NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN QUẬN CÁI RĂNG.
Trên cơ sở “đi vay để cho vay”, hoạt động tín dụng là hoạt động chính của Ngân hàng. Do đó đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng là một cơng việc hết sức quan trọng và cần thiết cho Ngân hàng. Từ kết quả đánh giá đó để đề ra biện pháp khắc phục những hạn chế và đưa ra phương hướng hoạt động có hiệu quả hơn. Đối với hoạt động tín dụng của Ngân hàng, việc đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng được thực hiện thơng qua các chỉ tiêu sau đây.
4.4.1. Hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Quận Cái Răng trong 3 năm 2007, 2008, 2009.
Bảng 4.12: Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Quận Cái Răng qua 3 năm 2007- 2009.
(Nguồn: Phịng tín dụng)
Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2007 2008 2009
1. Vốn huy động Triệu đồng 171.974 191.498 197.937
2. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 202.764 202.848 239.377
3. Doanh số cho vay Triệu đồng 219.765 193.979 306.684
4. Doanh số thu nợ Triệu đồng 213.010 189.765 240.134
5. Tổng dư nợ NH và TH Triệu đồng 149.459 153.673 220.223
6. Dƣ nợ NH và TH/ Vốn huy động % 86,91 80,25 111,26
7. Nợ xấu Triệu đồng 6.022 7.674 3.406
8. Dư nợ bình quân Triệu đồng 146.082 151.566 186.948
9. Hệ số thu nợ (4/3) Lần 0,97 0,98 0,78
10. Vịng quay vốn tín dụng(4/8) Vòng 1,46 1,25 1,28
a) Hệ số thu nợ:
Phản ánh kết quả thu hồi nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của
khách hàng, cho biết số tiền mà Ngân hàng sẽ thu được trong một thời gian nhất định từ một đồng doanh số cho vay. Nhìn vào bảng 4.12 ta thấy hệ số thu nợ từ năm 2007 đến năm 2009 đều cao hơn 0,75 lần. Năm 2007 hệ số thu nợ là 0,97 lần, năm 2008 hệ số thu nợ là 0,98 lần và năm 2009 hệ số thu nợ là 0,78 lần. Ta nhận thấy xu hướng giảm xuống của hệ số thu nợ trong năm 2009 là do tình hình biến động của thị trường, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, lạm phát cao trong năm 2008, thêm vào đó là thiên tai, dịch bệnh thường xuyên xảy ra trong năm 2009 làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của người dân và kéo theo đó là ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng và công tác thu hồi nợ của Cán bộ NHNo & PTNT Quận Cái Răng.
b) Vịng quay vốn tín dụng:
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển của vốn tín dụng, thời gian thu hồi
nợ vay nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng càng tốt. Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng có xu hướng giảm xuống trong năm 2008 và tăng lên lại trong năm 2009. Cụ thể năm 2007 vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng là 1,46 vịng, năm 2008 là 1,25 vòng và năm 2009 tăng lên 1,28 vòng. Vòng quay vốn giảm trong năm 2008 và tăng lại trong năm 2009 là vì doanh số thu nợ trong 2008 giảm với nguyên nhân được giải thích như phần trên. Đồng thời dư nợ trong thời gian này khá lớn, vì hầu hết mọi hoạt động đều bị ngưng trễ do khủng hoảng kinh tế, đời sống của dân cư khó khăn vì vậy mà họ khơng thể trả nợ đúng kỳ hạn.
c) Nợ xấu trên tổng dƣ nợ:
Đây là chỉ tiêu thể hiện chất lượng nghiệp vụ của Cán bộ tín dụng trong công
tác thẩm định phương án sản xuất kinh doanh, thẩm định khách hàng. Đồng thời phản ánh khả năng thu hồi vốn của Ngân hàng đối với khách hàng cũng như uy tín của khách hàng đối với Ngân hàng. Hiện nay, theo mức độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước thì tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là dưới 5%. Với Ngân hàng có tỷ lệ nợ
xấu trên tổng dư nợ dưới 5% thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng đó được xem là có chất lượng tín dụng tốt. Đối với NHNo & PTNT Quận Cái Răng, mức độ rủi ro tín dụng năm 2007 là 4,03%, năm 2008 là 4,99%, sang năm 2009 là 1,55%. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu vẫn còn nằm trong phạm vi cho phép của NHNN nhưng đã vượt mức cho phép của Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam là 5%. Nhưng đến năm 2009 tỷ lệ này giảm đáng kể là do Ngân hàng đã nâng cao chất lượng tín dụng và có biện pháp tích cực xử lý nợ xấu để hạ tỷ lệ nợ xấu xuống mức nhỏ nhất nhằm hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng.
