Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động góp vốn vào

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn (Trang 37)

7. Bố cục tổng quát của luận văn

1.5 Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động góp vốn vào

vào công ty trách nhiệm hữu hạn

Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường, sự tăng trưởng và phát triển của các doanh nghiệp là một trong những yếu tố quan trọng góp phần ổn định và phát triển bền vững nền kinh tế. Do đó, pháp luật đã đưa ra những quy định cụ thể để điều chỉnh các vấn đề pháp lý liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, trong đó có các quy định về góp vốn vào CT TNHH. Như chúng ta biết một trong những thủ tục được thực hiện trước khi đăng ký doanh nghiệp mà chủ sở hữu, các thành viên sáng lập ra CT TNHH phải thực hiện đó là góp vốn để tạo thành vốn điều lệ của công ty, đây là một trong những nội dung quan trọng để thành lập pháp nhân mới. Như vậy, để CT TNHH được hình thành, đi vào hoạt động kinh doanh phải trải qua nhiều trình tự, thủ tục trong đó có thủ tục góp vốn. Đây được xem là vấn đề pháp lý then chốt trong kinh doanh bởi vì thực tiễn cho thấy kinh doanh bao giờ cũng gắn liền với vốn, vốn là nguồn lực tài chính, vật chất, là phương tiện kinh doanh. Qua nghiên cứu bản chất pháp lý của việc góp vốn vào CT TNHH, đặc thù của hoạt động góp vốn cần phải có sự giám sát của pháp luật, nhằm đảm bảo các quy định về góp vốn vào CT TNHH trở nên mang tính bắt buộc chung đối với nhà đầu tư và được đảm bảo thực hiện bằng Nhà nước.

Việc góp vốn vào CT TNHH giúp tạo lập nguồn tài chính để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của CT TNHH, là cơ sở xác lập tư cách chủ sở hữu, thành viên công ty và phân định quyền lợi, nghĩa vụ của họ trong công ty. Với những ý nghĩa nêu trên, góp vốn có vai trị quan trọng trong việc thành lập, duy trì hoạt động và phát triển CT TNHH. Sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động góp vốn vào CT TNHH xuất phát từ việc quy định của pháp luật phải đầy đủ và hoàn thiện để giải quyết các vấn đề phát sinh từ thực tiễn góp vốn của nhà đầu tư. Pháp luật phải tạo ra sự cơng bằng, bình đẳng giữa các nhà đầu tư, phải xây dựng khuôn khổ pháp lý với những quy định mang tính cởi mở, thơng thống khuyến khích tổ chức, cá nhân thành lập CT TNHH, gia nhập thị trường thơng qua hoạt động góp vốn. Để trật tự hóa hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, pháp luật đưa ra những quy định cụ thể về trình tự, thủ tục góp vốn vào CT TNHH để định hướng và điều chỉnh hành vi, xử sự của chủ thể tham gia góp vốn theo ý chí mà Nhà nước mong muốn. Có thể kể đến một số quy định như đối

tượng có quyền góp vốn vào CT TNHH, các loại tài sản được phép góp vốn, thời hạn cam kết góp vốn, quy trình, thủ tục định giá tài sản góp vốn vào CT TNHH, cách thức chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn…

Bên cạnh đó, với tư cách là một chủ thể pháp lý độc lập, có tư cách pháp nhân, CT TNHH phải tự chịu trách nhiệm về các cam kết, các khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác phát sinh trong quá trình thực hiện việc kinh doanh bằng tài sản của chính cơng ty – đây là tài sản được hình thành trên cơ sở vốn góp của chủ sở hữu, thành viên công ty. Theo quy định của LDN 2020, về nguyên tắc chủ sở hữu, thành viên công ty chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào CT TNHH. Tuy nhiên, vẫn có những ngoại lệ nhất định, đó là trường hợp chủ sở hữu, thành viên công ty chưa góp vốn hoặc chưa góp đủ số vốn đã cam kết, điều này có thể gây ảnh hưởng đến quyền lợi của các chủ thể tham gia giao dịch với cơng ty TNHH. Do đó, việc điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động góp vốn vào CT TNHH là cần thiết thông qua việc quy định các chế tài cụ thể nhằm ràng buộc ý thức trách nhiệm và xử lý hành vi vi phạm của chủ sở hữu, thành viên cơng ty khi họ vi phạm nghĩa vụ góp vốn vào CT TNHH, hạn chế việc lạm dụng tính chịu trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu, thành viên cơng ty, góp phần bảo vệ quyền lợi của các chủ thể tham gia giao dịch với công ty TNHH.

