Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

Một phần của tài liệu xây dựng tiến trình hướng dẫn giải bài tập phần từ trường (vật lí 11) theo hướng phát huy tính tích cực và tự lực của học sinh trung học phổ thông miền núi (Trang 85 - 130)

IX Cấu trúc và nội dung luận văn

3.1.2 Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm

- Lên kế hoạch thực nghiệm sƣ phạm.

- Khảo sát cơ bản các lớp chọn làm thực nghiệm (TN) và đối chứng (ĐC). - Sử dụng phiếu phỏng vấn GV và HS, tìm hiểu một số vấn đề về quá trình dạy và học vật lí liên quan đến đề tài nghiên cứu. Đặc biệt là quá trình dạy học các giờ bài tập.

- Chuẩn bị các thông tin và điều kiện cần thiết cho việc thực nghiệm sƣ phạm. - Trao đổi, thống nhất với giáo viên cộng tác về bài giảng, mục tiêu và cách thức tiến hành TNSP.

- Tiến hành TNSP ở các lớp TN và ĐC, thu thập các thông tin cần thiết phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài.

-Xử lý, phân tích kết quả TN và đánh giá các tiêu chí theo các tiêu chí đã đƣa ra. Từ đó nhận xét và kết luận và tính khả thi của đề tài.

3.1.3 Đối tượng và cơ sở TNSP

địa bàn tỉnh Lạng Sơn gồm: trƣờng THPT Văn Lãng, THPT Lƣơng Văn Tri và THPT Việt Bắc.

+ Trƣờng THPT Văn Lãng :

Lớp TN 11A2 Lớp ĐC 11A3 + Trƣờng THPT Lƣơng Văn Tri :

Lớp TN 11A3 Lớp ĐC 11A4 +Trƣờng THPT Việt Bắc :

Lớp TN 11A2 Lớp ĐC 11A4

* Chất lượng bộ môn của HS ở các lớp TN và ĐC

Các lớp ĐC và các lớp TN đƣợc chọn đều học chƣơng trình Vật lí cơ bản, số HS và lực học tƣơng đƣơng nhau, điều này cho phép đánh giá khách quan những kết quả thu đƣợc sau khi TN. Để đảm bảo sự tƣơng đƣơng nhau về số HS lớp TN và HS lớp ĐC, trong mỗi lớp TN và ĐC, chúng tôi chọn ra 40 học sinh khảo sát. Để đánh giá chất lƣợng học tập bộ môn trƣớc TN chúng tôi lấy kết quả thi học kỳ I môn vật lí làm cơ sở để so sánh. Cụ thể, kết quả học tập của HS nhóm TN và nhóm ĐC nhƣ sau:

Bảng 3.1. Chất lượng học tập bộ môn của các lớp TN và ĐC

* Trường THPT Văn Lãng

Tổng số HS Chất lƣợng học tập Vật lí ở lớp TN và lớp ĐC

Lớp TN Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém

40 2 9 18 11

100% 5% 22,5% 45% 27,5% Lớp ĐC Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém

40 2 7 20 12

* Trường THPT Lương Văn Tri

Tổng số HS Chất lƣợng học tập Vật lí ở lớp TN và lớp ĐC

Lớp TN Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém

40 2 6 16 17

100% 2,5% 15% 40% 42,5 Lớp ĐC Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém

40 2 6 18 14

100% 5% 15% 45% 35%

* Trường THPT Việt Bắc

Tổng số HS Chất lƣợng học tập Vật lí ở lớp TN và lớp ĐC

Lớp TN Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém

40 2 7 16 15

100% 5% 17,5% 40% 37,5 Lớp ĐC Giỏi Khá Trung bình Yếu, kém

40 1 8 19 12

100% 2,5% 20% 47,5% 30%

3.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

Trong quá trình thực nghiệm chúng tôi sử dụng một số phƣơng pháp sau: + Phƣơng pháp điều tra, thu thập thông tin:

Chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát đặc điểm, tình hình dạy và học vật lí ở các trƣờng THPT chọn làm TNSP để tìm hiểu những thông tin cần thiết về lớp TN và lớp ĐC

- Ở lớp TN, giáo viên cộng tác dạy theo phƣơng án do GV thực hiện đề tài soạn ra, ở lớp ĐC dạy theo theo phƣơng án của GV cộng tác tự soạn bình thƣờng theo quy định chung, do cùng một GV cộng tác day.

- Dự giờ, thảo luận với giáo viên cộng tác.

- Tổ chức cho hai lớp ĐC và TN làm bài kiểm tra với cùng một nội dung do GV thực hiện đề tài chuẩn bị, trong cùng một thời gian làm bài.

Đối chiếu, so sánh giữa PPDH có vận dụng TTSPTH ở lớp TN và PPDH truyền thống ở lớp ĐC.

