nước RCEP. Việc thúc đẩy hồn tất RCEP gặp phải nhiều khó khăn khi xu hướng bảo hộ nổi lên ở nhiều quốc gia khiến cho các cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do đều gặp phải các vấn đề nhất định. Đồng thời, bối cảnh địa chính trị trong khu vực cũng có nhiều thay đổi, trong đó nổi bật là việc định hình lại quan hệ địa chính trị trong khu vực và giữa các nước lớn chưa diễn ra xong. Do vậy, đàm phán RCEP vào đầu năm 2020 bị vướng mắc và khả năng ký kết còn bỏ ngỏ. Chưa kể đến dịch COVID-19 kéo dài đã làm đảo lô „n lịch đàm phán trong RCEP cũng như khiến các nước khó khăn hơn rất nhiều trong viê „c đưa ra thêm bất cứ cam kết nào trong hô „i nhâ „p kinh tế quốc tế.

Cuối cùng, trên cơ sở đồng thuận của các nước ASEAN, chúng ta cũng đưa việc kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định RCEP thành một trong những ưu tiên của Việt Nam trong năm 2020. Và ngày 15/11/2020, tại Hà Nội, Hiệp định RCEP đã chính thức được ký kết.

Theo đánh giá của quốc tế thì cho đến nay có hai cơ chế có thể trở thành thiết kế cho mơ hình hợp tác của tồn bộ khu vực Châu Á – Thái Bình Dương: Thứ nhất là Hiệp định RCEP và thứ hai là Hiệp định CPTPP. Rất vinh dự cho Việt Nam là cả hai cơ chế này đều được quyết định trong năm Việt Nam là Chủ tịch ASEAN và APEC. Có thể nói, Việt Nam đã đóng góp tiếng nói của mình vào việc định hình cho các cơ chế hợp tác mới cũng như luật chơi của khu vực, tăng cường vị thế của đất nước.

2.2. Đóng góp trong việc đưa RCEP sớm có hiệu lực

Các nước ASEAN và 5 nước đối tác đều mong muốn Hiệp định RCEP sớm có hiệu lực, cụ thể là vào đầu năm 2022, nhằm thúc đẩy thương mại và đầu tư trong khu vực, góp phần vào quá trình phục hồi kinh tế khu vực sau đại dịch. Theo quy định của Hiệp định RCEP, Hiệp định này sẽ chính thức có hiệu lực sau 60 ngày kể từ thời điểm có ít nhất 6 nước ASEAN và một trong 3 nước đối tác hoàn tất thủ tục

phê duyệt/phê chuẩn Hiệp định và nộp lưu chiểu văn kiện phê duyệt/phê chuẩn của mình tới Cơ quan lưu chiểu (Tổng Thư ký ASEAN). Cho đến nay, Singapore là nước đầu tiên phê chuẩn Hiệp định RCEP vào ngày 9/4/2021, sau đó Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã phê chuẩn Hiệp định. Các nước ASEAN còn lại như Brunei, Campuchia, Thái Lan, Lào dự kiến sẽ hoàn thành thủ tục phê chuẩn Hiệp định trước tháng 11 năm nay. Indonesia, Malaysia và Philippines dự kiến hoàn thành thủ tục phê chuẩn Hiệp định cuối năm nay.

Đối với Việt Nam, Nhà nước đang hoàn tất các bước cuối cùng và rất hy vọng tham gia vào nhóm nước đầu tiên phê chuẩn Hiệp định, dự kiến có thể hồn thành phê duyệt Hiệp định RCEP trước tháng 11/2021. Nếu đến ngày 31/10/2021, có đủ 6 nước ASEAN và thêm một đối tác nửa trong số 3 nước Hàn Quốc, New Zealand và Australia hồn thành phê chuẩn thì Hiệp định có hiệu lực từ đầu năm 2022.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) NHỮNG THUẬN lợi và THÁCH THỨC của VIỆT NAM KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH đối tác KINH tế TOÀN DIỆN KHU vực (RCEP) (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)