DOANH THU BÁN HÀNG VÀ CUBG CẤP DỊCH VỤ

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Khách sạn Luxeden (Trang 58 - 89)

2. Các khoản giảm trừ 81253490 80726370 527120 0,7%

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch

vụ 28.626.293.310 25.569.186.770 3.057.106.540 12,0%

4. Gía vốn hàng bán 19.098.004.429 16.790.743.379 2.307.261.050 13,74%

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch

vụ 9.528.288.881 8.778.443.391 749.845.490 8,5%

6. Doanh thu hoạt động tài chính 105.648.740 100.183.816 5.464.924 5%

7. Chi phí tài chính 98.194.278 92.894.555 5.299.723 5,7%

8. Chi phí bán hàng 7.243.306.567 6.903.097.459 340.209.108 4,9%

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.712.097.457 1.482.555.899 229.541.558 15,5%

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 580.339.319 400.079.294 180.260.025 45,1%

11. Thu nhập khác 21.709.985 20.507.680 1.202.305 5,9% 12. Chi phí khác 19.910.018 18.896.440 1.013.578 5,4% 13. Lợi nhuận khác 1.799.967 1.611.240 188.727 11,7% 14. Tổng lợi nhùn kế toán trước thuế 582.139.286 401.690.534 180.448.752 44,9% 15. Chi phí thuế TNDN hiện hành 145.534.821,5 100.422.633,5 45.112.188 44,9% 16. Lợi nhuận sau thuế TNDN 436.604.464,5 301.267.900,5 135.336.564 44,9%

Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán

Nhìn vào bảng phân tích ta thấy cả hai năm 2010, 20101 Công ty TNHH Luxeden kinh doanh đều có lãi. Tổng lợi nhuận sau thuế của công ty năm 2011 là 436.604.464,5 đồng, tăng 135.336.564 đồng so với năm 2011 với tỷ lệ tăng là 44,9%. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần cũng tăng thêm 0,22%. Lợi nhuận sau thuế của công ty không nhiều tuy nhiên tốc độ tăng lợi nhuận thì khá cao, chứng tỏ công ty đã có sự cố gắng trong tìm kiếm lợi nhuận.

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ năm 2011 tăng 28.707.546.800 đồng với tỷ lệ tăng 11,9%. Đó là sự cố gắng của công ty trong việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa trên thị trường, điều này chẳng những làm tăng doanh thu thuần, tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận trong kinh doanh mà công giúp công ty thu hồi được vốn, gia tăng thị phần tiêu thụ hàng hóa. Trong năm 2011 công ty có những chính sách bán hàng mới với nhiều ưu đãi, đồng thời đội ngũ nhân viên đã quen với công việc nhiều hơn, ký được nhiều hợp đồng. Tuy nhiên các khoản giảm trừ của công ty tăng, nhưng mức tăng không đáng kể, chỉ 0,7%, không làm ảnh hưởng nhiều đến doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ trong năm 2011 tăng 3.057.106.540 đồng ứng với tỷ lệ tăng 12%.

Giá vốn hàng bán năm 2011 tăng 2.307.261.050 đồng với tỷ lệ tăng là 13,74%, điều này cũng là đương nhiên vì công ty ký được nhiều hợp đồng, bán được nhiều hàng hóa, do doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng thấp hơn so với tốc độ tăng giá vốn hàng bán, do vậy, công ty phải xem xét đến chi phí bán hàng cho hợp lý.

Doanh thu từ hoạt động tài chính năm 2010 là 100.183.816 đồng, năm 2011là 105.648.740 đồng, năm sau so với năm trước tăng 5.464.924 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 5%. Doanh thu từ hoạt động tài chính chủ yếu là do lãi tiền cho vay và lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái. Như chúng ta đã biết trong năm 2011 tỷ giá hối đoái trên thị trương có những biến động lên xuống thất thường, đặc biệt là tỷ giá của đồng USD. Trong khi doanh thu từ hoạt động tài chính tăng 5% thì chi phí từ hoạt động tài chính cũng tăng lên 5,7%, chủ yếu do lãi tiền vay tăng và những biến đổi bất thương trong tỷ giá hối đoái.

Chi phí bán hàng của doanh nghiệp tăng 340.209.108 đồng với tỷ lệ là 4,9%, điều này do công ty đang có nhu cầu mở rộng thị trường với các dịch vụ trong và ngoài nước nhằm mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.

Chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2011 tăng nhiều so với năm 2010, mức tăng là 5.299.723 đồng tương úng với tỷ lệ tăng là 15,5%. Điều này là một hạn chế bởi bộ máy điều hành của khách sạn còn nhiều bất cập, khách sạn chưa tiết kiệm được khoản chi phí này. Do vậy, khách sạn nên có những biện pháp quản lý bộ máy điều hành gọn nhẹ, năng động

2.2.2. Đánh giá hiệu quả sử dụng nguồn vốn và tài sản của khách sạn

Bảng 3: Các hệ số phản ánh cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu tài sản của khách sạn năm 2011

Đơn vị tính: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Số chênh lệch

(±)

Tỷ lệ tăng giảm (±

%) Đầu năm Cuối năm

1. Tổng tài sản ( Tổng nguồn vốn) 13,241,408,716 16,009,823,730 2,768,415,014 20.91% 2. Tổng nợ phải trả 1,122,829,834 1,539,565,096 416,735,262 37.11% 3. Vốn chủ sở hữu 12,118,578,882 14,470,258,634 2,351,679,752 19.41% 4. Tài sản dài hạn 2,103,027,536 3,052,765,476 949,737,940 45.16% 5. Tài sản ngắn hạn 11,138,381,180 12,957,058,254 1,818,677,074 16.33%

Bảng 4: Hệ số phản ánh cơ cấu vốn và tài sản

Đơn vị tính: Lần

Chỉ tiêu Năm 2011 Tỷ lệ tăng

giảm (±%) Đầu năm Cuối năm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

A- Cơ cấu nguồn vốn

1. Hệ số nợ (2)/(1) 0.08 0.10 0.01

2. Hệ số vốn chủ sở hữu (3)/(1) 0.92 0.90 - 0.01 3. Tỷ suất đảm bảo nợ (3)/(2) 10.79 9.40 - 1.39 B- Cơ cấu tài sản

1. Tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn

hạn(5)/(1) 0.84 0.81 - 0.03

2. Tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài

hạn (4)/(1) 0.16 0.19 0.03

3. Hệ số cơ cấu tài sản (5)/(4) 5.30 4.24 - 1.05

4. Tỷ suất tự tài trợ tài sản cố

định (3)/(4) 5.76 4.74 - 1.02

Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán

Dựa vào bảng 5 phản ánh hệ số cơ cấu nguồn vốn và tài sản ta tiến hành phân tích cơ cấu nguồn vốn và tài sản của khách sạn như sau:

 Hệ số cơ cấu nguồn vốn

Căn cứ vào bảng phân tích trên ta thấy hệ số nợ của khách sạn đầu năm 2011 là 0,08 lần và đến cuối năm đã tăng nhẹ là 0,1 lần. Hệ số nợ của khách sạn tương đối thấp bởi vì khách sạn sử dụng nguồn vốn chủ sở hữu là chính, không phụ thuộc vào nguồn vốn đi vay bên ngoài, do vậy, việc đảm bảo khả năng thanh toán rất tốt, điều này rất phù hợp với đặc điểm ngành kinh doanh của khách sạn Hệ số nợ tăng nhẹ là do tốc độ tăng của nợ phải trả (37,11%) cao hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn ( 20,91%). Tương ứng với hệ số nợ là hệ số vốn chủ sở hữu đầu năm là 0,92 lần và đến cuối năm là 0,9 lần. Hệ số này có giảm 0,02 lần. Hệ số vốn chủ sở hữu của khách sạn cao, vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng lớn

trong hoạt động kinh doanh của mình, tuy nhiên, điều này sẽ làm giảm sự khuếch đại sự dụng đòn bẩy tài chính làm tăng ROE cho công ty. Lý do khiến hệ số nợ tăng và hệ số vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm trong tương lai vì khách sạn đang có ý định mở rộng hoạt động kinh doanh, cần có nhiều vốn bổ sung cho nguồn vốn kinh doanh, năm 2011 vốn đi vay dài hạn ngân hàng đã tăng lên, điều này khiến cho khách sạn có áp lực chi phí vốn đi vay cao và sức ép trả nợ đúng hạn. Tuy nhiên, mức đảm bảo khả năng thanh toán của công ty vẫn được coi là khá an toàn. Đầu năm 2011 thì cứ một đồng vốn vay có 10,79 đồng vốn chủ đảm bảo cho khoản vay. Đến cuối năm cứ 1 đồng vốn vay có 9,4 đồng vốn chủ đảm bảo cho khoản vay. So với đầu năm thì tỷ suất này giảm 1,39 lần. Tỷ suất này giảm do nợ phải trả tăng nhanh hơn tốc độ tăng của vốn chủ. Chủ nợ thường quan tâm tới hệ số này hơn vì nó thể hiện mức độ đảm bảo vốn vay của họ bằng chính vốn của doanh nghiệp.

Nói chung về cơ cấu nguồn vốn của khách sạn là khá hợp lý trong bối cảnh nền kinh tế năm 2011 và nền kinh tế thi trường thời kỳ hội nhập mở cửa. Hệ số nợ của công ty tăng nhẹ tương ứng với hệ số vốn chủ sở hữu giảm nhẹ nhưng khả năng thanh toán của khách sạn vẫn được đảm bảo.