d) Dƣ nợ ngắn hạn và trung hạn trên vốn huy động:
Chỉ số dư nợ trên nguồn vốn huy động xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu quá lớn thì khả năng huy động vốn của Ngân hàng thấp do dư nợ của Ngân hàng lớn hơn vốn huy động. Vì Ngân hàng khơng huy động đủ vốn để cho vay ra nên phải nhận vốn điều chuyển từ Ngân hàng cấp trên và chịu chi phí sử dụng vốn cao hơn mức lãi suất huy động từ dân cư . Ngược lại chỉ tiêu này quá nhỏ thì Ngân hàng sử dụng vốn khơng hiệu quả vì Ngân hàng huy động được nhưng không cho vay được nên dư nợ thấp hơn vốn huy động, khi đó Ngân hàng thừa vốn nên phải điều chuyển về Ngân hàng cấp trên và hưởng lãi suất thấp hơn lãi suất mà Ngân hàng cho vay ra. Chỉ số này khoảng 60% - 80% là hợp lý vì nếu lớn quá sẽ làm cho tính thanh khoản của Ngân hàng thấp. Ta thấy chỉ tiêu này qua các năm 2007, 2008, 2009 như sau 86,91%, 80,25%, 111,26%. Tỷ lệ này tương đối tốt, nhưng năm 2009 tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động là 111,26% là do chính sách tăng dư nợ của Ngân hàng trong năm này.
Điều này cho thấy hoạt động huy động vốn là công việc trọng yếu và nan giải, nhất là trong cơ chế thị trường cạnh tranh khốc liệt giữa các Ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, Ngân hàng phải nỗ lực và có biện pháp tích cực trong cơng tác huy động vốn để có thể tự cân đối nguồn vốn của mình mà không cần vào vốn điều
4.4.2. Hiệu quả hoạt động tín dụng của NNNo & PTNT Quận Cái Răng trong 6 tháng đầu năm 2009- 2010.
Bảng 13: Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT Quận Cái Răng qua 6 tháng đầu năm 2009, 2010.
(Nguồn: Phịng tín dụng)
Chỉ tiêu Đơn vị tính 6 tháng đầu năm
2009 2010
1. Vốn huy động Triệu đồng 95.010 195.404
2. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 114.901 219.157
3. Doanh số cho vay Triệu đồng 157.435 191.804
4. Doanh số thu nợ Triệu đồng 123.722 162.796
5. Tổng dư nợ NH và TH Triệu đồng 187.386 249.231
6. Dư nợ bình quân Triệu đồng 170.530 234.727
6. Dƣ nợ NH và TH/ Vốn huy động % 197,23 127,55
7. Nợ xấu Triệu đồng 4.906 2.194
8. Hệ số thu nợ (4/3) Lần 0,79 0,85
9. Vịng quay vốn tín dụng (4/6) Lần 0,73 0,69
a) Hệ số thu nợ:
Ta thấy khả năng trả nợ vay của khách hàng đối với NHNo & PTNT Quận Cái
Răng tăng lên trong 6 tháng đầu năm 2010, hệ số thu nợ trong 6 tháng 2009 là 0,79 lần và trong 6 tháng 2010 là 0,85 lần. Vì năm 2010 thì kinh tế của hộ gia đình và doanh nghiệp đã dần ổn định sau những biến động của năm 2008 và năm 2009 tuy ổn định hơn năm 2008 nhưng vẫn còn khá chật vật, nên đầu năm 2010 thì người dân đã bắt đầu sản xuất và kinh doanh có hiệu quả nên họ trả nợ vay Ngân hàng nhiều.
