TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẢN BIỆN

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) NHỮNG THUẬN lợi và THÁCH THỨC của VIỆT NAM KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH đối tác KINH tế TOÀN DIỆN KHU vực (RCEP) (Trang 37 - 47)

2. Nội dung chính của phần thuyết trình 1 Giới thiệu về hiệp định RCEP

TRẢ LỜI CÂU HỎI PHẢN BIỆN

CÂU HỎI 1: Việc ký kết RCEP đã đánh dấu mốc quan trọng trong tiến trình hội nhập

kinh tế của VN. Vậy những cam kết trong RCEP có làm tăng nguy cơ nhập siêu đối với VN?

Trả lời.

Hiệp định RCEP về cơ bản là thỏa thuận mang tính kết nối các cam kết đã có của ASEAN với 5 đối tác với ASEAN trong một Hiệp định FTA. Ví dụ, doanh nghiệp sẽ chỉ phải sử dụng 1 quy tắc xuất xứ thay vì 5 bộ quy tắc xuất xứ riêng ở các FTA trước đây. Tương tự, các quy tắc về thủ tục hải quan và tạo thuận lợi thương mại cũng được thống nhất và tăng cường. Do đó, về cơ bản sẽ khơng tạo ra cam kết mở cửa thị trường hay áp lực cạnh tranh mới mà chủ yếu hướng đến tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Vì vậy, chúng ta khơng q lo ngại về khả năng tăng nhập siêu. Không những thế, các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên sẽ có nhiều cơ hội tham gia các chuỗi cung ứng mới do Hiệp định RCEP tạo ra nếu có thể khai thác triệt để lợi ích do Hiệp định này mang lại.

CÂU HỎI 2: Dù đã và đang tích cực tham gia các FTA, Việt Nam vẫn là một nước đi

sau trong tham gia chuỗi giá trị và gia nhập thị trường tồn cầu, nơi đã có sẵn các nhà cung cấp khác và mối quan hệ cung - cầu hầu như đã được xác lập. Vậy chúng ta đánh giá thế nào về việc này và có lời khun gì cho doanh nghiệp và khuyến nghị gì đối với Chính phủ ?

Trả lời.

Tuy đúng là trên thị trường thế giới đã có sẵn những mối quan hệ cung- cầu hầu như đã được xác lập. Nhưng chúng ta khơng nên ngại vì mình là người đi sau, khơng nên ngại mọi thứ đã tồn tại và mình khơng chen chân vào được bởi q khứ đã chứng minh điều ngược lại. Đơn cử như ngành dệt may và giày dép, thị phần của Trung Quốc trên thị trường Hoa Kỳ đã giảm xuống trong khi của chúng ta tăng lên. Có bằng chứng rất rõ là đơn hàng và dây chuyền cung ứng đang dịch chuyển về Việt Nam và chắc chắn sẽ còn thay đổi mạnh hơn trong tương lai khi các rào cản đối với hàng dệt may của ta được xóa bỏ trên thị trường Hoa Kỳ.

Điều tương tự cũng đã xảy ra đối với nhiều mặt hàng nơng sản .Trước đây, ta khơng nghĩ mình có thể xuất khẩu gạo, giờ ta đã là nước xuất khẩu gạo, sau đó là xuất khẩu cà phê, hạt tiêu, thủy sản. Tất cả đều ở mức hàng đầu thế giới. Chuyện này cũng đang diễn ra với điện thoại. Cách đây 5 năm, không ai nghĩ là ta sẽ sản xuất điện thoại nhưng bây giờ, ta đã có các dự án của Samsung và Microsoft đã quyết định đưa toàn bộ nhà máy sản xuất Nokia sang Việt Nam. Gần đây nhất, báo chí đưa tin là LG đã quyết định là đưa tất cả sản xuất màn hình của LG sang Việt Nam. Tổng giám đốc của Fuji Xerox, cũng nói ơng sẽ biến Việt Nam thành trung tâm xuất khẩu sản phẩm Fuji Xerox ra tồn cầu. Như vậy là đang có sự dịch chuyển của dây chuyền cung ứng về phía Việt Nam. Chúng ta mặc dù đi sau nhưng rõ ràng là đang có sự dịch chuyển sản xuất về nước ta. Ta đã tham gia vào được chuỗi giá trị tồn cầu. Như vậy, đừng nghĩ ta yếu nên khơng cạnh tranh được mà hãy tạo ra lợi thế thông qua đàm phán và ký kết các hiệp định, tận dụng tối đa các lợi thế so sánh để giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu

CÂU HỎI 3: Trong các FTA thế hệ mới, nhà đầu tư được trao quyền rất rộng, giảm

mạnh quyền của Chính phủ, thậm chí có thể nói là “bó tay” Chính phủ. Khi DN nước ngồi đầu tư vào Việt Nam, nếu pháp luật Việt Nam đưa ra hạn chế nhất định mà phía DN cho rằng ảnh hưởng, DN có quyền kiện ra tòa án quốc tế khu vực hoặc thế giới do DN lựa chọn. DN thắng kiện thì Chính phủ Việt Nam phải bồi thường. Các bạn có thể nêu một số giải pháp để khắc phục tình trạng này khơng?

