Phân tích thị trường mới

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) môn quản trị kinh doanh 2 kế hoạch thâm nhập thị trường indonesia của điện máy xanh (Trang 27 - 31)

3. Mô tả thị trường thâm nhập

3.1. Phân tích thị trường mới

3.1.1, Các yếu tố về chính trị và pháp luật:

- Các quy định của luật tại Indonesia mà công ty cần biết:

+ Công ty trách nhiệm hữu hạn là loại hình doanh nghiệp duy nhất thuộc sở hữu nước ngồi 100%, muốn thành lập cần phải được chấp nhận tên công ty, chứng thư thành lập, sự chấp thuận pháp nhân, đăng ký người nộp thuế, có mã doanh nghiệp.

+ Lợi nhuận ròng lên đến 50 triệu IDR (84 triệu VND) thuế là 10%, lợi nhuận ròng từ 50 triệu IDR đến 100 triệu IDR (84 -168 triệu VND) thuế là 15%. Lợi nhuận ròng vượt quá 100 triệu IDR (lớn hơn 168 triệu VND), thuế 30% sẽ được áp dụng. Ở Indonesia, trong lĩnh vực bán lẻ điện máy lợi nhuận tái đầu tư sẽ được hoàn 50% tiền thuế.

+ Phải bổ nhiệm ít nhất một ủy viên và một giám đốc. Ủy viên là người giám sát của (các) giám đốc và có thể là người khơng cư trú.

+ Các giám đốc phụ trách các hoạt động hàng ngày của cơng ty. Ít nhất một giám đốc phải là công dân hoặc cư dân của Indonesia và phải có thẻ thuế (NPWP).

+ Theo luật của Indonesia, doanh nghiệp nước ngồi sẽ khơng được nhận quyền sử dụng đất. Nếu điện máy xanh kinh doanh ở đây thì phải th mặt bằng thơng qua một bên trung gian tại địa phương và được cấp chứng nhận IBM. Quá trình cấp phép sẽ rơi vào khoảng từ 4-6 tháng.

+ Việc sử dụng nhân viên ở Indonesia cũng có những quy định, nữ nghỉ thai sản ba tháng, nam là một tuần, được nghỉ vào dịp lễ hội và được trả lương. Làm thêm tăng ca tối đa 3 giờ một ngày và 14 giờ cho 1 tuần và có cánh tính lương khác. Không được phân biệt đối xử màu da, tơn giáo, sắc tộc, giới tính, các cơng ty có nghĩa vụ phải tham gia chương trình sức khỏe và an sinh cho người lao động. Chấm dứt hợp đồng thì sẽ phải có phụ cấp, làm việc lâu năm phải có lương tri ân.

- Bộ máy hành chính:

+ Thủ tục cồng kềnh, chồng chéo, không thống nhất do các tỉnh có thể tự ban hành luật phù hợp với địa phương mình. Tệ nạn tham nhũng, quan liêu, yếu kém trong quản lý khiến môi trường kinh doanh chưa thực sự tốt.

- Sự ổn định chính trị.

+ Đất nước đứng đầu là tổng thống có quyền lập pháp (cùng hội đồng nhân dân) và hành pháp. Quyền lực chỉ tập trung chủ yếu vào chính quyền trung ương (pemerintah pusat). Chức năng chính của chính quyền địa phương - tại làng, xã, tỉnh, thành phố - là tuân theo các chính sách và chỉ thị quốc gia. Hệ thống này đã vấp phải sự chống đối mãnh liệt của nhân dân, nhiều tỉnh đã cho rằng cách thức kiểm soát kinh tế, quân sự và bộ máy quan liêu của Jakarta là quá khắc nghiệt, hầu hết các lợi ích từ tài nguyên thiên nhiên ở các khu vực ngoài cùng Indonesia đều chảy về bộ máy chính quyền trung ương. Đã có những tỉnh địi tách ra như Aceh, Tây Papua, Đơng Timor và Bali … Năm 2002, sau khi sửa đổi hiến pháp đã trao cơ chế tự trị cho các địa phương. Dưới thời tổng thống Joko Widodo, ông đã thực hiện rất nhiều biện pháp cứng rắn về chống tham nhũng, cải cách r luật pháp để đưa đất nước phát triển.

