KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG ACB

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH CHO VAY TRUNG và dài hạn tại á CHÂU BANK (ACB) – THANH hóa (Trang 35 - 72)

2.1.1. Gới thiệu về ACB

Tên gọi: Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Tên giao dịch quốc tế: ASIA COMMERCIAL BANK

Tên viết tắt: ACB

Trụ sở chính: 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 3, TP. Hồ Chí Minh. Điện thoại: (08) 929 0999.

Website: www.acb.com.vn Logo:

Vốn điều lệ: 1.100.046.560.000 đồng.

Giấy phép thành lập: Số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13/5/1993.

Giấy phép hoạt động: Số 0032/NH-GP do Thống đốc NHNN cấp ngày 24/4/1993.

Giấy CNĐKKD: Số 059067 do Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh cấp cho đăng ký lần đầu ngày 19/5/1993, đăng ký thay đổi lần thứ chín ngày 23/2/2006.

Mã số thuế: 0301452948. Ngành nghề kinh doanh:

- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ hạn, không kỳ hạn, tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư và phát triển của các tổ chức trong nước, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác;

- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn; chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá; hùn vốn và liên doanh theo luật định;

- Làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng;

- Thực hiện kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc và thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được NHNN cho phép;

- Hoạt động bao thanh toán.

2.1.2. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của ACBBối cảnh thành lập.Bối cảnh thành lập. Bối cảnh thành lập.

Pháp lệnh về Ngân hàng Nhà nước và Pháp lệnh về NHTM, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính được ban hành vào tháng 5 năm 1990, đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động NHTM tại Việt Nam. Trong bối cảnh đó, NHTMCP Á Châu (ACB) đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP.Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.

Tầm nhìn.

Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành NHTMCP bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàngViệt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB.

Chiến lược.

Cơ sở cho việc xây dựng chiến lược hoạt động qua các năm là:

- Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng;

- Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững;

- Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam;

chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt và hiệu quả;

- Xây dựng “Văn hóa ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt.

ACB đang từng bước thực hiện chiến lược tăng trưởng ngang và đa dạng hóa.

Chiến lược tăng trưởng ngang: thể hiện qua ba hình thức. - Tăng trưởng thông qua mở rộng hoạt động.

Hiện nay trên phạm vi toàn quốc, ACB đang tích cực phát triển mạng lưới kênh phân phối tại thị trường mục tiêu, khu vực thành thị Việt Nam, đồng thời nghiên cứu và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới để cung cấp cho thị trường đang có và thị trường mới trong tình hình yêu cầu của khách hàng ngày càng tinh tế và phức tạp. Ngoài ra, khi điều kiện cho phép, ACB sẽ mở văn phòng đại diện tại Hoa Kỳ.

- Tăng trưởng thông qua hợp tác, liên minh với các đối tác chiến lược.

Hiện nay, ACB đã xây dựng được mối quan hệ với các định chế tài chính khác, thí dụ như các tổ chức phát hành thẻ (Visa, MasterCard), các công ty bảo hiểm (Prudential, AIA, Bảo Việt, Bảo Long), chuyển tiền Western Union, các ngân hàng bạn (Banknet), các đại lý chấp nhận thẻ, đại lý chi trả kiều hối, v.v. Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, ACB đang quan hệ hợp tác với các định chế tài chính và các doanh nghiệp khác để cùng nghiên cứu phát triển các sản phẩm tài chính mới và ưu việt cho khách hàng mục tiêu, mở rộng hệ thống kênh phân phối đa dạng. Đặc biệt, ACB đã có một đối tác chiến lược là SCB, Ngân hàng nổi tiếng về các sản phẩm của ngân hàng bán lẻ và ACB đang nỗ lực tham khảo kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn cũng như công nghệ của các đối tác để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình cho quá trình hội nhập.

- Tăng trưởng thông qua hợp nhất và sáp nhập.

ACB ý thức là cần phải xây dựng năng lực tiếp nhận đối với loại tăng trưởng không cơ học này và thực hiện chiến lược hợp nhất và sáp nhập khi điều kiện cho phép.

Đa dạng hóa.

