Việt Nam phát triển toàn diện
Năm 2018, Việt Nam xếp hạng 118 trên trên 189 quốc gia và vùng lãnh thổ. Từ năm 1990 đến 2018, tuổi thọ trung bình khi sinh của người Việt Nam tăng 4,8 năm, số năm đi học trung bình tăng 4,3 năm, số năm đi học dự kiến tăng 4,9 năm. Đang tiệm cận nhóm phát triển cá nhân cao chỉ thiếu 0,007 điểm. Phát triển nguồn lực con người: Hầu hết người dân Việt Nam từ 15 tuổi trở lên biết đọc biết viết, chiếm tỷ lệ 95,8% trong tổng dân số từ 15 tuổi trở lên. Việt Nam hiện chỉ có 8,3% trẻ em trong độ tuổi đi học phổ thông nhưng không đến trường, giảm 12,6 điểm phần trăm so với năm 1999 và giảm 8,1% điểm phần trăm so với năm 2009 (năm 1999 20,9%, năm 2009 16,4%). Cả nước có 19,2% dân số từ 15 tuổi trở lên có trình độ chun mơn kỹ thuật, tăng 5,9 điểm phần trăm so với năm 2009, trong đó tỷ lệ dân số có trình độ đại học trở lên tăng gấp hai lần so với năm 2009 ( năm 2019 9,3%, năm 2009 4,4%).
Phong trào “ Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại ” được triển khai thực hiện rộng khắp trên các địa bàn từ thành thị đến nông thôn.Năm 2018, số người tập luyện thể dục thể thao thường xuyên trên tồn quốc đạt 32,35%; số gia đình tập luyện thể thao thường xuyên đạt 23,41% tổng số hộ. Thể lực, tầm vóc con người Việt Nam được cải thiện, ý thức bảo vệ môi trường sống được nâng lên.
Cơng tác phịng, chống tham nhũng, quan liêu, lãng phí, suy thối tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong nội bộ cán bộ, đảng viên, nhân dân có chuyển biến, góp phần xây dựng hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, tạo mơi trường văn hóa, xã hội lành mạnh, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất
đạo đức, trình độ chun mơn của cán bộ, đảng viên, nhân dân; tạo niềm tin của nhân dân đối với chế độ.