Như vậy, để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình thành lập và hoạt động của CT TNHH, đảm bảo cho CT TNHH trở thành cơng cụ kinh doanh an tồn và hấp dẫn, góp phần bảo vệ lợi ích của các nhà đầu tư cũng như quyền lợi của các chủ thể tham gia giao dịch với CT TNHH, qua đó huy động và tăng cường hơn nữa nguồn lực về vốn đầu tư kinh doanh thì hệ thống quy định của pháp luật phải đạt được mục tiêu tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi cho CT TNHH hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Do đó, các quy định của pháp luật về góp vốn vào doanh nghiệp phải được xây dựng một cách thống nhất, cụ thể, hợp lý nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho q trình góp vốn vào CT TNHH, thiết lập trật tự an toàn cho hoạt động kinh doanh, thương mại, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và hạn chế rủi ro cho các đối tác, khách hàng của CT TNHH. Vì vậy, sự cần thiết phải điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động góp vốn vào CT TNHH là một nhu cầu mang tính tất yếu.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Qua các nội dung được phân tích, trình bày trong phạm vi chương 1 có thể rút ra các kết luận sau đây:

- Thứ nhất, khái niệm “góp vốn” được hồn thiện dần qua các Luật Doanh nghiệp 2005, Luật Doanh nghiệp 2014 và Luật Doanh nghiệp 2020. Khái niệm “góp vốn” vào cơng ty trách nhiệm hữu hạn theo Luật Doanh nghiệp 2020 đã được quy định một cách phù hợp, bao quát được hoạt động đầu tư vốn vào cơng ty trách nhiệm hữu hạn gồm góp vốn khi thành lập cơng ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.

- Thứ hai, xuất phát từ những đặc trưng pháp lý của việc góp vốn vào cơng ty trách nhiệm hữu hạn, các chủ thể khi tham gia góp vốn vào loại hình doanh nghiệp này cần phải đáp ứng được các nguyên tắc sau đây: góp vốn phải xuất phát ý chí tự nguyện của các tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn; góp vốn dựa trên sự bình đẳng giữa các thành viên công ty, tôn trọng quyền tự định đoạt của chủ sở hữu, thành viên công ty; phải đảm bảo sự minh bạch, rõ ràng trong việc tuân thủ nội dung cam kết góp vốn.

- Thứ ba, việc góp vốn vào cơng ty trách nhiệm hữu hạn có ý nghĩa quan trọng, tạo nền tảng vật chất để đảm bảo cho hoạt động kinh doanh, là cơ sở xác lập tư cách chủ sở hữu, thành viên công ty cũng như phân định quyền lợi, nghĩa vụ của họ trong công ty.

- Thứ tư, sự điều chỉnh bằng pháp luật đối với hoạt động góp vốn vào cơng ty trách nhiệm hữu hạn là cần thiết nhằm kiểm sốt việc góp vốn vì lợi ích của nhà đầu tư cũng như đảm bảo quyền lợi của các chủ thể tham gia giao dịch với công ty trách nhiệm hữu hạn xuất phát từ tính chất chịu trách nhiệm hữu hạn của chủ sở hữu, thành viên công ty.

CHƢƠNG 2

QUYỀN GĨP VỐN VÀO CƠNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN

2.1 Chủ thể có quyền góp vốn vào cơng ty trách nhiệm hữu hạn

2.1.1 Quy định của pháp luật về chủ thể có quyền góp vốn vào cơng ty trách nhiệm hữu hạn trách nhiệm hữu hạn

Quyền tự do kinh doanh là một trong các quyền cơ bản của con người, trong đó có quyền góp vốn vào CT TNHH. Nhà nước ln khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp vì những lợi ích kinh tế và xã hội to lớn mà hoạt động của doanh nghiệp mang lại nhưng không đồng nghĩa với việc bất kỳ tổ chức, cá nhân nào cũng có quyền góp vốn vào doanh nghiệp để tiến hành các hoạt động kinh doanh. Xuất phát từ yêu cầu của việc điều tiết, quản lý nền kinh tế nói riêng và quản lý xã hội nói chung của Nhà nước, cần thiết phải có những quy định nhằm hạn chế chủ thể có quyền góp vốn vào doanh nghiệp trong một số trường hợp nhất định40. Quy định này nhằm mục đích tránh nguy cơ phá vỡ mối quan hệ bình đẳng giữa các doanh nghiệp trong kinh doanh và góp phần bảo vệ lợi ích chung của cộng đồng xã hội.

Căn cứ vào khái niệm “góp vốn” tại khoản 18 Điều 4 LDN 2020 thì tổ chức, cá nhân có thể tham gia góp vốn trong trường hợp thành lập CT TNHH hoặc khi CT TNHH tăng vốn điều lệ. Nhìn chung, chủ thể tham gia góp vốn vào CT TNHH phải là các tổ chức, cá nhân được pháp luật thừa nhận có đủ khả năng và điều kiện phù hợp để chịu trách nhiệm về CT TNHH do mình khởi tạo. Theo đó, nếu đối tượng góp vốn vào CT TNHH là cá nhân thì cá nhân đó phải có đủ năng lực hành vi dân sự để bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện các quyền, nghĩa vụ đối với công ty. Nếu đối tượng góp vốn vào CT TNHH là tổ chức thì tổ chức đó phải có tư cách pháp nhân nhằm đảm bảo an tồn tài chính cho hoạt động kinh doanh. Ngồi ra, tổ chức, cá nhân tham gia góp vốn phải khơng thuộc các trường hợp bị cấm góp vốn vào CT TNHH quy định tại Điều 17 LDN 2020.