+ Indonesia có chỉ số kinh tế vĩ mô bền vững, như đã đạt nhịp độ tăng trưởng trung bình cao 5,4% trong giai đoạn 2000-2012 và trên 6,3% trong giai đoạn 20012-2019, tỷ lệ lạm phát ở mức ổn định 3%.

+ Chỉ số lòng tin người tiêu dùng luôn ở mức cao và tỷ lệ nợ cơng ở mức thấp (25% GDP), dịng vốn FDI liên tục tăng do các nhà đầu tư nước ngồi bị thu hút bởi chính sách thân thiện, nguồn nhân lực chất lượng tốt và tài nguyên thiên nhiên phong phú.

+ Bên cạnh đó, các doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận tài chính. Chênh lệch giữa lãi suất cho vay với lãi suất huy động tiền gửi của Indonesia cịn tương đối cao, ở mức trung bình 5,4% so với chỉ có 4,8% ở Philippines, 4,1% ở Thái Lan, 3,5% tại Việt Nam và 3,3% ở Trung Quốc. Trên 48% các cơng ty ở Indonesia cho biết, tiếp cận tài chính là trở ngại lớn nhất đối với hoạt động kinh doanh và tỷ lệ đầu tư của họ được ngân hàng cấp vốn chỉ có 6%.

3.1.2, Tiềm năng thị trường

- Indonesia hiện là nước đông dân thứ tư trên thế giới với dân số hơn 250 triệu người, Indonesia đã và đang trở thành một thị trường trọng điểm và hết sức tiềm năng tại khu vực châu Á nói riêng và thế giới nói chung. Mức độ tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của người dân Indonesia rất lớn.

- Với thị trường bán lẻ điện máy ở Indonesia tăng trưởng với tốc độ khoảng 10,21% hằng năm và đạt doanh thu 21 tỷ USD trong năm 2020 (số liệu của Technavio). Với hiệp định mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) khi giảm thuế quan 0%-5% đối với mặt hàng điện máy và sự gia tăng của chủ nghĩa tiêu dùng khiến thị trường Indonesia trở thành “miền đất hứa” đối với doanh nghiệp việt hoạt động trong ngành bán lẻ điện máy như Điện Máy Xanh.

3.1.3, Xu hướng thị trường bán lẻ điện máy tại Indonesia:

- Một xu hướng ảnh hưởng lớn đến tăng trưởng thị trường là hình thức bán lẻ đang thay đổi. Trong lịch sử, các nhà bán lẻ truyền thống chiếm phần lớn doanh số bán hàng tại thị trường Indonesia. Hiện nay hình thức này đang dần chuyển sang bán lẻ hiện đại, khách hàng sẽ mua sản phẩm tại các siêu thị và trung tâm mua sắm. Bán lẻ hiện đại phát triển rất mạnh vì nó có khơng gian mua sắm rộng lớn, đa dạng sản phẩm đặc biệt là có những thương hiệu uy tín phân phối lên lấy được lòng tin khách hàng. Tuy nhiên, đại siêu thị và

phương tiện trực tuyến là một số lựa chọn khác có sẵn cho người tiêu dùng để mua hàng hóa và thiết bị điện tử. Indonesia là một trong những quốc gia có tỷ lệ áp dụng thương mại điện tử cao nhất trên thế giới vào năm 2020. Có tới 90% người dùng Internet từ 16 đến 64 tuổi ở nước này đã mua sản phẩm và dịch vụ trực tuyến. Trong tương lai, bán lẻ hiện đại và bán trực tuyến sẽ là chiến lược chủ đạo của công ty

- Mức độ cạnh tranh của thị trường điện máy Indonesia:

Vì là thị trường tiềm năng nên đã có trên 12 tập đoàn bán lẻ lớn đi trước như Alfamart, ACE, Erajaya, Lazada, ...Người ta ước tính rằng khoảng 60% doanh số được tạo ra từ các nhà bán lẻ chuyên nghiệp ở Indonesia. Như vậy, thì vẫn cịn rất hứa hẹn nhưng vẫn sẽ là cuộc cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp lớn muốn tạo rào cản và mở rộng thị phần với doanh nghiệp muốn bước chân vào thị trường đầy tiềm năng như điện máy xanh.