Trả lời.

Thực trạng:

Ở Việt Nam, cơ chế giải quyết đối với loại hình tranh chấp này được luật hóa rất muộn. Loại hình tranh chấp này chi phát sinh trong giai đoạn khi Đảng và Nhà nước ta thực hiện đường lối đối mới, mở cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam.

Cho đến nay, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định về khuyến khích và bảo đảm đầu tư với các nước và trong mỗi hiệp định, cơ chế giải quyết tranh chấp giữa Chính phủ nước nhận đầu tư với các nhà đầu tư nước ngoài được quy định rất khác nhau nhưng đều cho phép các nhà đầu tư nước ngoài, nếu thương lượng bất thành, được quyền khởi kiện Chính phủ ra các tổ chức trọng tài quốc tế. Điều này cho thấy một

thực tế là Chính phủ Việt Nam, mà cụ thể là các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, có thể sẽ là bị đơn trong các vụ tranh chấp về đầu tư do các tổ chức trọng tài quốc tế giải quyết. Trong khi đó, nhiều cơ quan quản lý của Việt Nam còn rất xa lạ với các tổ chức trọng tài này, nhiều cán bộ được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước về đầu tư nước ngoài, chuyên gia, luật sư chưa nắm được quy định của các tổ chức trọng tài quốc tế về thủ tục và quy trình giải quyết tranh chấp tại trọng tài. Trong khi đó, thực tiễn giải quyết tranh chấp về thương mại quốc tế bằng trọng tài cho thấy rằng việc thiếu sự hiểu biết dẫn đến những sai sót khơng đáng có về thủ tục trọng tài có thể đấy Chính phủ vào rủi ro do thua kiện.

Tranh chấp về đầu tư giữa Chính phủ Việt Nam và nhà đầu tư nước ngồi thường rất phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực như chứng khốn, đất đai, mơi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng, bồi thường liên quan đến quốc hữu hóa… Kỹ thuật tranh tụng phức tạp vì liên quan đến việc áp dụng nhiều văn bản pháp luật với thời hạn kéo dài và chi phí tồn kém.

Đề xuất hướng giải quyết:

1. Việt Nam phải có đội ngũ luật sư tranh tụng có kỹ năng đạt chuẩn quốc tế, có các luật gia giỏi và các nhà tư vấn dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư để tư vấn cho Chính phủ khi cần thiết.

2. Hạn chế tranh chấp phát sinh đối với nhà đầu tư nước ngoài cũng như thực thi cam kết về minh bạch hóa và tránh được nguy cơ Chính phủ Việt Nam bị các nhà đầu tư kiện theo hiệu ứng dây chuyền: Việc bảo đảm thực thi và hoàn thiện các quy định về quy trình thủ tục cũng như tính minh bạch trong việc cấp, thu hồi và quản lý dự án đầu tư có yếu tố nước ngồi cần đặc biệt được quan tâm. 3. Việt Nam cần tuân thủ cam kết đã ký về bảo hộ đầu tư, đảm bảo thực thi các

tiêu chuẩn bảo hộ đối với nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở đúng thỏa thuận đã cam kết và đúng quy trình, thủ tục;

4. Rà sốt nội dung các hiệp định đầu tư song phương hay các chương về đầu tư trong FTA nhằm đảm bảo sự cân bằng giữa mục tiêu bảo hộ đầu tư của quốc gia nơi nhà đầu tư có quốc tịch và khả năng điều chỉnh chính sách, pháp luật phục vụ lợi ích cơng cộng của nước tiếp nhận đầu tư là Việt Nam;

5. Cần xây dựng chiến lược phòng ngừa trên cơ sở sự phối hợp của các Bộ và các UBND cấp tỉnh là đơn vị thực hiện việc cấp giấy phép hoặc đăng ký đầu tư; 6. Để đối phó với áp lực về thời hạn tố tụng, Việt Nam cần tiến hành rà sốt tồn

diện Quy chế phối hợp giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế ban hành kèm theo Quyết định số 04/2014/QĐ-TTg ngày 14/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ để có những điều chỉnh hoặc sửa đổi thích hợp vì cơ chế phối hợp này vốn chỉ được thiết kế để giải quyết tranh chấp theo cơ chế trọng tài đầu tư quốc tế.

