SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH, ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ HUYỆN LAI VUNG

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 34)

3.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Lai Vung là một trong 12 huyện thị của tỉnh Đồng Tháp thuộc khu vực đồng bằng sơng Cửu Long với tổng diện tích 238 km2, có hệ thống sơng ngịi chằng chịt, nằm ở vị trí rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế xã hội. Về vị trí địa lý của huyện thì:

 Phía Đơng giáp với Thị Xã Sa Đéc và huyện Châu Thành (Đồng Tháp)  Phía Tây giáp với Thành Phố Cần Thơ

 Phía Nam giáp với huyện Bình Tân (Vĩnh Long)  Phía Bắc giáp với huyện Lấp Vò (Đồng Tháp)

3.1.2. Điều kiện tự nhiên

Huyện Lai Vung thuộc trong vùng đất trũng của đồng bằng sông Cửu Long, với lợi thế nằm giữa hai nhánh sông lớn là sơng Tiền ở phía Bắc và sơng Hậu ở phía Tây mang hàm lượng phù sa phong phú bồi đắp quanh năm nên đất đai rất màu mỡ, thuận lợi cho việc phát triển sản xuất nông nghiệp.

Phần lớn đất trong khu vực là loại đất thịt và đất cát pha rất có giá trị cho việc sản xuất nông nghiệp chuyên canh; gần 70% dân số sống bằng nghề nông nên kinh tế của vùng hầu hết là kinh tế nông nghiệp nông thôn chủ yếu là sản xuất lúa, trồng nấm rơm, chăm sóc vườn cây ăn trái nhiệt đới như quýt hồng, cam, xồi…Về khí hậu, là khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm quanh năm với hai mùa rõ rệt: mùa nắng và mùa mưa. Hơn nữa, mỗi năm khu vực này bị ngập trong nước lũ cuối nguồn từ vùng thượng nguồn Tân Hồng, Hồng Ngự đổ vào nên đất khơng bị chay hóa hay bạt màu vì được một lượng lớn phù sa mùa lũ bồi đắp nên thuận lợi cho sản xuất lúa nước với 2 vụ chính là Đơng Xn và Hè Thu.

3.1.3. Điều kiện kinh tế huyện Lai Vung

Huyện Lai Vung được xem là vùng chuyên canh cây ăn trái với gần 18.180 ha đất nông nghiệp, nguồn tài nguyên này mang đến giá trị tiềm năng trên

380.842 tỷ đồng cho huyện. Thu nhập chính của hơn phân nửa người dân là từ việc thu hoạch nông sản với các loại cây trồng, vật ni có giá trị kinh tế cao như: quýt hồng, cam mật, ni bị thịt, bị Laisind, tơm càng xanh, cá lóc, cá tra… Bên cạnh đó, Lai Vung cịn được biết đến với đặc sản nem, đóng xuồng ở Bà Đài, rất nổi tiếng với các làng nghề truyền thống như dệt chiếu, đan lờ lợp, đan lưới, các mặt hàng tre trúc cũng phát triển mạnh, thu hút nhiều lao động nên đã góp phần tạo việc làm cho người dân trong huyện nhất là khi tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,48% và mật độ dân số trung bình là 729 người/km2 (2009). Theo định hướng phát triển chung của tỉnh Đồng Tháp, lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện Lai Vung sẽ tập trung nâng cao năng suất, chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Đối với cơng nghiệp- xây dựng thì chú trọng ngành công nghiệp chế biến nông – thủy sản. Huyện luôn tạo điều kiện thuận lợi đảm bảo cho ngành công nghiệp tăng trưởng cao, bền vững; chủ động chuẩn bị các điều kiện để tiếp nhận các dự án đầu tư lớn, nâng cao tiến độ giải phóng mặt bằng, tập trung xây dựng hồn chỉnh cơ sở hạ tầng các khu và cụm cơng nghiệp. Ngồi ra, việc nuôi tôm, cá mùa lũ, trồng hoa màu trái mùa đã tạo thêm thu nhập đáng kể cho người dân [6].

3.2. KHÁI QUÁT VỀ NHNo & PTNN HUYỆN LAI VUNG 3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển.

Ngân hàng được thành lập vào tháng 10 năm 1975 với tên ban đầu là chi

nhánh NHNN huyện Lấp Vò.

Năm 1979 được đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nơng nghiệp huyện Lấp Vị.

Năm 1989, Ngân hàng này được đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp huyện Lai Vung.

