ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU

Một phần của tài liệu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình đê điều tỉnh nam định (Trang 76 - 104)

7. Nội dung của luận văn:

3.1. ĐỊNH HƯỚNG ĐẦU TƯ XÂY DỰNG, QUẢN LÝ HỆ THỐNG ĐÊ ĐIỀU

Thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời căn cứ xu thế phát triển của khoa học kỹ thuật trong nước và trên thế giới. Chúng ta đã đề ra một số nhiệm vụ chiến lược trong đầu tư xây dựng phát triển đê điều Quốc gia như sau: (1) Tăng cường khả năng chống lũ cho hệ thống đê sông, thực hiện đồng bộ các nội dung: lập quy hoạch phòng, chống lũ cho các hệ thống sông, rà soát, điều chỉnh quy hoạch hệ thống đê, làm cơ sở cho công tác xây dựng, tu bổ, quản lý, bảo vệ đê điều, cải tạo và nâng cấp công trình dưới đê, xử lý những khu vực nền đê yếu, cứng hoá mặt đê kết hợp giao thông nông thôn; (2) Đối với các tỉnh ven biển, thực hiện chương trình khôi phục và nâng cấp đê biển, trồng cây chắn sóng và trồng rừng phòng hộ ven biển. Trồng cỏ chống xói mòn thân đê, xây dựng công trình phòng, chống xói lở.

Căn cứ trên mục tiêu chiến lược tổng thể của Quốc gia về xây dựng và quản lý đê điều, căn cứ vào chỉ thị của Chính phủ đối với công tác đê điều của địa phương, Nam Định đã xây dựng những định hướng trong đầu tư xây dựng, củng cố và phát triển đê điều của tỉnh như sau:

Một là, tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức của các ngành, các cấp, các đoàn thể và nhân dân trong Tỉnh về ý nghĩa và tầm quan trong của công tác đê điều trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu và nước biển dâng để nâng cao tinh thần trách nhiệm trong đầu tư, quản lý, sử dụng và duy tu bảo dưỡng tốt các công trình đê điều. Trên cơ sở đánh giá năng lực phục vụ của từng công trình đã có và tính toán nhu cầu phát triển của địa phương trong tương lai để rà soát, bổ sung quy hoạch đê điều, quy hoạch thoát lũ cho phù hợp...

Hai là, tăng cường công tác quản lý. Nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác các công trình trong hệ thống đê điều như: Các cống lấy nước, tiêu nước dưới đê, hoạt động giao thông trên đê, các bãi bồi ven đê, kè chống sạt lở... Trong điều kiện ngân sách có hạn, cần thực hiện tốt chủ trương xã hội hóa công tác đê điều, nhằm tạo nguồn vốn cho duy tu, bảo dưởng các công trình đê điều nhỏ, coi trọng nguồn huy động, sự đóng góp của địa phương và người hưởng lợi qua việc sử dụng các công trình đê điều và các khoảng tự nguyện khác. Ðồng thời phải đẩy mạnh tuyên truyền thực hiện Luật Ðê điều và xây dựng quỹ phòng, chống lụt bão.

Ba là, tiếp tục tranh thủ sự hổ trợ tối đa của Trung ương nhằm đẩy mạnh đầu tư các công trình xây dựng đê điều, ưu tiên vốn đầu tư cho các công trình trọng điểm, thời gian thi công nhanh gọn, sớm phát huy hiệu quả. Ðặc biệt, cần chú trọng việc đầu tư xây dựng đồng bộ giữa hệ thống đề điều kết nối với hệ thống giao thông trong Tỉnh đã được quy hoạch, kết hợp xây dựng đê điều với phát triển cảnh quan đô thị nhằm phát huy tối đa hiệu suất công trình; tăng cường công tác quản lý chất lượng, tiến độ thi công công trình và quản lý chặt chẽ vốn đầu tư, chống thất thoát lãng phí. Tăng cường hoàn thiện

bộ máy của cơ quan đơn vị trong các sở ban ngành, ban quản lý dự án chuyên ngành, các ban quản lý dự án,... từ khâu sắp xếp tổ chức, bổ sung biên chế nhằm nâng cao năng lực và trách nhiệm cán bộ, công nhân viên chức trong lĩnh vực hoạt động xây dựng cơ bản để quản lý tốt các bước từ chuẩn bị đầu tư, triển khai, thực hiện dự án đến hoàn thành, quyết toán và bàn giao đưa công trình vào hoạt động, phục vụ sản xuất.