 Hệ số cơ cấu tài sản:

Tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn hay tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn đều phản ánh trình độ sử dụng vốn của khách sạn. Qua tỷ lệ này ta cũng thấy được tình trạng cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực kinh doanh và xu hướng phát triển khách sạn trong tương lai.

Tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn: Đầu năm tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn là 0,84 lần. Nó phản ánh trong một đồng tài sản của công ty thì có 0,84 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Nhưng đến cuối năm thì tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn là 0,81 lần, nó phản ánh trong 1 đồng tài sản của công ty thì có 0,81 đồng đầu tư vào tài sản ngắn hạn. Tài sản ngắn hạn của khách sạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của khách sạn, khách sạn chú trọng vào đầu tư tài sản ngắn hạn, tuy nhiên trong năm qua, việc đầu tư vào tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm nhẹ, giảm 0,03 lần. Là doanh nghiệp thương mại, lượng vốn lưu động cần thiết cho hoạt động kinh doanh là lớn, hơn nữa khách sạn đang trong giai đoạn muốn mở rộng thị trường, đẩy mạnh công tác kinh doanh các dịch vụ.

Việc giảm đầu tư vào tài sản ngắn hạn chỉ là trong thời gian ngắn khách sạn muốn đầu tư cơ sở vật chất tốt, sẵn sàng chuẩn bị cho những kế hoạch kinh doanh mới.

Tỷ lệ đầu tư vào tài sản ngắn hạn cao và có xu hướng giảm, đồng nghĩa với nó là tỷ lệ đầu tư vào tài sản dài hạn thâp, và đang có xu hướng tăng. Đầu năm cứ 1 đồng tài sản của công ty thì khách sạn có 0,16 đồng tài sản sản dài hạn, đến cuối năm thì cứ 1 đồng tài sản của khách sạn, khách sạn có 0,19 đồng đầu tư vào tài sản dài hạn. Tỷ lệ đầu tư vào tài sản có tăng nhẹ, 0,03 lần, chứng tỏ khách sạn đã quan tâm đến việc đổi mới công nghệ, chú trọng đến việc đảm bảo cho hoạt động kinh doanh được thuận lợi, tốt hơn. Dàn máy tính, xe ô tô phục vụ đi lại của công ty đã khấu hao hết, công ty đang rao thanh lý, và mua sắm những trang thiết bị mới, phục vụ cho việc kinh doanh tốt hơn.

 Hệ số cơ cấu tài sản: Đầu năm 2011 cứ 1 đồng tài sản dài hạn thì có 5,3 đồng tài sản ngắn hạn. Đến cuối năm thì cứ 1 đồng tài sản dài hạn thì có 4,24 đồng tài sản ngắn hạn. Hệ số cơ cấu tài sản như vậy là tương đối cao so với ngành.

 Hệ số tự tài trợ tài sản cố định: Đầu năm 2011, hệ số tài trợ này là 5,76 lần nhưng đến cuối năm 2011 thì hệ số này là 4,74 lần. Hệ số này giảm 1,02 lần so với đầu năm. Hệ số này giảm là do tài sản cố định có xu hướng tăng mạnh, và vốn chủ sở hữu tăng nhẹ. Hệ số tự tài trợ tài sản cố định của công ty khá cao, và luôn lớn hơn 1, điều đó thể hiện tài sản dài hạn của công ty được tài trợ toàn bộ bằng nguồn vốn chủ sở hữu, thể hiện sự an toàn về mặt tài chính, đảm bảo nguyên tắc cân bằng tài chính.

Nhận xét chung về cơ cấu nguồn vốn và tài sản của khách sạn. Khách sạn có cơ cấu nguồn vốn khá hợp lý, hệ số vốn chủ sở hữu quá cao, chiếm phần lớn, thể hiện tính tự chủ về tài chính của khách sạn cao, các nhà đàu tư, người cho vay, nhà cung ứng dịch vụ, người lao động đánh giá cao khả năng thanh toán của khách sạn. Tuy nhiên, hệ số vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm,nhưng giảm nhẹ, khách sạn có xu hướng huy động vốn bên ngoài, phân bổ hết lợi nhuận sau thuế, sử dụng đòn bẩy tài chính, tăng lợi nhuận cho khách sạn. Về cơ cấu tài sản cũng gọi là hợp lý, tuy tài sản ngắn hạn có chiếm tỷ trọng lớn, nhưng đang có xu hướng giảm nhẹ, khách sạn đã đổi mới trang thiết bị, máy móc công nghệ phục