Đến ngày 23 tháng 05 năm 1990, Pháp lệnh về hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính ra đời, chi nhánh Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Lai Vung được xem là hoạt động thương mại quốc doanh và được đổi tên thành chi nhánh NHNo & PTNT huyện Lai Vung cho đến ngày nay. Với qui mô nguồn vốn ban đầu tương đối nhỏ chủ yếu là nguồn vốn điều chuyển của Ngân hàng tỉnh. Đến nay, với cố gắng nổ lực hoạt động hết mình để mở rộng qui mơ, nâng cao vị thế của mình trong lĩnh vực ngân hàng, theo đó nguồn vốn cũng tăng qua các năm.

3.2.2. Về khách hàng và đối thủ cạnh tranh

Hiện nay Ngân hàng hoạt động theo phương châm “kinh doanh để phục vụ, phục vụ để kinh doanh” và đã bám sát địa bàn trong huyện với định hướng là: “nơng thơn là thị trường chính, nơng dân là khách hàng, nông nghiệp là đối tượng đầu tư ”. Như vậy thị trường chính của Ngân hàng là thị trường nông thôn với khách hàng truyền thống là nơng dân, nhóm khách hàng này khá ổn định nên sự hiểu biết khách hàng của nhân viên Ngân hàng tương đối cao, tạo ra độ tin cậy và tín nhiệm giữa khách hàng và Ngân hàng khá chặt chẽ; tồn huyện có 126 doanh nghiệp, trong đó có 2 doanh nghiệp lớn và 124 doanh nghiệp vừa và nhỏ, khách hàng tiềm năng khá phong phú vì kết cấu dân số trẻ với tổng dân số là 184.552 người (2008) với 104.125 người trong độ tuổi lao động.

Từ năm 2009, trên địa bàn xuất hiện nhiều chi nhánh của các ngân hàng như MHB, Vietinbank...

3.2.3. Về sản phẩm, dịch vụ. Tính đến thời điểm hiện tại thì Ngân hàng đã

cung cấp khá nhiều sản phẩm, dịch vụ. Đáng kể đến là:

Bảng 1: LÃI SUẤT CHO VAY ĐƯỢC ÁP DỤNG TỪ THÁNG 11/2011 TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LAI VUNG

ĐVT: %/tháng

( Nguồn: phịng Tín dụng của NHNo & PTNT huyện Lai Vung)

- Huy động tiết kiệm tiền Việt Nam và ngoại tệ khác - Huy động kỳ phiếu đồng Việt Nam và ngoại tệ khác

- Nhận tiền gửi bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước.

- Nhận chuyển tiền trong và ngoài nước.

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ.

Chỉ tiêu Lãi suất 1. Cho vay ngắn hạn

- Chi phí sản xuất hàng nông sản thực phẩm tiêu dùng trong nước 1,54 - Chi phí sản xuất chế biến hàng nông sản thực phẩm xuất khẩu 1,42

- Đối tượng khác 1,58

2. Cho vay trung hạn

- Nông nghiệp nông thôn 1,63

- Đối tượng khác 1,75

3. Cho vay dài hạn 1,79

- Cho vay thấu chi qua thẻ, cầm cố giấy tờ có giá do Ngân hàng phát hành. - Phát hành và thanh toán qua thẻ ATM.

3.2.4. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của các phòng ban tại NHNo & PTNT huyện Lai Vung NHNo & PTNT huyện Lai Vung

 Cơ cấu tổ chức : Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng có 7 phịng chức năng và

42 người gồm: 1 Giám đốc, 1 phó Giám đốc, 3 Trưởng phòng (phòng Kế hoạch kinh doanh, phòng Kế tốn & Ngân quỹ và phịng Giao dịch) cùng 2 phó phịng, 12 nhân viên Tín dụng, 16 nhân viên Kế toán & Ngân quỹ, và 4 nhân viên hành chính- nhân sự, 2 nhân viên phịng tiếp tân.

Hình 2: Cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT huyện Lai Vung

(Nguồn: phịng Tín dụng của NHNo & PTNT huyện Lai Vung)

 Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban

* Ban giám đốc: trực tiếp điều hành và quyết định toàn bộ các hoạt động,

tiếp nhận các chỉ thị các nghị quyết của cấp trên sau đó phổ biến cho cán bộ cơng nhân viên. Đồng thời chịu trách nhiệm pháp lý về mọi hoạt động của Ngân hàng.

* Phịng Tín dụng: có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc trong triển khai thực hiện các chính sách, chế độ, thể lệ của ngành, của địa phương vào thực tiễn kinh doanh của Chi nhánh liên quan đến các nhiệm vụ của phòng và gồm các nhiệm vụ sau:

- Thực hiện công tác quản lý vốn theo qui chế của Ngân hàng.

- Lập báo cáo về cơng tác tín dụng, báo cáo sơ kết, tổng kết tình hình hoạt động kinh doanh.

