- Dương cam kết góp 800 triệu đồng bằng tiền mặt (16% vốn điều lệ).
4. Chủ hộ kinh doanh không được làm chủ DNTN.
Nhận định đúng. Chủ hộ kinh doanh không đồng thời là chủ của Doanh nghiệp tư nhân. Theo khoản 3 Điều 188 Luật Doanh Nghiệp 2020: “Mỗi cá nhân chỉ được quyền thành lập một doanh nghiệp tư nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân không được đồng thời là chủ hộ kinh doanh, thành viên hợp danh của cơng ty hợp danh.”
Ngồi ra còn được quy định tại khoản 3 điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP “Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh khơng được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.”
5. Chủ hộ kinh doanh khơng chuyển quyền sở hữu tài sản góp vớn cho hộ kinhdoanh. doanh.
Nhận định Đúng, vì chủ hộ kinh doanh sẽ chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ do đó khơng có góp vốn và cũng khơng phải chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn cho hộ kinh doanh. Căn cứ theo Khoản 1 Điều 79 NĐ 01/2021/NĐ-CP: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký
thành lập và chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ. Trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh thì ủy quyền cho một thành viên làm đại diện hộ kinh doanh. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh, người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh là chủ hộ kinh doanh”.
6. Tên của hộ kinh doanh được bảo hộ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộctrung ương. trung ương.
Nhận định SAI. Tên doanh nghiệp được bảo hộ trên phạm vi cả nước. CSPL: khoản 2 điều 41 LDN2020. Cho nên, Tên của hộ kinh doanh được bảo hộ trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
7. Cán bộ, công chức, viên chức không thể làm chủ hộ kinh doanh.
Nhận định SAI. Căn cứ vào K1 Đ79 NĐ 01/2021/NĐ-CP: “Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập và chịu trách nhiệm bằng tồn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.” và Đ20 Luật Cán bộ Công chức (sửa đổi năm 2019) về những việc khác cán bộ, công chức không được làm.
Như vậy, Cán bộ, cơng chức, viên chức có thể làm chủ hộ kinh doanh với điều kiện không được làm những việc liên quan đến sản xuất, kinh doanh, công tác nhân sự quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và những việc khác theo quy định của pháp luật và của cơ quan có thẩm quyền
8. Thành viên hộ gia đình là người nước ngoài có thể làm chủ hộ kinh doanh.
Nhận định Sai. Vì khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh như sau:
“1. Cá nhân, thành viên hộ gia đình là cơng dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo quy định tại Chương này.”
Như vậy thành viên hộ gia đình khơng có quốc tịch Việt Nam thì khơng có quyền thành lập hộ kinh doanh. Nhưng nếu thành viên hộ gia đình muốn thành lập hộ kinh doanh phải uỷ quyền cho một người mang quốc tịch Việt Nam thành lập. Việc uỷ quyền này thông qua hợp đồng uỷ quyền theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015. Tóm lại, thành viên hộ gia đình là người nước ngồi sẽ khơng được thành lập hộ kinh doanh thì đương nhiên sẽ khơng được làm chủ hộ kinh doanh và chỉ có cơng dân Việt Nam mới được làm chủ hộ kinh doanh. Vậy nên câu nhận định trên là sai.