Các kỹ năng giải quyết tranh chấp 1 Kỹ năng cập nhật và áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Trang 26 - 31)

1. Kỹ năng cập nhật và áp dụng pháp luật

Là kỹ năng cơ bản của bất cứ luật sư, thẩm phán

Kịp thời nắm bắt các chính sách pháp luật để thích ứng cần thiết, nâng cao nhận thức, thực hiện pháp luật, rà sốt lại pháp luật, tìm ra những ưu điểm hay điểm bất hợp lý, lỗ hổng của pháp luật

Nguyên tắc cập nhật: thường xuyên, thường trực tiếp nhận pháp luật, ln vận động cùng các q trình xã hội và sự thay đổi của pháp luật. Kịp thời tiếp nhận các quy định mới, loại trừ những yếu tố đã lỗi thời, hết hiệu lực, tránh việc áp dụng pháp luật không phù hợp

Nguyên tắc áp dụng: Pháp chế: tính tối cao của Hiến pháp phải được tơn trọng, pháp luật phải được nhận thức và thực hiện thống nhất trên thực tế. Công bằng: không

được phân biệt giữa các đối tượng hoặc bị áp dụng pháp luật, bất cứ chủ thể nào cũng được tạo điều kiện tối đa để thực hiện các quyền, nghĩa vụ

Phân tích tình huống, tìm ra điểm mấu chốt của tranh chấp và tận dụng mọi tình tiết có được -> Lựa chọn quy phạm pháp luật để giải quyết vụ việc, làm sáng tỏ những yêu cầu của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đất đai -> Ra quyết định áp dụng pháp luật, tổ chức thực hiện quyết định

2. Kỹ năng định giá đất

Định giá đất hàng loạt công bố vào một ngày cụ thể và ổn định trong thời kỳ nhất định

Định giá đất cá biệt theo thời điểm phục vụ cho các mục đích tính tiền sử dụng đất khi giao đất, cho thuê đất nộp tiền một lần cho cả thời gian

Các phương pháp định giá đất:

- Phương pháp so sánh trực tiếp

- Phương pháp hệ số điều chỉnh giá đất

- Phương pháp thu nhập

- Phương pháp thặng dư

- Phương pháp chiết trừ

3. Kỹ năng thu thập, đánh giá chứng cứ

Tại Điều 93 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về chứng cứ trong vụ việc dân sự cụ thể là:

"Điều 93. Chứng cứ

Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tịa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tịa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp."

Việc thu thập chứng cứ là vô cùng quan trọng để sử dụng làm căn cứ giải quyết vụ việc, tác động trực tiếp đến phán quyết cuối cùng của Tịa án. Chứng cứ đóng một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án; để xác định chứng cứ nào là có thật, giúp cho việc giải quyết vụ án được đúng đắn, khách quan, đòi hỏi đội ngũ cán bộ Kiểm sát viên, Thẩm phán phải có trình độ nghiệp vụ, có kiến thức xã hội và khả năng nhạy bén trong quá trình xác minh, thu thập, đánh giá chứng cứ và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã có những quy định phù hợp với thực tế, đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công dân.

4. Kỹ năng giao tiếp

Muốn giải quyết các vụ việc dân sự nói chung và đặc biệt là vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai nói riêng cần phải có kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Kỹ năng giao tiếp được thể hiện dưới hình thức lời nói và bằng văn bản và phương thức lắng nghe tốt.

Nói tốt là một trong những yêu cầu quan trọng trong quá trình tố tụng. Một luật sư giỏi phải biết cách trình bày để các bên, đặc biệt là cơ quan tiến hành tố tụng hiểu rõ ý kiến, quan điểm của mình nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho khách hàng. Người hịa giải cần phải thuyết phục được các bên đương sự để hạn chế tối đa việc xảy ra mâu thuẫn gây tốn kém thời gian, cơng sức và tiền bạc. Khi nói phải rõ ràng, dùng từ chính xác, trong sáng dễ hiểu, sắc thái nói nên điềm tĩnh, lịch sự và tự tin.

Khả năng viết phải sắc sảo, tinh tế và mang tính thuyết phục. Cần viết rõ ràng, ngắn gọn, súc tích, truyền tải đúng trọng tâm nội dung, quan điểm của mình muốn đề cập.

Giao tiếp có hai chiều qua lại. Chiều ngược lại của nói là lắng nghe. Kỹ năng nghe một cách chính xác và đúng trọng tâm để có thể tổng hợp và nắm đúng thơng tin pháp lý cần thiết của vụ việc. Hỗ trợ cho việc lắng nghe là ghi lại nhanh chóng, ngắn gọn các thơng tin quan trọng nhất để tránh bị quên. Như vậy, kỹ năng nói, nghe, viết là các kỹ năng cần thiết phải rèn luyện thành thạo để có thể giải quyết tốt những vụ án liên quan đến tranh chấp đất đai.