Đa dạng hóa là một chiến lược tăng trưởng khác mà ACB quan tâm thực hiện, ACB đã có Công ty ACBS, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản (ACBA), đang chuẩn bị thành lập Công ty Cho thuê tài chính và Công ty Quản lý quỹ. Với vị thế

cạnh tranh đã được thiết lập khá vững chắc trên thị trường, trong thời gian sắp tới, ACB có thể xem xét thực hiện chiến lược đa dạng hóa tập trung để từng bước trở thành nhà cung cấp dịch vụ tài chính toàn diện thông qua các hoạt động sau đây:

- Cung cấp và tăng cường quan hệ hợp tác với các công ty bảo hiểm để phối hợp cung cấp các giải pháp tài chính cho khách hàng.

- Nghiên cứu thành lập công ty thẻ (phát triển từ trung tâm thẻ hiện nay), công ty tài trợ mua xe.

- Nghiên cứu khả năng thực hiện hoạt động dịch vụ ngân hàng đầu tư. Tuy ACB đã khẳng định được mình nhưng luôn nhận thức rằng thách thức vẫn còn phía trước và phải nỗ lực rất nhiều, đẩy nhanh hơn nữa việc thực hiện các chương trình trợ giúp kỹ thuật, các dự án nâng cao năng lực hoạt động, hướng đến áp dụng các chuẩn mực và thông lệ quốc tế để có khả năng cạnh tranh và hội nhập khu vực thành công. Do vậy từ năm 2005 ACB đã bắt đầu cùng các cổ đông chiến lược xây dựng lại chiến lược mới. Đó là chương trình Chiến lược 5 năm 2006 - 2012 và tầm nhìn 2015.

2.1.3. Khái quát chung về Ngân hàng ACB - Chi nhánh Thanh Hóa.

Ngày 28/12/2012, Ngân hàng Á Châu (ACB) đưa vào hoạt động PGD Phú Sơn tại địa chỉ: Trung tâm thương mại Chợ Phú Thọ, Đại lộ Lê Lợi, Phường Phú Sơn, Thành phố Thanh Hóa (Điện thoại: (037) 3940 222 – Fax: (037) 3942 898). Đây là đơn vị thứ 3 của ACB tại tỉnh Thanh Hóa và là đơn vị thứ 324 của ACB trên toàn quốc.

Tương tự các chi nhánh và phòng giao dịch khác trong hệ thống ACB, PGD Phú Sơn hoạt động với các chức năng chủ yếu:

• Nhận tiền gửi bằng VND, ngoại tệ, vàng.

• Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng.

• Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union. • Thu đổi ngoại tệ.

• Các dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa (ACB Card) • Các dịch vụ ngân hàng khác…

PGD Phú Sơn được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các chi nhánh, phòng giao dịch trong hệ thống. Khách hàng có thể gửi tiền tại PGD Phú Sơn và rút tiền tại bất kỳ CN/PGD trong hệ thống ACB, được cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng điện tử (ACB Online, phone banking, và mobile banking).

Để biết thêm thông tin chi tiết về các sản phẩm, dịch vụ của ACB, Quý khách hàng vui lòng liên hệ: Chi nhánh/ Phòng giao dịch gần nhất; hoặc tham khảo website www.acb.com.vn; hoặc gọi đến Trung tâm dịch vụ khách hàng - CallCenter 247: (08) 38 247 247 hoặc 1800 577 775 (phục vụ 24/24h, miễn phí cuộc gọi).

2.1.3.1 Cơ cấu tổ chức của ACB - Chi Nhánh Thanh Hóa

Ngân hàng ACB - CHI NHÁNH THANH HÓA sau hơn hai năm trưởng thành và phát triển đã có tổng số cán bộ nhân viên là 80 người, với mạng lưới giao dịch gồm 4 điểm giao dịch: Hội sở chính 1 chi nhánh cấp một, 3 chi nhánh cấp hai.

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức tại chi nhánh

Ghi chú: Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng:

2.1.3.2 Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

Ban giám đốc

Đây là cấp quản lý cao nhất ở chi nhánh chịu trách nhiệm hội sở chính về việc điều hành hoạt động kinh doanh ở chi nhánh ban giám đốc gồm 1 giám đốc và 1 phó giám đốc.  Phòng dịch vụ khách hàng GIÁM ĐỐC PHÓ GIÁM ĐỐC Phòng DVKH Phòng IT Phòng Kế toán Phòng QHKH Phòng HCNS

Huớng dẫn khách hàng thủ tục mở và sử dụng tài khoản, thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến loại tài khoản và thực hiện các nghiệp vụ nhu nhận tiền gửi, chuyển tiền chiết khấu cho khách hàng, thực hiện quản lý thu chi tiền mặt ngân phiếu thanh toán phụ trách kiểm đếm bảo quản tiền để phục vụ thanh toán chi trả cho khách hàng

Phòng kế toán

Có nhiệm vụ quản lý các tài khoản tiền gửi của chi nhánh các tài khoản liên ngân hàng…, nắm tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, quản lý kiểm tra và hạch toán thu nhập, chi phi cung nhu tài sản của chi nhánh thực hiện chế độ báo cáo kế toán, tổng hợp cung cấp thông tin tài chính cho ban lãnh đạo, cho hội sở chính, luu trữ kiểm soát bảo quản chứng từ kế toán.