+ Phƣơng pháp thống kê toán học :

Xử lý các kết quả thu đƣợc nhằm rút ra các kết luận khoa học về đề tài nghiên cứu.

3.1.5. Phương pháp đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm

*Đánh giá về mặt định tính: Đánh giá những biểu hiện về thái độ,

tính tích cực, tự lực của HS trong quá trình học tập

Để đánh giá những đặc trƣng này, chúng tôi căn cứ vào việc quan sát cử chỉ, thái độ, hành động của HS trong quá trình học tập, cụ thể nhƣ sau:

+ Số HS tự giác tập trung nghe giảng.

+ Số HS chủ động tham gia phát biểu, thảo luận xây dựng bài. + Số HS trả lời đúng các câu hỏi ôn tập kiến thức.

+ Số HS có khả năng phân tích hiện tƣợng Vật lí nêu trong bài toán. + Số HS giải đƣợc bài toán theo theo định hƣớng của GV

+ Số HS có cách giải hay.

* Đánh giá về mặt định lượng: đánh giá sự phát huy của tính tích cực và tính tự lực của học sinh

Để đánh giá về mặt định lƣợng tính tích cực và tự lực của HS, chúng tôi căn cứ vào kết quả của bài kiểm tra đƣợc tiến hành đồng thời ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. Nội dung bài kiểm tra gồm các câu hỏi trắc nghiệm

và bài tập tự luận vận dụng các kỹ năng đã rèn luyện trong giờ bài tập.

3.1.6. Cách đánh giá, xếp loại

Chúng tôi đánh giá, xếp loại điểm các bài kiểm ta của học sinh theo thang điểm 10 và cách phân loại nhƣ sau:

Loại giỏi: Điểm 9, 10. Loại khá: Điểm 7, 8.

Loại trung bình: Điểm 5, 6. Loại yếu: Điểm 3, 4.

Loại kém: Điểm 0, 1, 2.

Căn cứ vào kết quả bài kiểm tra của học sinh, sử dụng phƣơng pháp thống kê toán học, phân tích và xử lí kết quả thu đƣợc cho phép đánh giá chất lƣợng và hiệu quả của quá trình dạy học.

3.2. TIẾN HÀNH THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.2.1. Công tác chuẩn bị

* Giáo án thực nghiệm: Trong khuôn khổ đề tai này, chúng tôi lựa chọn các giờ bài tập chƣơng từ trƣờng (Vật lí lớp 11- cơ bản).

Bài1: Bài tập về lực từ, cảm ứng từ Bài 2 : Bài tập về lực Lo-ren-xơ

* Chọn lớp TN: Chúng tôi lựa chọn 6 lớp để tiến hành thực nghiệm sƣ phạm ( trong đó có 3 lớp TN và 3 lớp ĐC ). Các lớp đƣợc chọn đều học chƣơng trình vật lícơ bản, lực học tƣơng đƣơng nhau.

* GV cộng tác, thực hiện TN:

+ Hoàng Văn Luận - GV vật lí trƣờng THPT Lƣơng Văn Tri + Hoàng Văn Vĩnh - GV vật lí trƣờng THPT Văn Lãng + Phan Thị Hằng - GV vật lí trƣờng THPT Việt Bắc.

Những GV cộng tác TN đều là những ngƣời có phƣơng pháp giảng dạy và năng lực chuyên môn khá, tốt, nhiệt tình trong công tác.

3.2.2. Diễn biến cụ thể các tiến trình dạy học đã soạn thảo Bài 1: Bài tập về cảm ứng từ của dòng điện. Bài 1: Bài tập về cảm ứng từ của dòng điện.

* Lớp đối chứng:

GV cộng tác TNSP tiến hành bài giảng nhƣ sau:

Hoạt động 1: GV gọi một HS lên bảng nhắc lại các kiến thức về từ trƣờng, sau đó cho HS khác nhận xét, bổ sung. Sau đó GV nhắc lại một số công thức đã học, mặc dù GV cố gắng lôi cuốn HS tập trung vào ôn tập, tuy nhiên yếu GV vẫn dùng phƣơng pháp thuyết trình là chủ yếu, chỉ có số ít HS là tập trung chú ý, số còn lại rất thụ động, thiếu tích cực, không khí lớp học thiếu sôi nổi, HS không có điều kiện tự ôn lại kiến thức cũ một cách đầy đủ.