2.2.3. Hiệu quả sử dụng chi phì

Bảng 5: Chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí năm 2010 - 2011

Đơn vị tính: đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch

1. Trị giá vốn hàng bán 16.790.743.37

9 19.098.004.429 2.307.261.050 2. Chi phí bán hàng 6.903.097.459 7.243.306.567 340.209.108 3. Chi phí quản lý doanh nghiệp 1.482.555.899 1.712.097.457 229.541.558 4. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh 400.079.294 580.339.319 180.260.025 5. Lợi nhuận trước thuế 436.604.464 582.139.286 145.534.821 6. Lợi nhuận sau thuế 301.267.900 401.690.534 100.422.633 7. Doanh thu thuần (DTT) 25.569.186.770 28.626.293.31 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

0 3.057.106.540 8. Tỷ suất giá vốn hàng bán / DTT 65,67% 66,71% 1,05% 9. Tỷ suất chi phí bán hàng /DTT 27,00% 25,30% -1,69% 10. Tỷ suất chi phí quản lý doanh nghiệp /

DTT 5,80% 5,98% 0,18%

11. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh /

DTT 1,56% 2,03% 0,46%

12. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế / DTT (%) 1,71% 2,03% 0,33% 13. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / DTT 1,18% 1,40% 0,22%

Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán

Qua bảng phân tích phản ánh mức độ chi phí trên ta thấy:

Tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh trên doanh thu thuần năm 2010 là 5,80%, tức là cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được thì có được 5,80 đồng lợi nhuận gộp từ hoạt động kinh doanh. Đến năm 2011 cứ 100 đồng doanh thu thuần thu được thì có 5,98 đồng lợi nhuận gộp, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của khách sạn tăng lên.

Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần năm 2011 so với năm 2010 tăng với tỷ lệ 0,18%. Chứng tỏ hiệu quả sử dụng chi phí quản lý doanh nghiệp tăng nên phản ánh sự cố gắng của nhà quản trị .

Tỷ suất giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần năm 2011 là 66,71%, năm 2010 65,67%. Vậy so với năm 2010 thì giá vốn hàng bán giảm đi 1,05%. Do đó khách sạn cần tìm ra những biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm đem lại nguồn chi phí cao hơn cho khách sạn trong qua trình kinh doanh các mặt hàng và cung cấp các dịch vụ cho khách hàng. Bên cạnh đó ta thấy lợi nhuận kế toán trước thuế và lợi nhuận sau thuế của khách sạn năm 2011 cũng tăng lên chứng tỏ hiệu quả kinh doanh của khách sạn biến động theo xu hướng tích cực.

Vậy, khách sạn cố gắng phát huy nguồn chi phí hơn nữa để tăng nguồn vốn vào hoạt động kinh doanh các dịch vụ bằng việc tăng doanh số bán hàng và cung cấp dịch vụ, đầu tư trang thiết bị hiện đại thu hút khách nội và ngoại địa ngày càng cao hơn.

2.2.4. Hệ số hiệu suất hoạt động của khách sạn

Các hệ số hiệu suất hoạt động được sử dụng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp. Vốn của doanh nghiệp được dựng để đầu tư cho các loại tài sản cố định, tài sản ngắn ngắn hạn. Do đó, các nhà phân tích không chỉ quan tâm tới việc đo lường hiệu quả sử dụng của từng bộ phận cấu thành tổng tài sản của doanh nghiệp. Chỉ tiêu doanh thu được sử dụng chủ yếu trong tính toán các chỉ số này để xem khả năng hoạt động của doanh nghiệp.

 Hệ số vòng quay hàng tồn kho Bảng 6: Tình hình hàng tồn kho của khách sạn Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 So sánh chênh lệch giữa năm 2011 và 2010 Số chênh lệch Tỷ lệ tăng, giảm% 1. Hàng tồn kho bình quân Đồng 618,800,607 476,667,248 - 142,133,359 -22.97% 2. Gía vốn hàng bán Đồng 16,790,743,379 19,098,004,429 2,307,261,050 13.74% 3. Vòng quay hàng tồn kho Vòng 27.13 40.07 12.93 47.66% 4. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho Ngày 13.27 8.99 - 4.28 -32.28%

Nguồn: Phòng Tài Chính Kế Toán

Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho hoạt động kinh doanh diễn ra bình thường, liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào và mức độ tiêu thụ sản phẩm. Qua bảng phân tích ta thấy trong năm 2010 hàng tồn kho luân chuyển được 27,13 vòng và năm 2011 hàng tồn kho luân chuyển được 40,07 vòng, tăng lên 12,93 vòng tương ứng với tỷ lệ tăng là 47,66%. Nguyên nhân là do giá vốn

Một phần của tài liệu Phân tích thực trạng và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Khách sạn Luxeden (Trang 58 - 89)