- Khai thác nguồn vốn và sử dụng vốn an toàn, hiệu quả, cho vay đối với mọi thành phần kinh tế bảo đảm theo nguyên tắc chế độ ngành qui định; xây dựng và cài đặt kịp thời các loại lãi suất huy động vốn, lãi suất cho vay của Ngân hàng.

Ban Giám đốc Phịng Tín dụng Phịng Huy động vốn Phịng Kế tốn và ngân quỹ Phịng Hành chính nhân sự Phịng Tiếp tân Phòng Giao dịch khu vực 1

- Thống kê, phân tích thơng tin số liệu, đề xuất chiến lược kinh doanh, kế hoạch đầu tư mang tính khả thi hiệu quả thực hiện việc huy động vốn, cho vay vốn các thành phần kinh tế theo sự chỉ đạo cấp trên chỉ định của Chính phủ, mà chủ yếu là cho vay hộ sản xuất.

- Thực hiện công tác kiểm tra tín dụng trước, trong và sau khi cho vay để xem xét quá trình sử dụng vốn của khách hàng có đúng mục đích hay khơng.

* Phòng Huy động vốn: Tổ chức thực hiện huy động vốn của mọi tổ chức và dân cư thuộc các thành phần kinh tế bao gồm các loại TGTK có kì hạn, khơng kì hạn. Phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu Ngân hàng có mục đích.

* Phịng Kế toán và Ngân quỹ: thực hiện các nghiệp vụ kế tốn liên quan đến

q trình thanh tốn như: Ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, mở tài khoản cho khách hàng theo dõi quá trình thu nợ và thu lãi. Có trách nhiệm thơng báo cho phịng Tín dụng về việc thu nợ và thu lãi, trả lãi tiền gửi, tiền vay và thu thập các thông tin trong ngày.

* Phòng Hành chánh nhân sự: có nhiệm vụ nghiên cứu đề xuất thực hiện định mức lao động, quản lý tiền lương theo chế độ khốn tài chính đến người lao

động, quản lý quỹ tiền lương, quản lý mọi hoạt động của cán bộ công nhân viên. * Phòng Tiếp tân: hướng dẫn, giải quyết khiếu nại tố cáo của khách hàng.

* Phòng Giao dịch khu vực 1: có trụ sở tại xã Tân Thành huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp. Phòng Giao dịch tổ chức triển khai và thực hiện một số mặt nghiệp vụ theo qui định trong điều lệ Ngân hàng, các văn bản hướng dẫn của Ngân hàng huyện Lai Vung tỉnh Đồng Tháp. Thực hiện đầy đủ các nghiệp vụ huy động vốn, cấp tín dụng; thực hiện nhiệm vụ báo cáo theo chế độ báo cáo hiện hành; hạch toán theo chế độ kế toán do NHNo & PTNT Việt Nam qui định.

3.2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo & PTNT huyện Lai vung từ năm 2009 – 2011 từ năm 2009 – 2011

Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ. Nó cũng như các tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh khác ln có mục tiêu hàng đầu là lợi nhuận. Có thể nói rằng lợi nhuận là yếu tố cụ thể nhất và phản ánh rõ ràng nhất kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nó là hiệu số giữa tổng thu nhập và tổng chi phí. Để gia tăng lợi nhuận, Ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản có nhất là các khoản mục cho vay và đầu tư, đa dạng hoá

các sản phẩm dịch vụ Ngân hàng, tối thiểu chi phí. Khi lợi nhuận gia tăng, Ngân hàng có điều kiện trích dự phịng rủi ro, mở rộng tín dụng, bổ sung nguồn vốn. Tuy nhiên trong những năm gần đây do diễn biến tiêu cực của nền kinh tế, tình hình lãi suất tiền gửi và cho vay thay đổi liên tục đã ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Mặc dù đứng trước nhiều thử thách nhưng với sự cố gắng và nổ lực hết mình của tồn bộ cán bộ cơng nhân viên đã giúp cho tình hình kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng đạt được những kết quả đáng khích lệ. Điều này có thể được minh chứng qua kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong giai đoạn năm 2009 – 2011.