Hoạt động 2: Hƣớng dẫn HS giải bài tập, Gv đƣa ra bài tập, cho 1 HS tóm tắt, Sau đó GV phân tích, hƣớng dẫn giải theo từng bƣớc. Trong quá trình giải GV cũng đặt ra những câu hỏi để HS tham gia vào quá trình giải bài tập, song chủ yếu là GV trình bày là chính, còn học sinh thì ghi lại chi tiết lời giải do GV trình bày trên bảng. Điều này cho HS bài giải mẫu, nhƣng lại không phát huy đƣợc tính chủ động, tích cực và tự lực của HS. Ở đây GV chỉ giải bài tập ,HS không trực tiếp tham gia giải. Do đó phần lớn HS không hứng thú, tích cực trong học tập mà ghi nhận kiến thức do GV trình bày một cách thụ động và máy móc. Tuy nhiên GV cũng hoàn thành mục tiêu dạy học và đƣa ra đƣợc phƣơng pháp giải bài tập cho HS.

* Lớp thực nghiệm :

Chúng tôi trao đổi và thống nhất thực hiện đúng tiến trình dạy học nhƣ đã soạn thảo theo hƣớng của đề tài nghiên cứu có sự hỗ trợ của phƣơng tiện day học hiện đại (máy vi tính, máy chiếu)

+Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, ôn lại những kiến thức lý thuyết đã học về từ trƣờng

hệ thống câu hỏi trắc nghiệm khách quan qua phiếu học tập, tạo đƣợc sự hứng thú, tích cực của học sinh, giúp HS tái hiện đƣợc phần lớn các kiến thức vừa học, vừa tiết kiệm đƣợc thời gian, vừa bao quát đƣợc kiến thức.

Để thực hiện hoạt động 1, GV phát phiếu học tập cho từng HS, yêu cầu HS cá nhân đọc và trả lời câu hỏi theo ý kiến riêng của mình, Sau khi HS chuẩn bị đáp án xong GV yêu cầu cá nhân HS đƣa ra đáp án. Sau đó HS khác nhận xét. Cuối cùng GV nhận xét và chấm điểm, khen ngợi nêu HS trả lời tốt. HS tỏ ra hào hứng trả lời câu hỏi trắc nghiệm, nhiều em xung phong trả lời và nhận xét, không khí lớp học trở nên sôi nổi.

+ Hoạt động 2: Giải bài tập 1 về cảm ứng từ của dòng điện; GV chia lớp thành các nhóm học tập, giao nhóm trƣởng, sau đó GV phát phiếu học tập đên từng em, yêu cầu HS vận dụng các kiến thức, đọc đề và nêu tóm tắt đề.

HS cũng khá tich cực xung phong nêu tóm tắ đề. Sau khi đã tóm tắt xong GV yêu HS hoạt động theo các nhóm đã chia thảo luận, vận dụng kiến thức vừa học phân tích nội dung bài tập, hiện tƣợng vật lí xảy ra trong bài toán, chỉ ra những đại lƣợng cần phải tìm, lập kế hoạch giải toán. Không khí trong lớp vẫn sôi nổi mặc dù vẫn có một số em không thật sự chú tâm. Sau khi đã thảo luận xong Gv yêu cầu đại diện 1 trình bày kết quả thảo luận theo các câu hỏi mà GV đã đƣa ra, các nhóm khác chú ý và nêu nhận xét, bổ sung. Trong hoạt động này đa số HS khá tích cực .Tuy nhiên do ít khi đƣợc thảo luận theo nhóm nên chƣa thực sự thống nhất cao.

+ Hoạt động 3 : Giải bài tập số 2 về cảm ứng từ của dòng diện

Trên cơ sở học sinh hoàn thành tƣơng đối tốt nhiệm vụ trong hoạt động 2, GV nêu bài tập, HS chủ động phân tích, tóm tắt và giải bài tập dƣới sự giám sát của GV. Trong hoạt động này HS tham gia rất tích cực vào hoạt động giải bài tập vàd hoàn thành khá tốt nhiệm vụ hóc tập của mình. Nhƣ vậy có thể nói, nếu dùng các biện pháp phát huy đƣợc tích tích cực và khả năng tự lực của

HS khi hƣớng dẫn giải bài tập vật lí sẽ tạo đƣợc không khí sôi nổi trong học tập, giờ học trở nên nhẹ nhàng, học sinh hào hứng tham gia các hoạt động học tập do GV đƣa ra.

Bài 2: Bài tập về lực từ tác dụng lên dây dẫn mang dòng điện, lực Loren xơ

Ở lớp thực nghiệm:

Trên cơ sở HS đã quen với việc giải bài tập theo nhóm nên HS rất hứng thú trong các hoạt động do Gv tổ chức, hầu hết các em đều tham gia khá tích cực vào việc giải bài tập, một số em rất hăng hái xung phong phát biểu ý kiến xây dựng bài, nhận xét lời giải bài tập và trình bày ý tƣởng riêng của mình. Không khí lớp học sôi nổi, tạo đƣợc sự gần gũi giữa thầy và trò, mặt khác thông qua hoạt động nhóm tạo đƣợc sự đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập.