Bốn là, coi công tác nghiên cứu khoa học, quản lý kỹ thuật và đào tạo bồi dưỡng nguồn nhân lực cũng là nội dung quan trọng, cần chú trọng rà soát và kiến nghị những vấn đề cần bổ sung sửa đổi các quy trình, quy phạm trong khảo sát, thiết kế, thi công cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn tại địa phương và xu hướng phát triển thời kỳ hội nhập. Chú ý hơn nữa đến công tác sơ, tổng kết công tác thi công công trình, công tác quản lý khai thác, sử dụng các công trình đê điều, để đánh giá rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời những hạn chế yếu kém.

Năm là, tăng cường củng cố, sắp xếp tổ chức và nâng cao chất lượng của bộ máy quản lý công tác đê điều một cách toàn diện, xem xét kiến nghị bổ sung đầy đủ nhân sự cho các đơn vị: Sở Nông nghiệp & PTNT, Chi Cục Quản lý đê điều & Phòng chống lụt bão, các hạt quản lý đê và phòng nông nghiệp của các huyện và thành phố giúp các đơn vị này hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý và khai thác các công trình đê điều, phòng, chống lụt bão, xây dựng cơ bản... nhằm thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra, tạo ra bước phát triển vững chắc trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hóa của đất nước.

3.2. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH ĐÊ ĐIỀU TỈNH NAM ĐỊNH

Trong việc đề xuất giải pháp, luận văn dựa trên quan điểm: Quản lý dự án là một hoạt động vừa mang tính khoa học, vừa mang tính nghệ thuật vì tính phong phú và mềm mại, linh hoạt của nó. Quản lý dự án nói chung, dự án đầu

tư xây dựng nói riêng luôn đòi hỏi sự đổi mới, sáng tạo, khoa học và hoàn thiện không ngừng, đặc biệt là trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ đổi mới không ngừng.

3.2.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý dự án

3.2.1.1. Nguyên tắc khoa học

Khi nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng, phải dựa trên cơ sở lý luận về quản lý dự án đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư xây dựng công trình phòng chống thiên tai, vừa mang tính quan trọng, vừa mang tính cấp bách. Nghĩa là giải pháp đưa ra phải bảo đảm tính khoa học, chính xác, khách quan với quy trình phù hợp, có phân tích, tính toán đến các nguồn lực thực hiện tại các ban quản lý dự án và xem xét các khía cạnh pháp luật như Luật Xây dựng, Luật Đầu tư, các văn bản luật có liên quan đến quản lý đầu tư xây dựng cơ bản của Nhà nước, những quy định của ngành Nông nghiệp và PTNT, của địa phương,... Tránh việc tùy tiện, duy ý chí, chủ quan nóng vội không xem xét cân nhắc đến các yếu tố khách quan cản trở các biện pháp đổi mới với nhiều khó khăn và rủi ro.

3.2.1.2. Nguyên tắc xã hội hoá

Trong bối cảnh chuyển đổi cơ chế và đẩy mạnh việc phân cấp quản lý trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản hiện nay, do các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước ngày càng khó đáp ứng thỏa mãn nhu cầu phát triển, nên, rất nhiều ngành, nhiều lĩnh vực cần các biện pháp thu hút nguồn lực từ ngoài ngân sách Nhà nước dưới các hình thức xã hội hoá đầu tư. Nguyên tắc này sẽ thực sự có nhiều hiệu quả tốt vì nó trực tiếp thúc đẩy quá trình hội nhập các thành phần kinh tế cho quá trình phát triển, giải quyết được nhiều khó khăn trong việc bố trí nguồn vốn cho các dự án đầu tư của Tỉnh.

Việc đề xuất các giải pháp tăng cường hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng phải xem xét, tính toán đến các yếu tố thị trường như: thị trường nguyên vật liệu phục vụ xây dựng, thị trường lao động, thị trường vốn, thị trường công nghệ trong và ngoài nước đang tác động trực tiếp đến quá trình đầu tư xây dựng của ngành xây dựng nói chung, của các dự án đầu tư xây dựng các công trình đê điều nói riêng.