CÂU HỎI 4: Ngồi RCEP, Việt Nam cịn tham gia hiệp định CPTPP. Vậy theo các

bạn, đâu là điểm khác biệt lớn nhất giữa 2 FTA này?

Trả lời.

Các điểm khác biệt giữa RCEP và CPTPP:

- Về quy mô: Quy mô thị trường của RCEP lớn gần gấp 5 lần của CPTPP, với kim ngạch thương mại và tổng GDP lớn gần gấp đôi, tất cả nhờ một phần đáng kể sự tham gia của Trung Quốc.

- Về tính tồn diện: CPTPP được coi là tồn diện hơn RCEP - vốn khơng có các quy định về tiêu chuẩn môi trường, nông nghiệp và nhân quyền, gồm lao động. Ngược lại, RCEP tạo ra một khuôn khổ tự do thương mại được dựa trên và củng cố thêm nữa thơng qua các vịng đàm phán thương mại trong tương lai.

- Tác động của FTA lên GDP của Việt Nam: Tác động của RCEP được cho là cao hơn CPTPP với mức tác động 2-4%

Trong đó, theo nhóm đặc điểm khác biệt thứ 2 là lớn nhất, cho thấy hiệp định RCEP có các quy định dễ dãi hơn rất nhiều so với CPTPP, bên cạnh việc giúp các sản phẩm từ Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận các thị trường tiềm năng hơn thì sự khác biệt này cũng có thể khiến cho doanh nghiệp càng thêm phụ thuộc, trì trệ, thiếu động lực đổi mới.

CÂU HỎI 5: Nếu RCEP khơng có thị trường Mỹ, liệu điều này sẽ gây ảnh hưởng gì

đến ngoại giao và quan hệ kinh tế Mỹ-Việt? Lợi thế VN vận dụng được từ RCEP để nắm bắt cơ hội vượt qua thách thức là gì?

Trả lời.

25 năm sau khi thiết lập quan hệ song phương vào năm 1995, Hoa Kỳ và Việt Nam đã trở thành đối tác đáng tin cậy với tình hữu nghị dựa trên nền tảng tơn trọng lẫn

nhau. Hoa Kỳ – Việt Nam có mối quan hệ hợp tác ngày càng tích cực và tồn diện, và đã phát triển thành quan hệ đối tác vững chắc trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, an ninh và giao lưu giữa nhân dân hai nước. Việc Mỹ nằm ngồi RCEP có thể sẽ khơng ảnh hưởng quá nhiều đến ngoại giao và quan hệ kinh tế Mỹ-Việt. Tuy nhiên, theo AP, việc ký kết RCEP có thể cho thấy ảnh hưởng của Mỹ đang suy yếu, khiến các cơng ty Mỹ khó cạnh tranh tại khu vực rộng lớn này trong tương lai. Vì vậy, có thể Mỹ sẽ tăng cường quan hệ quốc tế với các nước RCEP, trong đó có Việt Nam.

RCEP được kỳ vọng sẽ mở ra một thị trường đầy tiềm năng cho các mặt hàng thế mạnh của ngành nông nghiệp Việt Nam, nhất là nông sản nhiệt đới và thực phẩm chế biến. Quy tắc xuất xứ trong RCEP được coi là một lợi thế lớn có thể giúp cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên các doanh nghiệp cần tìm hiểu và nghiên cứu kỹ lưỡng hơn về thị trường để có cơ cấu sản phẩm xuất khẩu phù hợp; nâng cao chất lượng sản phẩm.

CÂU HỎI 6: Đối mặt với những thách thức cũng như cơ hội hiệp định rcep mang lại,

Chính phủ đã có những chuẩn bị như thế nào giúp doanh nghiệp tiếp cận cơ hội, tận dụng lợi ích từ RCEP?

Trả lời.

Hiệp định RCEP được ký kết và dự kiến có hiệu lực đầu năm 2022 trong bối cảnh hiện nay mang lại nhiều kỳ vọng giúp các DN Việt Nam để có thể phục hồi và tăng trưởng sau đại dịch. Và để tạo điều kiện giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội và đối phó với những thách thức mà nó mang lại, một số đề xuất đưa ra cho chính phủ như sau:

Thứ nhất, cải cách môi trường kinh doanh xây dựng môi trường kinh doanh minh bạch, ổn định giảm thiểu rủi ro cho DN trong quá trình kinh doanh.