- Cạnh tranh về giá cả tại thị trường Indonesia:

Giá của các sản phẩm như nhau tại các hệ thống bán lẻ điện máy khác nhau ở Indonesia là tương tự như nhau, các tập đoàn này chủ yếu cạnh tranh về dịch vụ hậu mãi, khuyến mãi, marketing, ...để giành lợi thế.

- Phương thức tiếp cận khách hàng:

Có đến 171 triệu người dùng Internet tại Indonesia, vậy nên tiếp cận khách hàng thông qua Internet, Bigdata, Facebook, quảng cáo trực tuyến...để có thể tiếp cận với các khách hàng tiềm năng. Cơng ty vẫn có thể tiếp cận khách hàng theo các cách truyền thống như qua báo chí, hội chợ, hội thảo, dán poster…

- Khách hàng tiềm năng của thị trường Indonesia:

Nền kinh tế Indonesia đang phát triển nhanh chóng, và một phần lớn dân số đang bước vào phân loại kinh tế xã hội của người tiêu dùng trung lưu và giàu có (MAC). Khi những người trong nhóm này bắt đầu tăng chi tiêu trong các phân khúc chính như hàng gia dụng, thì đây là cơ hội quan trọng cho các công ty bán lẻ điện máy. Dân số MAC Indonesia vào năm 2020 đạt 85 triệu người (31% dân số) và vào năm 2030 lên đến 165 triệu người (56% dân số) ...

Trong giai đoạn đó, khoảng 8 đến 9 triệu người sẽ bước vào tầng lớp MAC mỗi năm. Cùng với việc gia tăng chủ nghĩa tiêu dùng và tốc độ đơ thị hóa nhanh chóng ở Indonesia, đã khiến nhóm khách hàng này là động lực của ngành bán lẻ điện máy ở đây

- Về cơ sở hạ tầng:

Một điều rất là thách thức khi đầu tư vào thị trường Indonesia chính là cơ sở hạ tầng yếu kém. Indonesia là một quốc gia có địa hình chia cắt với trên 17000 đảo với thực trạng khơng có đủ đường xá, bến cảng, sân bay và cầu ở nền kinh tế lớn nhất Đông Nam Á. Điện máy xanh sẽ phải đối mặt với cảng biển cũ, logistics và chi phí lưu kho cao. Theo dữ liệu do Phịng Thương mại và Công nghiệp Indonesia (Kadin Indonesia) công bố, khoảng 17% tổng chi tiêu của một công ty ở Indonesia được hấp thụ bởi chi phí hậu cần, trong khi ở các nền kinh tế ngang hàng, con số này là dưới 8%. Tình trạng mất điện thường xuyên mặc dù quốc gia này rất dồi dào năng lượng. Tắc đường và ơ nhiễm tại các thành phố lớn có thể ảnh hưởng tới tốc độ giao hàng. Trong nhiệm kỳ mới của tổng thống Joko Widodo đã dành 460 tỷ USD để phát triển cơ sở hạ tầng và 33 tỷ USD để di dời thủ đơ nhưng nhìn chung vẫn còn rất là thách thức khi tham nhũng và quản lý kém khiến các chủ đầu tư háo hức sử dụng vật liệu rẻ và nguồn nhân lực chất lượng thấp để thực hiện dự án.

Một phần của tài liệu (TIỂU LUẬN) môn quản trị kinh doanh 2 kế hoạch thâm nhập thị trường indonesia của điện máy xanh (Trang 27 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)