b) Nợ xấu trên tổng dƣ nợ:
Nợ xấu trên tổng dư nợ của Ngân hàng giảm xuống trong 6 tháng đầu năm
2010. nợ xấu 6 tháng đầu năm 2009 là 2,62 và 6 tháng đầu năm 2010 là 0,88. Nhìn chung tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ của Ngân hàng nhỏ hơn mức 5% theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, đây là điều đáng mừng. Nhưng Ngân hàng cần nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng để giảm tới mức tối thiểu nợ xấu, giúp hiệu quả hoạt động của Ngân hàng ngày càng phát triển hơn.
c) Dƣ nợ ngắn hạn và trung hạn trên vốn huy động:
Ta thấy dư nợ ngắn hạn và trung hạn của Ngân hàng là 197,23% trong 6 tháng đầu năm 2009 và 127,55% trong 6 tháng đầu năm 2010. Dư nợ trên vốn huy động là chỉ tiêu giúp người phân tích so sánh khả năng cho vay của Ngân hàng với nguồn vốn huy động được. Chỉ số này quá lớn hay quá nhỏ đầu không tốt, nếu quá lớn chứng tỏ Ngân hàng cho vay nhiều hơn số vốn họ huy động được, điều này dẫn đến cần sự điều chuyển vốn từ Ngân hàng cấp trên, sẽ phải chịu lãi suất điều hòa khá cao. Cịn nếu chỉ tiêu này thấp thì thể hiện sự thụ động của Ngân hàng trong việc sử dụng vốn huy động. Ta thấy dư nợ trên vốn huy động của NHNo & PTNT Quận Cái Răng trong 6 tháng đầu năm 2009 là rất cao: 197,23%, nguyên nhân làm cho tỷ lệ này cao như vậy là vì Ngân hàng đang thực hiện chính sách tăng dư nợ hỗ trợ người dân trong sản xuất, nuôi trồng và sửa chữa xây dựng nhà cửa, ruộng vườn, mở rộng quy mô kinh doanh. Đến 6 tháng 2010 thì tỷ lệ này giảm và cân đối trở lại, đó là 127,55%. Và do sự tăng trưởng của Quận Cái Răng nên nhiều cá nhân kinh doanh
có hiệu quả và muốn đầu tư lớn hơn cho ngành nghề của mình mà họ cũng có nhu cầu vay vốn từ Ngân hàng. Và cũng có một số người đã sản xuất có hiệu quả nên công tác huy động vốn của Ngân hàng dễ dàng hơn trước. Mục đích của NHNo & PTNT Quận Cái Răng là giúp nông dân cải thiện đời sống và nâng cao chất lượng cuộc sống. Vì vậy Ngân hàng cần có nhiều biện pháp hơn để khuyến khích người dân làm giàu chân chính. Đó cũng là góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng.
d) Vịng quay vốn tín dụng:
Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng. Như đã
phân tích thì 6 tháng đầu năm 2009 chỉ là giai đoạn nền kinh tế vừa bắt đầu khởi sắc nên vẫn chưa đem đến lợi nhuận vì thế Ngân hàng vẫn chưa thu nợ được nhiều, mặt khác thì trong thời gian này Ngân hàng thực hiện chính sách tăng dư nợ, nên dư nợ sẽ cao, vì thế doanh số thu nợ trên dư nợ bình qn (vịng quay vốn tín dụng) sẽ nhỏ, vịng quay vốn tín dụng trong 6 tháng đầu năm 2009 là 0,73 vòng. Trong 6 tháng đầu năm 2010 vịng quay vốn tín dụng là 0,69 vịng, so với cùng kỳ năm 2009 thì đầu năm 2010 kinh tế phát triển và ổn định hơn, nên hoạt động của Ngân hàng cũng thuận lợi và khả quan. Doanh số cho vay tăng 21,83%, doanh số thu nợ tăng 31,58%, như vậy là doanh số thu nợ tăng mạnh hơn doanh số cho vay so với cùng kỳ năm 2009, cho thấy tính tích cực trong hoạt động thu nợ của 6 tháng đầu năm 2010. Nhưng vì dư nợ của đầu kỳ 2010 là lớn ( năm 2009 thực hiện chính sách tăng dư nợ) kéo theo dư nợ cuối kỳ (cuối tháng 6/ 2010) cũng lớn, vì vậy dư nợ bình quân lớn. Điều này làm cho doanh số thu nợ trên dư nợ nhỏ.
Chƣơng 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT QUẬN CÁI RĂNG