Phòng hành chính nhân sự

Quản lý nhân sự ở chi nhánh thực hiện các công tác hành chính tổng hợp nhu hoạt động văn thu luu trữ, mua sắm cung ứng các loại văn phòng phẩm để phục vụ hoạt động nghiệp vụ, bộ phận bảo vệ thực hiện nhiệm vụ thuờng trục 24/24 giờ đảm bảo an toàn tài sản của chi nhánh.

Phòng quan hệ khách hàng

Chịu trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ về tín dụng, bảo lãnh, thanh toán quốc tế, quản lý tìm kiếm khách hàng, thẩm định cho vay, giám sát theo dõi thu hồi nợ… Mặt khác tham muu cho giám đốc trong việc lập kế hoạch sử dungj vốn, lập báo cáo tổng hợp về tình hình kinh doanh tín dụng của chi nhánh.

Phòng IT

Thực hiện việc quản lý phụ trách các phần liên quan linh vực vi tính, chuong trình tin học ngân hàng, truyền nhận dữ liệu với hội sở chính, các phòng giao dịch trong toàn chi nhánh.

2.2. Thực trạng cho vay tại ngân hàng ACB trong 3 năm 2010-2012 2.2.1. Huy động vốn.

Nguồn vốn của kinh doanh của Ngân hàng có thể hình thành từ nhiều nguồn khác nhau như: vốn điều lệ, vốn vay, vốn huy động, vốn tài trợ, lợi nhuận để lại… song cơ bản nhất và quan trọng nhất vẫn là nguồn vốn huy động – nó minh chứng cho khả năng tồn tại và chức năng trung gian tài chính của một ngân hàng. Làm thế nào để tạo ra một chính sách thu hút vốn, tạo tiền đề cho quá trình đầu tư ngắn hạn, trung hạn, dài hạn đạt được hiệu quả cao luôn là mục tiêu được đặt lên hàng đầu của Ngân hàng

ACB - Chi nhánh Thanh Hóa. Trong nhiều năm qua, sự vận hành của nền kinh tế thị trường đã tạo ra một hệ quả tất yếu là có sự cạnh tranh mạnh mẽ trong hầu khắp các ngành nghề kinh doanh cũng như giữa các đơn vị, tổ chức kinh tế. Hoạt động ngân hàng cũng không nằm ngoài ảnh hưởng của quy luật này-đặc biệt khi nó kinh doanh một đối tượng khác với mọi ngành kinh tế là tiền tệ. Trong những năm qua, Ngân hàng ACB - Chi nhánh Thanh Hóa đã luôn chú trọng trong việc hoạch định chiến lược khách hàng, chiến lược huy động vốn trên địa bàn thành phố. Năm 1999, chi nhánh đã tái thành lập phòng Kế hoạch để điều phối việc huy động vốn. Ngân hàng ACB - Chi nhánh Thanh Hóa có những hình thức huy động vốn sau:

+ Nhận tiền gửi của đơn vị, tổ chức kinh tế, cá nhân và tiền gửi tiết kiệm. + Phát hành giấy tờ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu.