3.2.1.4. Nguyên tắc hiệu quả và khả thi

Các giải pháp nâng cao năng lực quản lý dự án đầu tư xây dựng được đưa ra cần phải: Phù hợp với năng lực, phù hợp với các nguyên tắc quản lý, phù hợp với đặc điểm quản lý các dự án đầu tư xây dựng sử dụng vốn nhà nước; Tiếp cận, ứng dụng từng bước các công cụ và phương pháp quản lý hiện đại, đảm bảo có kế hoạch đáp ứng mang tính khả thi, dễ áp dụng, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả quản lý, hiệu quả đầu tư của dự án.

3.2.2. Những giải pháp cơ bản

3.2.2.1. Giải pháp tăng cường công tác quản lý chi phí dự án

Quản lý chi phí dự án là một trong 3 nội dung quan trọng nhất, được quan tâm nhất của quản lý dự án đầu tư xây dựng. Trong điều kiện thực tiễn hiện nay của nước ta về quản lý dự án đầu tư xây dưng, việc tăng cường công tác quản lý chi phí dự án trở lên hết sức cấp thiết và cần phải được đẩy mạnh thực hiện. Công tác này sẽ giúp kiểm soát và khống chế chi phí bảo đảm cho dự án đạt được hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế - xã hội đã được xác định, tiết kiệm được vốn đầu tư. Để thực hiện tốt công tác quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng đê điều ở nam Định, cần thực hiện tốt các nội dung sau:

- Lựa chọn đơn vị tư vấn thiết kế có năng lực: Giải pháp thiết kế, quy mô công nghệ, lựa chọn vật liệu và kết cấu xây dựng, lựa chọn thiết bị có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí của dự án, để giải quyết vấn đề này thì cần quản lý tốt chất lượng của các cơ quan, đơn vị tư vấn thiết kế và nâng cao chất lượng

của công tác thẩm định, phê duyệt dự án. Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn phải được chú trọng, cương quyết không sử dụng những tư vấn kém chất lượng thể hiện qua những sản phẩm mà họ đã thực hiện. Chỉ sử dụng tư vấn thực sự có năng lực chuyên môn và lấy năng lực chuyên môn là tiêu chí hàng đầu để lựa chọn chứ không coi trọng về kinh phí phải trả cho tư vấn vì lẽ thường kinh phí này thấp hơn rất nhiều sơ với kinh phí xây lắp của dự án. Đẩy mạnh việc nâng cao năng lực và trách nhiệm của các cơ quan thẩm định, có cơ chế cụ thể về đãi ngộ và sử lý sai phạm trong thực hiện nhiệm vụ.

- Nâng cao chất lượng và rút ngắn thời gian thẩm tra hồ sơ thiết kế, dự toán đặc biệt đối với những dự án lớn, để tránh những trường hợp tính sai khối lượng, áp sai đơn giá, bỏ sót hạng mục..., từ đó đảm bảo tính chính xác của dự toán, xác định đủ vốn đầu tư. Quản lý chặt chẽ kết quả thực hiện của tư vấn thẩm tra trên cơ sở khối lượng công việc thầm tra phải thực hiện đầy đủ theo quy định và các cam kết trong hợp đồng.

- Nâng cao chất lượng công tác đấu thầu, lựa chọn nhà thầu:Đấu thầu là cách rất tốt để kiểm soát, tiết kiệm có hiệu quả chi phí của dự án. Cần thực hiện linh hoạt các hình thức lựa chọn nhà thầu phù hợp với tính chất, loại và cấp công trình theo quy định của pháp luật. Việc quyết định hình thức lựa chọn nhà thầu phải hết sức linh hoạt; phải lấy mục tiêu hiệu quả, rút ngắn thời gian thực hiện dự án, đồng thời vẫn theo nguyên tắc lựa chọn được nhà thầu có đủ điều kiện, năng lực, kinh nghiệm, có giá hợp lý, phù hợp với mục tiêu quản lý. Tổng hợp kết quả triển khai thực hiện các dự án trong thời gian vừa qua trong điều kiện giá vật tư xây dựng có nhiều biến động, chế độ chính sách thường xuyên được thay đổi điều chỉnh luôn dẫn đến làm tăng giá trị công trình (với cùng một quy mô kết cấu công trình giai đoạn năm 2006 chi phí xây dựng để nâng cấp hoàn hiện 1 m đê biển là 16,9 triệu đồng thì giai đoạn năm 2011 là 32,9 tỷ đồng tăng 94,6%; từ tháng 01/2012 xây dựng công trình được tính theo định mức lương mới so với mức lương liền kề trước đó thì chi phí xây lắp công trình tăng trung bình 20% (tính cụ thể cho nâng cấp đê biển tăng