Đánh giá chung về các tiết học thực nghiệm, chúng tôi khẳng định các tiết học thực nghiệm cơ bản đã hoàn thành mục tiêu đề ra, đem lại cho học sinh sự hứng thú và phát huy đƣợc vai trò tích cực, chủ động, tự lực trong học tập của học sinh.

3.3. XỬ LÝ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM

3.3.1. Yêu cầu chung về xử lí kết quả thực nghiệm:

Các bài kiểm tra viết do chúng tôi chấm theo biểu điểm chung và đƣợc thống nhất cùng GV cộng tác.

Kết quả thu đƣợc đƣợc xử lý theo phƣơng pháp thống kê toán học, từ đó rút ra các nhận xét, kết luận nhằm kiểm tra, đánh giá giả thuyết mà đề tài đã đặt ra. Việc xử lý, phân tích kết quả TNSP gồm các bƣớc sau:

- Tập hợp, thu thập thông tin các kết quả định tính những biểu hiện cơ bản của HS trong quá trình học tập ở lớp TN và ĐC. lựa chọn những biểu hiện đã đƣợc lựa chọn làm căn cứ.

- Lập bảng thống kê, xếp loại điểm các bài kiểm tra, vẽ biểu đồ học tập theo 5 mức : Giỏi, khá, trung bình, yếu, kém để so sánh kết quả học tập giữa nhóm TN và ĐC.

Tính điểm trung bình cộng của lớp TN và ĐC.

- Lập bảng phân phối tần suất, vẽ đồ thị các đƣờng biểu diễn sự phân phối tần suất của nhóm TN và nhóm ĐC qua mỗi bài kiểm tra để so sánh kết quả học tập.

- Tính toán, lập bảng thống kê các đại lƣợng sau:

+ Điểm trung bình cộng: Là tham số đặc trƣng cho sự tập trung của số liệu. Lớp TN : X = n Xi ni ; Lớp ĐC : Y= n Y ni i  + Phƣơng sai S2

là độ lệch tiêu chuẩn : Là tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng.

Phƣơng sai: Nhóm TN : S2 TN= n X X ni( i )2  ; Nhóm ĐC: S2 DC = n Y Y ni( i )2   + Độ lệch chuẩn : Nhóm TN : TN = 2 TN S ; Nhóm ĐC : DC= 2 DC S

+ Hệ số biến thiên V chỉ mức độ phân tán: Nhóm TN : VTN = X TN  100% ; Nhóm ĐC : V C D = Y DC  100% Hệ số Student: Là hệ số kiểm tra sự tồn tại của hệ số tƣơng quan.

  2 DC 2 2      TN tt n Y X T

Trong đó: Xi là các giá trị điểm của nhóm TN. Yi Là các giá trị điểm của nhóm ĐC. n : là số HS đƣợc kiểm tra.

ni Là số HS đạt điểm kiểm tra Xi(Yi).

3.3.2 Kết quả về các biểu hiện phát huy tính tích cực tự lực của học

sinh

Qua các giờ dạy thực nghiệm chúng tôi nhận thấy nếu dùng các biện pháp để tổ chức các hoạt động dạy học theo hƣớng phát huy tính tích cực và khả năng tự lực của học sinh thì sẽ thu hút đƣợc sự tập trung, chú ý của học sinh. Qua thực nghiệm cho thấy học sinh rất tích cực tham gia vào các hoạt động học tập dƣới sự tổ chức của giáo viên, không khí học tập sôi nổi. Trong hoạt động giải bài tập, GV sử dụng phiếu học tập nên không phải ghi bảng nhiều, HS không phải viết lời giải bài tập lên bảng do đó có nhiều thời gian để học sinh thảo luận, phân tích, giải bài tập. Ở giờ thực nghiệm thứ nhất, khi tham gia trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan trong phần ôn tập kiến thức thì HS tỏ ra tập trung và tích cực hơn so với cách dạy học truyền thống, với cách thức tổ chức này đa số HS có điều kiện ôn tập lại các kiến thức đã học đƣợc đầy và hiệu quả hơn đủ hơn.

Trong giờ dạy thực nghiệm thứ hai, tâm lí của HS tỏ ra thoải mái, chủ động khi bƣớc vào giờ học. Phần kiểm tra bài cũ, ôn tập kiến thức, củng cố kiến thức đƣợc tổ chức theo hình thức dùng phiếu học tập, HS tự giác tham gia trả lời câu hỏi, và hoàn thành nhiệm vụtƣơng đối hiệu quả. Tinh thần thi đua đó

Một phần của tài liệu xây dựng tiến trình hướng dẫn giải bài tập phần từ trường (vật lí 11) theo hướng phát huy tính tích cực và tự lực của học sinh trung học phổ thông miền núi (Trang 85 - 130)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)