Đặt câu hỏi để hiểu được sự việc, bản chất của tranh chấp đang diễn ra: nắm bắt thơng tin, tình tiết vụ việc; xác định gốc rễ của sự việc, làm rõ sự thật khách quan, tình tiết của vụ việc.

Để đưa quá trình giải quyết tranh chấp theo hướng có lợi cho khách hàng: hỏi có trọng tâm, xác định những vấn đề cần làm rõ, khơng bỏ sót, khơng có những câu hỏi thừa hoặc vơ nghĩa

Đối tượng hỏi:

- Người xét hỏi là ai?

- Đương sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án hoặc người đại diện hợp pháp của những người này

- Thứ tự xét hỏi

Phương pháp đặt câu hỏi

- Mở: thu thập thêm thơng tin về vụ việc

- Đóng: khẳng định tính chính xác, xác thực của thơng tin

6. Kỹ năng nghe

Nghe chủ động, tích cực: nghe các bên trình bày, khuyến khích họ nói hết vấn đề của mình

Kết hợp việc nghe với việc ghi chép: để thuận tiện cho việc tra cứu, lập luận, ra quyết định sau này cần ghi chép chính xác, cẩn thận, cơ bản, nhiều chiều những thông tin nghe được

Xâu chuỗi các thông tin mà khách hàng cung cấp để tìm ra yếu tố mấu chốt Tránh đối thoại với thái độ nghe thụ động, hoặc nói q nhiều mà khơng để khách hàng được trình bày

Khơng nên đưa ra nhiều ý kiến tư vấn mang tính kỹ thuật khiến khách hàng khó nắm bắt

Khơng nên ngắt lời khách hàng, làm việc riêng trong khi trao đổi, thể hiện cho khách hàng sự quan tâm đến nội dung họ trình bày

7. Kỹ năng hòa giải

Hòa giải cho các tranh chấp giữa người dân và cơ quan Nhà nước là một phương thức giải quyết nên được cân nhắc, tìm hiểu.

Năng lực của hòa giải viên và các nguồn lực dành cho cơng tác hịa giải ở Việt Nam phải được bổ sung và hoàn thiện

Kỹ năng gặp gỡ đối tượng và nghe đối tượng trình bày: Quan tâm, sẵn lịng giúp đỡ. Tơn trọng đối tượng, khơng phán xét xử. Nhiệt tình chân thành, cở mở, lựa chọn thời điểm hòa giải hợp lý, đưa ra câu hỏi.

Kỹ năng giải thích thuyết phục, cảm hóa, hướng dẫn các bên tự nguyện giải quyết tranh chấp: đưa ra lời giải đáp, lời khuyên, giải pháp, phương án. Nêu rõ hậu quả pháp lý, định hướng giải quyết.

Kỹ năng xem xét, xác minh vụ việc: thu thập tài liệu, chứng cứ. Gặp gỡ, tiếp xúc với các cơ quan, tổ chức

8. Kỹ năng nắm bắt tâm lý các chủ thể

Tâm lý luôn ảnh hưởng to lớn đến cách hành xử, biểu hiện ra bên ngồi của mỡi người. Nắm bắt tâm lý để có thể có cách nói chuyện, cách tiếp cận sự việc đúng đắn, tìm ra những yêu cầu, mong muốn của các chủ thể trong quá trình giải quyết tranh chấp liên quan đến đất đai và từ đó có thể xử lý một cách cơng bằng, hợp lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên liên quan.

9. Kỹ năng phát hiện những khảo dị

Theo từ điển Tiếng Việt, khảo dị là “nghiên cứu đối chiếu những chỗ khác nhau trong các văn bản khác nhau của cùng một tác phẩm”. Như vậy, việc phát hiện những khảo dị đó nhiều khi chính là mấu chốt để có thể giải quyết các vụ việc liên quan đến tranh chấp đất đai. Đây có thể là do quan điểm của các bên khác nhau dẫn đến việc suy

nghĩ và hành động khác nhau, là nguyên nhân dẫn đến việc xảy ra tranh chấp và từ đó ta có thể tìm ra sự thật khách quan để có thể giải quyết vấn đề.

10. Kỹ năng đặt vụ việc vào bối cảnh cụ thể

Luật quy định chung nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội xảy ra trong đời sống, và khi cần giải quyết các tranh chấp cần phải biết áp dụng pháp luật đúng vào từng trường hợp cụ thể. Những tình tiết, những điều kiện phải được xem xét và từ đó tìm ra được tranh chấp này thuộc lĩnh vực nào, quy định cụ thể tại điều nào, ở đâu,… và từ đó có hướng giải quyết theo đúng như quy định. Đây là kỹ năng quan trọng nhằm không chỉ để luật ở trên giấy, trên lý thuyết mà còn giúp cho luật áp dụng vào được đúng thực tế.

Một phần của tài liệu Kỹ năng giải quyết tranh chấp đất đai với hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (Trang 26 - 31)