Khoản 2 Điều 17 LDN 2020 quy định về các tổ chức, cá nhân khơng có quyền thành lập doanh nghiệp tại Việt Nam, về nguyên tắc, một khi chủ thể bị cấm thành lập doanh nghiệp thì cũng sẽ bị cấm góp vốn thành lập doanh nghiệp. Theo đó, các chủ thể bị cấm góp vốn thành lập CT TNHH bao gồm:

Thứ nhất, cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn

vị mình41. Quy định này là hợp lý nhằm đảm bảo sự công khai, minh bạch trong huy

động và sử dụng ngân sách nhà nước, ngăn chặn hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn vì lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm để trục lợi từ chính tài sản chung của Nhà nước. Vì vậy, nếu không thỏa mãn đồng thời hai điều kiện sử dụng tài sản nhà nước để thành lập CT TNHH và kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình thì cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân vẫn có quyền góp vốn thành lập CT TNHH.

Thứ hai, cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức. Với quy định này, đối tượng nào là cán bộ, công chức, viên

chức phải căn cứ vào quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 42. Cán bộ, công chức, viên chức là những người có chức vụ, quyền hạn, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, cơng vụ đó. Khi cán bộ, cơng chức, viên chức góp vốn thành lập CT TNHH đồng nghĩa với việc họ sẽ trở thành chủ sở hữu, thành viên công ty, là chủ thể nắm giữ vai trò quản lý, vận hành một tổ chức kinh tế. Xuất phát từ mục đích hạn chế trường hợp cán bộ, công chức, viên chức xao nhãng, nhập nhằng giữa việc công với việc tư, tránh tình trạng họ lạm dụng chức vụ, quyền hạn trong lĩnh vực mình quản lý để vụ lợi, gây ảnh hưởng đến sự cơng bằng, bình đẳng với các chủ thể khác, đến lợi ích chung của xã hội, LDN 2020 cấm cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, cơng chức và Luật Viên chức góp vốn thành lập CT TNHH.

41

Khoản 4 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 (Luật số: 59/2020/QH14) ngày 17/6/2020 quy định: Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:

a) Chia dưới mọi hình thức cho một số hoặc tất cả những người quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều này;

b) Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;

c) Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ lợi ích riêng của cơ quan, đơn vị.

42 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức (Luật số 22/2008/QH12) ngày 13/11/2008; Điều 2 Luật Viên chức (Luật số 58/2010/QH12) ngày 15/11/2010; Khoản 2 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức (Luật số: 52/2019/QH14) ngày 25/11/2019.

Thứ ba, sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chun nghiệp, cơng nhân, viên chức quốc phịng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước. Đây là những đối tượng hoạt động trong lĩnh vực quân sự, họ là lực lượng

nòng cốt thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật về trật tự an toàn xã hội, bảo vệ an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. Do đó, việc cấm họ góp vốn thành lập CT TNHH là để tránh sự chồng chéo giữa việc công với việc tư, khiến họ lơ là làm giảm hiệu quả công việc mà Nhà nước giao phó đồng thời ngăn ngừa khả năng tư lợi, gây phương hại đến lợi ích chung của xã hội.

So với khoản 2 Điều 18 LDN 2014, LDN 2020 đã bổ sung đối tượng là công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam khơng được góp vốn thành lập doanh nghiệp, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước. Đây là những người có trình độ chun mơn kỹ thuật, được tuyển dụng vào làm việc trong Công an nhân dân mà không thuộc diện được phong cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ43. Việc bổ sung chủ thể là công nhân công an vào diện bị cấm góp vốn thành lập doanh nghiệp là cần thiết nhằm đảm bảo cán bộ, công nhân viên tại các đơn vị quân đội, công an tập trung công vụ, tránh sự phân tâm vào hoạt động thành lập, quản lý doanh nghiệp.

Thứ tư, cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 88 của Luật này, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác. LDN

2020 cấm cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ khơng được góp vốn thành lập CT TNHH là tạo điều kiện cho họ tập trung thực hiện tốt công việc mà Nhà nước giao phó, giúp các doanh nghiệp nhà nước sử dụng một cách minh bạch nguồn vốn nhà nước, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh đồng thời hạn chế họ lợi dụng vị trí lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ

Một phần của tài liệu Pháp luật về góp vốn vào công ty trách nhiệm hữu hạn (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)