+ Vay vốn của NHNN, ngân hàng Công thương Việt Nam và các tổ chức tín dụng khác. Ngân hàng ACB - Chi nhánh Thanh Hóa luôn chú trọng mở rộng thêm mạng lưới kinh doanh để thu hút nguồn vốn nội tệ đáp ứng các nhu cầu tín dụng đa dạng của các doanh nghiệp; đồng thời khai thác ngoại tệ để thoả mãn nhu cầu thanh toán với nước ngoài của các doanh nghiệp xuất khẩu. Việc mở rộng thêm mạng lưới kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho chi nhánh phát huy vai trò của mình với chức năng là trung gian thanh toán. Nó cũng chứng tỏ uy tín của chi nhánh trong hoạt động kinh doanh, đặc biệt là qua khả năng thantoán kịp thời. So với những ngày đầu khi mới thành lập với nguồn vốn 16 tỷ, sau hơn 20 năm hoạt động, nguồn vốn kinh doanh của Ngân hàng ACB - Chi nhánh Thanh Hóa đã tăng trưởng 484 lần, tạo thế và lực vững chắc cho chi nhánh trong việc cung ứng vốn cho các nhu cầu của các doanh nghiệp có quan hệ giao dịch, góp phần phát triển kinh tế cho Bỉm Sơn. Ngoài ra, trong năm 2012 cũng như nhiều năm trước đó, Ngân hàng ACB - Chi nhánh Thanh Hóa đã cung ứng một khối lượng lớn vốn đáng kể cho toàn ngành để điều hoà chung trong cả tỉnh. Để tăng trưởng nguồn vốn ổn định và vững chắc, Ngân hàng ACB - Chi nhánh Thanh Hóa đã thu hút mọi nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các tầng lớp dân cư, các tổ chức kinh tế, xã hội, các trường học, bệnh viện trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn nên trong năm 2012, các loại nguồn vốn đều tăng trưởng khá trong đó tiền gửi có kỳ hạn chiếm trên 70% nguồn vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho chi nhánh có thể đầu tư cho các dự án vay vốn trung, dài hạn lớn. Đặc biệt từ năm 2011 đến 2012, Ngân hàng ACB - Chi nhánh Thanh Hóađã triển khai huy động nguồn vốn ngoại tệ trong các tầng lớp dân cư, chỉ

sau 1 năm thực hiện, đến cuối năm 2012, Ngân hàng ACB - Chi nhánh Thanh Hóađã có 15 triệu U0053D tiền gửi tiết kiệm, cùng với các nguồn vốn ngoại tệ khác, Ngân hàng ACB - Chi nhánh Thanh Hóađã chủ động đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn ngoại tệ của các doanh nghiệp.

+ Nguồn vốn nội tệ:Năm 2011 là 4180,4 tỷ tăng 293 tỷ tương ứng 7,53% so với năm 2010. Năm 2012 là 5.378 tỷtăng 1197,6 tỷ tương ứng28,86% so với 2011, kết cấu như sau:

-Tiền gửi tiết kiệm: Năm 2011 là 429,6 tỷ răng 38,4 tỷ tương ứng 9,8% so với năm 2010.Năm 2012 là 467 tỷ, chiếm 8,7% nguồn nội tệ,tăng 37,4 tỷ tương ứng8,7% so với 2011.

-Kỳ phiếu: Năm 2011 là 1447,8 tỷ tăng 75,8 tỷ tương ứng 5,5% so với năm 2010. Năm 2012 là 1.982 tỷ, chiếm 36,9% nguồn nội tệ, tăng 534,2 tỷ tương ứng 36,9% so với 2011

-TG TCKT: Năm 2011 là 735,8 tỷ tăng 37,4 tỷ tương ứng 5,36% so với năm 2010.Năm 2012 là 852 tỷ, chiếm 15,8% nguồn nội tệ, tăng 153,6 tỷ tức là tăng 22% so với 2010 và tăng 116,2 tỷ tức là tăng 15,8% so với 2011

-TG TCTD: Năm 2011 là 1415,6 tỷ tăng 139,1 tỷ tương ứng 10,9% so với năm 2010. Năm 2012 là 1.921 tỷ, chiếm 35.7% nguồn nội tệ, tăng 505,4 tức là tăng 35,7% so với 2011

-Tiền gửi Kho bạc: Năm 2011 là 151,6 tỷ tăng 2,3 tỷ tương ứng 1,5% so với năm 2010.Năm 2012 là 156 tỷ, chiếm 2,9% nguồn nội tệ, tăng4,4 tỷ tương ứng 3% so với năm 2011

Bảng 2.1: Kết cấu nguồn vốn nội tệ.

Đơn vị: tỷ đồng Năm 2010 Tỷ trọng % Năm 2011 Tỷ trọng% Năm 2012 Tỷ trọng% Tiền gửi tiết kiệm 391,2 10,06 429,6 10,3 467 8,7 Kỳ phiếu 1372 35,29 1447,8 34,6 1.982 36,9

Một phần của tài liệu PHÂN TÍCH TÌNH CHO VAY TRUNG và dài hạn tại á CHÂU BANK (ACB) – THANH hóa (Trang 35 - 72)