Thứ hai, xây dựng đề án, để tăng cường năng lực của nước ta trong bảo hộ thương mại bởi Hiệp định cho phép áp dụng những cơ chế mà được tổ chức thương mại thế giới cho phép như: Thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp hay là biện pháp tự vệ thông thường. Điều này sẽ giúp hỗ trợ doanh nghiệp ta khi RCEP mang lại sự cạnh tranh vô cùng gay gắt.

Thứ tư, xây dựng kế hoạch tập huấn, hội thảo, tọa đàm, tuyên truyền toàn diện và kịp thời về việc RCEP thời gian tới sẽ được triển khai ra sao, RCEP mang lại những cơ hội và thách thức nào với từng nhóm ngành hàng, hay tập trung vào những lĩnh vực mà doanh nghiệp yêu cầu, thí dụ như là quy tắc xuất xứ ... giúp doanh nghiệp nhận thức được những gì mình có được và sẽ phải đối mặt trong thời gian tới.

Thứ năm, xây dựng đường dây nóng sẵn sàng giải đáp các thắc mắc, vấn đề mà doanh nghiệp gặp phải.

Ngoài ra, để đối mặt với những ảnh hưởng mà RCEP mang lại cho từng đối tượng, từng ngành hàng và linh hoạt khi môi trường kinh doanh trong nước và quốc tế đang có nhiều chuyển biến, chính phủ ta sẽ cịn cần xây dựng thêm nhiều giải pháp trong thời gian tới.

CÂU HỎI 7: Năm 2020, Việt Nam liên tiếp ký kết các Hiệp định FTA lớn như

CPTPP, EVFTA và mới đây là RCEP. Theo nhóm bạn, các FTA này có bổ trợ cho nhau như thế nào? Liệu khó khăn của Hiệp định này có thể là thuận lợi của Hiệp định kia không?

Trả lời.

Cùng với các Hiệp định CPTPP và EVFTA, Hiệp định RCEP là một FTA lớn của Việt Nam và bổ trợ quan trọng cho các hiệp định trên.

Nhìn chung, mức độ cam kết của Việt Nam trong Hiệp định RCEP thấp hơn CPTPP và EVFTA, tuy nhiên nếu xét về quy mô thị trường, RCEP là siêu hiệp định lớn nhất với quy mô hơn 2,2 tỷ người. Đây sẽ là sự bổ sung đáng kể về mặt thị trường xuất khẩu cho doanh nghiệp sản xuất trong nước, bên cạnh các thị trường được mở ra từ việc ký kết các Hiệp định CPTPP và EVFTA. Đồng thời, việc tham gia thêm Hiệp định RCEP giúp doanh nghiệp Việt Nam có thêm nguồn nguyên liệu đa dạng hơn để khai thác, tối ưu hóa sản xuất của mình, tăng thêm cơ hội tham gia sâu các chuỗi cung ứng mới.

Về tính tồn diện, CPTPP và EVFTA được coi là tồn diện hơn RCEP - vốn khơng có các quy định về tiêu chuẩn môi trường, nông nghiệp và nhân quyền, gồm lao động. Ngược lại, RCEP tạo ra một khuôn khổ tự do thương mại được dựa trên và củng cố thêm nữa thơng qua các vịng đàm phán thương mại trong tương lai.

EVFTA và CPTPP hướng đến cam kết mới về mở cửa thị trường. Nhưng bên cạnh đó, rõ ràng các nước cam kết mới mở cửa cho ta thì chúng ta cũng phải cam kết trong những lĩnh vực mới, thậm chí có những lĩnh vực mà trước đây chưa hề mở cửa. Thí dụ như mua sắm của các cơ quan Chính phủ, hay thậm chí chúng ta có các cơ quan nâng cấp những quy định liên quan đến bảo vệ môi trường hoặc bảo vệ quyền lợi cho người lao động. Trong RCEP khơng có những quy định như về lao động hay mơi trường. Thậm chí trong mua sắm Chính phủ, họ cũng chỉ đưa ra các quy định về minh bạch hóa thơng tin, chứ cịn mở cửa thị trường là khơng có, cho nên vừa tầm hơn đảm bảo được tính ổn định của những thị trường truyền thống của chúng ta trong khu vực.

Yêu cầu, tiêu chuẩn hàng hố của RCEP khơng q cao như CPTPP và EVFTA thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam có khả năng tận dụng được

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) NHỮNG THUẬN lợi và THÁCH THỨC của VIỆT NAM KHI THAM GIA HIỆP ĐỊNH đối tác KINH tế TOÀN DIỆN KHU vực (RCEP) (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(47 trang)