Bảng 2: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI NHNo & PTNT HUYỆN LAI VUNG TỪ 2009-2011

ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2010 / 2009 Chênh lệch 2011 / 2010 Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Tuyệt đối (%) Tuyệt đối (%) Tổng doanh thu 46.825 58.157 83.214 11.332 24,20 25.057 43,09 Thu từ lãi 41.009 50.597 75.024 9.588 23,38 24.427 48,28 Thu ngoài lãi 5.816 7.560 8.190 1.744 29,99 630 8,33

Tổng chi phí 39.738 53.581 73.785 13.843 34,80 20.204 37,71

Chi trả lãi 32.821 43.936 63.740 11.115 33,87 (19.804) (45,07) Chi ngoài lãi 6.917 9.645 10.045 2.728 39,44 400 4,15

Lợi nhuận trước thuế 7.087 4.576 9.429 (2.511) (35,43) 4.853 106,05 Lợi nhuận sau thuế 5.315 3.432 7.072 (1.883) (35,43) 3.640 106,06

(Nguồn: phịng Kế tốn của NHNo & PTNT huyện Lai Vung)

Qua bảng số liệu cho thấy kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng tăng

giảm không đều qua các năm. Cụ thể, năm 2009 tổng lợi nhuận mà Ngân hàng thu được từ hoạt động kinh doanh là 5.315 triệu đồng, sang năm 2009 lợi nhuận Ngân hàng giảm đáng kể chỉ đạt 3.432 triệu đồng, giảm đến 1.883 triệu đồng về số tuyệt đối và tương ứng giảm 35,43% về số tương đối. Nguyên nhân là do sự biến động liên tục của nền kinh tế trong và ngoài nước, khủng hoảng nợ ở một số

nền kinh tế châu Âu, những mâu thuẫn về chính sách tỷ giá của một số nền kinh tế lớn, tình hình lạm phát diễn biến phức tạp, sự gia tăng của giá nguyên liệu, xăng dầu, dịch cúm, nhất là sự chuyển biến liên tục của giá vàng và đơla….đã gây khó khăn cho nền kinh tế nói chung và Ngân hàng nói riêng, làm cho hoạt động kinh doanh khó khăn nên lợi nhuận sụt giảm. Tuy nhiên, bước sang năm 2011 lợi nhuận của Ngân hàng tăng lên 7.072 triệu đồng với tốc độ vượt bậc (106,06%) cho thấy sự phục hồi sau khủng hoảng, Ngân hàng không ngừng mở rộng kinh doanh và những nổ lực cắt giảm bớt các thủ tục hành chính, nhanh gọn cho khách hàng mà ít tốn kém tiền bạc và thời gian. Mặt khác, lợi nhuận tăng như vậy là do tác động của hai yếu tố chính là: doanh thu và chi phí.

 Tổng doanh thu: Nhìn chung doanh thu của Ngân hàng có xu hướng tăng qua 3 năm. Cụ thể, năm 2010 tổng thu nhập đạt 58.157 triệu đồng, so với năm 2009 tổng thu nhập tăng với tỷ lệ 24,20% tương ứng với mức tăng 11.332 triệu đồng. Đóng góp vào sự tăng trưởng này có sự tăng lên của khoản mục thu lãi cho vay (tăng 9.588 triệu đồng) và thu ngoài lãi (tăng 1.744 triệu đồng). Thu lãi cho vay luôn chiếm một tỷ trọng lớn (87-91%) trong tổng thu nhập và là nguồn thu chính của Ngân hàng. Một trong những nguyên nhân làm cho khoản mục này tăng là do năm này Ngân hàng đã đẩy mạnh cho vay các món ngắn hạn thay vì các món trung và dài hạn (năm 2010 cho vay ngắn hạn tăng 2,19% trong khi cho vay dài hạn giảm 11,26% so với năm 2009) vì thế mà các khoản lãi thu được nhiều hơn. Thêm vào đó, đầu năm 2010 gói kích cầu của Chính phủ được áp dụng để hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhằm giúp cho thị trường phát triển đúng nhịp. Do đó, số khách hàng đến Ngân hàng xin vay để có thêm vốn nhằm tiếp tục sản xuất, tái sản xuất kinh doanh tăng lên. Bên cạnh đó, ta cịn phải kể đến khoản thu nhập ngồi lãi, trong đó có khoản thu từ các hoạt động dịch vụ như thu phí mở thẻ ATM, phí chuyển tiền, bảo lãnh thực hiện hợp đồng,…Cùng với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội, các sản phẩm dịch vụ ngày càng được Ngân hàng quan tâm phát triển và giới thiệu đến khách hàng. Hiện nay, người dân đã quen dần với hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt và ngày càng tin dùng các dịch vụ của Ngân hàng như dịch vụ thanh toán tiền hàng hóa qua tài khoản mở tại Ngân hàng, sử dụng thẻ thanh toán, rút tiền mặt, chuyển tiền nhanh,…Các khoản thu này có xu hướng tăng qua các năm do nhu cầu sử dụng các dịch vụ Ngân

hàng của người dân đặc biệt là các cá nhân, doanh nghiệp ngày càng nhiều. Tuy

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện lai vung tỉnh đồng tháp (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)