22%)); Do vậy chỉ thực hiện hình thức đấu thầu rộng rãi đối với các gói thầu (chỉ áp dụng chỉ định thầu trong trường hợp sử lý cấp bách cần phải khắc phục ngay). Để tiết kiệm vốn đầu tư nghiên cứu đề xuất được áp dụng hình thức hợp đồng khoán gọn. Khi nhà thầu hoàn thành hợp đồng thì sẽ được thanh toán theo kinh phí đã ký kết từ đầu, đây cũng là một điều kiện để có thể lựa chọn được những nhà thầu có năng lực vì trong điều kiện biến động như vậy thì ngay trong nội tại nhà thầu đã phải tính toán xác định thực sự năng lực của mình và xây dựng đầy đủ phương án để có thể đáp ứng khi thực hiện hợp đồng.

- Kiểm soát tốt chi phí ở giai đoạn kết thúc xây dựng, đưa công trình vào khai thác sử dụng. Khi công trình hay giai đoạn dự án hoàn thành để chuẩn bị đưa vào vận hành, khai thác sử dụng, phải thực hiện khống chế theo khoản mục chi phí, như: Giá trị quyết toán phần xây dựng kiến trúc; Giá trị quyết toán phần mua sắm, lắp đặt thiết bị; Giá trị quyết toán các khảon mục khác. Để kiểm soát được thì phải thực hiện tốt các nội dung: Đối chiếu khối lượng hoàn thành nghiệm thu theo thiết kế; Đối chiếu khối lượng phát sinh được thanh toán và không được thanh toán; Phân tích, so sánh để loại bỏ những khối lượng, chủng loại, mức chênh lệch, tìm nguyên nhân tăng giảm; Kiểm tra đối chiếu giá trị thanh toán theo hợp đồng; So sánh, phân tích giá thành xây dựng; Lập báo cáo giải trình.

- Làm tốt công tác quản lý hành lang bảo vệ đê điều: Tình trạng vi phạm hành lang bảo vệ đê điều của người dân ở Nam Định diễn ra rất phổ biến và phức tạp, cùng với đó là việc giải quyết sử lý vi phạm không quyết liệt và cấp quyền sử dụng đất còn nhiều bất cập của các cấp chính quyền đã dẫn đến kinh phí phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng của các dự án rất lớn. Để tiết kiệm kinh phí trong GPMB để tập trung vào đâu tư xây dựng công trình đề nghị Tỉnh cần phải có quy định về loại đất được chi trả bồi thường hỗ trợ theo hướng: không bồi thường hỗ trợ cho các loại đất do các cấp chính quyền địa phương quản lý, các diện đất bị lấn chiếm và tài sản trên

đất lấn chiếm; Khi nhận được thông báo về thời điểm sẽ tiến hành triển khai thi công xây dựng thì các cấp chính quyền phải không được cho phép người dân canh tác trên diện tích đất sẽ xây dựng công trình để không phải bồi thường hỗ trợ về cây cối moa màu, nếu địa phương nào sai phạm thì phải tự bỏ tiền để bồi thường; Có chế tài sử phạt nghiêm khắc những sai phạm trong cấp quyền sử dụng đất vào cả hành lang bảo vệ đê điều đã được quy định trong luật đê điều; Chỉ đạo quyết liệt hơn nữa, đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác giải phóng mằt bằng, không để sảy ra tình trạng chậm tiến độ thi công xây dựng do không có mặt bằng, việc làm chậm tiến độ thi công xây dựng cũng là nguyên nhân làm tăng chi phí đầu tư.

3.2.2.2. Giải pháp tăng cường công tác quản lý chất lượng công trình

Chất lượng công trình xây dựng đê điều là một vấn đề lớn hết sức quan

Một phần của tài liệu đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình đê điều tỉnh nam định (Trang 76 - 104)